LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn phân tích những biểu hiện của tình đồng chí qua 10 câu thơ tiếp theo

viết đoạn văn phân tích những biểu hiện của tình đồng chí qua 10 câu thơ tiếp theo
1 trả lời
Hỏi chi tiết
118
1
0
Giang
21/11/2021 10:44:52
+5đ tặng

Họ gắn bó với nhau, san sẻ khó khăn, tâm sự nỗi nhớ nhà trong mỗi lần cùng làm nhiệm vụ. Cứ như thế, tình đồng chí ngày càng gắn kết hơn, dần trở thành tri kỉ:

                             Ruộng nương anh gửi bạn thân cày,

                             Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay

                             Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

                             Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

                             Rét run người vầng trán ướt mồ hôi

                             Áo anh rách vai

                             Quần tôi có vài mảnh vá

                             Miệng cười buốt giá

                             Chân không giày

                             Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”

     Đoạn thơ chỉ vỏn vẹn 10 câu ngắn gọn nhưng lại khiến độc giả cảm động trước tình đồng đội, đồng chí thiêng liêng. Phải tin tưởng, thân thiết biết bao nhiêu mới có thể kể nhau nghe về nỗi lòng mình. “Anh” và “tôi” là tri âm, tri kỷ của nhau, nhờ kể về hoàn cảnh, tâm tư, tình cảm của  nhau mà thêm thấu hiểu.

     Thì ra, anh và tôi đều đồng điệu tâm hồn, đều gác lại chuyện cá nhân để giúp sức công cuộc lớn của Tổ quốc. Hình ảnh “ruộng nương… gửi bạn thân cày”, “gian nhà không” kết hợp với từ láy “lung lay” gợi nên sự vắng vẻ, thiếu thốn khi gia đình vắng người trụ cột. Thế nhưng, người lính đó đã quyết tâm, khẳng khái “mặc kệ” hết mọi thứ để cống hiến.

 Ở nhà, có những người vẫn luôn mong ngóng người lính sớm thắng trận trở về. Hình ảnh “giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” sử dụng biện pháp ẩn dụ nhân hóa, “giếng nước gốc đa” ở đây là chủ thể trữ tình của câu thơ, dùng để chỉ về gia đình, làng xóm, những hậu phương vững chắc nhất. Họ cũng chính là động lực để người chiến sĩ nỗ lực nhiều hơn nữa. Và trong tim mỗi người chiến sỹ vô cùng nhớ đến gia đình mình. Bởi vậy nên họ nương tựa vào nhau, thông cảm cho hoàn cảnh chung ấy, cùng nhau cố gắng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

     Cảm nhận về 10 câu giữa bài đồng chí, ta thấy bằng bút pháp hiện thực, người đọc còn được cảm nhận một cách chân thực những vất vả, đau đớn mà người lớn phải gánh chịu. Họ phải sống trong hoàn cảnh vô cùng khốc liệt, khó khăn, sống trong núi rừng rậm rạp.

  Những đêm canh gác, gió lạnh như cắt vào da thịt. Không chỉ vậy, rừng rậm nhiệt đới Việt Nam nổi tiếng với căn bệnh sốt rét. Nó hành hạ người chiến sỹ cả về thể xác lẫn tinh thần “rét run người, vầng trán ướt mồ hôi”. Hình ảnh đối lập “rét run”, “ướt mồ hôi” như khắc họa một cách chân thực hơn nữa vất vả mà người lính phải gánh chịu. Chính nhà thơ Quang Dũng cũng nhói lòng nhắc về hình tượng người lính đang mắc phải căn bệnh sốt rét trong bài thơ “Tây Tiến”:

                             “Tây Tiến người đi không mọc tóc

                             Quân xanh màu lá giữ oai hùm”

     Chỉ như vậy thôi cũng đủ để hiểu, người lính phải gian khổ ra sao. Rất may mắn là ở đây, họ còn có bàn tay đồng đội thăm nom, chăm sóc.

     Quân đội ta ngày xưa thiếu thốn về vật chất đủ điều, những vật dụng cơ bản nhất như tấm áo, đôi giày cũng không đầy đủ. Hình ảnh “áo anh rách vai”, “quần tôi có nhiều mảnh vá” là hình ảnh sóng đôi, vừa lột tả sự khó khăn, thiếu thốn, vừa thấy được sự gắn bó keo sơn của cả hai. Hai hình tượng thơ bổ sung cho nhau rồi hòa lại làm một. Tình đồng chí cũng không là tình cảm trữ tình tượng trưng nữa mà hiện hữu thành mảnh vá, cái áo, cái quần.

     Cảm nhận về 10 câu giữa bài đồng chí ta thấy dẫu vất vả, cơ cực là thế, cái miệng cười buốt giá trong đêm đen gợi cho người đọc nhiều suy tư. Dường như người lính ấy đã được truyền cho thứ tình cảm, động lực ấm áp, nụ cười tuy cảm nhận được sự giá buốt của cái lạnh, cũng là đang gửi gắm một nguồn động lực lớn lao. Đây cũng chính là biểu trưng cho tinh thần lạc quan, yêu đời đập tan mọi mệt nhọc. Những người lính chỉ cần thương lấy nhau, đoàn kết, nương tựa vào nhau “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. một chiếc siết tay mạnh mẽ vừa là lời chúc, lời cảm ơn đồng thời nhằm truyền động lực cho nhau.

     Ngòi bút hiện thực mới mẻ, hình ảnh thơ độc đáo, nhịp điệu nhẹ nhàng mang lại cho độc giả sự lay động trước tình cảm những chiến sĩ dành cho nhau. Có lẽ, trải qua càng nhiều lần như thế, họ càng gắn bó, thương yêu và đồng hành với nhau trên chặng đường phía trước, môi luôn nở nụ cười,

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư