Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ

Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ 


 
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
837
2
0
Dtct
19/11/2021 19:16:42
+5đ tặng

      Bếp lửa là một hình ảnh rất quen thuộc trong mỗi ngôi nhà ở làng quê Việt Nam, gợi nên hơi ấm gia đình, bàn tay tần tảo sớm hôm của người bà, người mẹ. Bếp lửa rất gần gũi, thân thiết với những người con nông thôn phải xa quê. Bếp lửa ấy ấp iu, nồng đượm, nhóm niềm yêu thương, và dang rộng vòng tay để vỗ về an ủi, để đưa người cháu trở về với những kỉ niệm yêu thương nhất của cuộc đời. Bếp lửa ấy đã âm ỉ cháy mãi, nuôi nấng tình yêu quê hương trong lòng người cháu, bếp lửa ấy đã ấp ủ mãi tình bà cháu thiêng liêng. Có thể nói, bếp lửa trong bài thơ chính là biểu tượng cho cội nguồn gia đình, quê hương, đất nước; cho những gì gần gũi thân thiết đối với tuổi thơ mỗi người và có sức mạnh tỏa sáng, nâng đỡ tâm hồn con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời. Tóm lại, bếp lửa vừa là hình ảnh thực đồng thời và là một hình tượng nghệ thuật độc đáo của tác phẩm.

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Nguyễn Nguyễn
19/11/2021 19:26:35
+4đ tặng
Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kì chống Mĩ cứu nước. Thơ ông trong trẻo, mượt mà, khai thác những kỉ niệm và mơ ước của tuổi trẻ nên rất gần gũi với bạn đọc. Bài thơ Bếp lửa được Bằng Việt sáng tác năm 1963, khi ấy tác giả là sinh viên đang du học tại Liên Xô, phải sống xa nhà. Bài thơ gợi lại những kỉ niệm về người bà và tình bà cháu cảm động, sâu sắc. Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ là hình ảnh nổi bật, giàu ý nghĩa, khơi gợi nhiều suy nghĩ.

Hình ảnh thân thương, ấm áp về bếp lửa:

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm”.

Hình ảnh quen thuộc, gần gũi trong mỗi gia đình từ bao đời (từ “ấp iu”: gợi nhớ bàn tay khéo léo, kiên nhẫn, lại rất chính xác với công việc nhóm lửa)

Trong kí ức, hình ảnh bếp lửa đã trở thành kỉ niệm khó phai. Bếp lửa không chỉ “chờn vờn” sương sớm, gắn bó với sự tần tảo của người phụ nữ Việt Nam mà còn “ấp iu nồng đượm”, bếp lửa được nhen lên bằng sự nâng niu, ôm ấp của tình thương.

Hình ảnh bếp lửa khơi gợi kỉ niệm thời thơ ấu bên người bà:

“Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi,
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy”.

Tuổi thơ có bóng đen ghê rợn của nạn đói năm 1945; có mối lo giặc tàn phá xóm làng; có hoàn cảnh chung của nhiều gia đình Việt Nam trong kháng chiến : bố mẹ đi công tác bận không về, cháu ở với bà, sống trong sự dạy dỗ, cưu mang của bà. Bếp lửa hiện lên trong kí ức như tình bà ấm áp, như sự đùm bọc của bà: “Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói” hay “Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi”.

Bếp lửa của tình bà cháu lại gợi nên một liên tưởng khác. Đó là tiếng chim tu hú như giục giã, như khắc khoải điều gì thật da diết, vừa gợi ra tình cảnh vắng vẻ và nhớ mong của hai bà cháu, vừa khiến lòng người trỗi dậy nồi nhớ mong, rất phù hợp với tâm tình người xa xứ.

Hình ảnh bếp lửa khơi gợi đức hi sinh, tần tảo của người bà, bếp lửa gắn với cuộc đời bà nhiều gian khổ, nhưng cũng gắn với những đức tính cao đẹp của bà. Bà là người nhóm lửa, cũng là người giữ cho ngọn lửa luôn ấm nóng và toả sáng trong mỗi gia đình. Ngọn lửa bà nhóm lên mỗi sớm mai.

“Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm”.

Vì vậy, đứa cháu dù đi xa, vẫn không thể quên ngọn lửa của bà, tấm lòng thương yêu đùm bọc của bà. Ngọn lửa ấy đã trở thành kỉ niệm ấm lòng, thành niềm tin, nâng bước cháu trên chặng đường dài. Kì diệu hơn, người cháu nhờ hiểu và yêu bà mà thêm hiểu nhân dân, dân tộc mình “Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi”

Trong bài thơ: mười lần tác giả nhắc đến bếp lửa và hiện diện cùng bếp lửa là hình ảnh người bà, cũng là tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam với vẻ đẹp tảo tần, nhẫn nại và đầy yêu thương.

Hình ảnh bếp lửa được nâng lên thành ngọn lửa trong suy tưởng của nhà thơ:

“Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…”

Nhà thơ đã nhận ra một điều sâu xa: bà nhóm lên bếp lửa bằng chính ngọn lửa trong lòng mình – ngọn lửa của sức sống, niềm yêu thương, niềm tin mãnh liệt. Bởi thế, hình ảnh bếp lửa mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc: Người bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa – ngọn lửa của sự sống, của niềm tin cho các thế hệ mai sau.


 
Hình ảnh bếp lửa là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo, có giá trị thẩm mĩ cao: vừa cụ thể, chân thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng, góp phần thể hiện chiều sâu triết lí thầm kín của bài thơ: những gì thân thiết nhất của tuổi thơ đều có sức mạnh nâng đỡ con người suốt cuộc đời.

Tình cảm yêu quý, biết ơn đối với người bà chính là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, quê hương, điểm khởi đầu của tình yêu đất nước.

Bài thơ khiến người đọc xúc động bởi tình cảm bà cháu chân thành, thắm thiết.

Từ những suy ngẫm của người cháu về hình ảnh bếp lửa và tình bà, bài thơ biểu hiện một triết lí sâu sắc: Những gì thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng bước con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×