Soạn bài phần Đọc - Bài 21: Thả diều
Khởi động
1. Các bạn trong tranh đang chơi trò gì?
2. Em biết gì về trò chơi này
Gợi ý trả lời:
1. Các bạn trong tranh đang chơi trò chơi thả diều
2. Thả diều là một trong những trò chơi dân gian được rất nhiều bạn trẻ yêu thích. Người chơi sẽ dựa vào sức gió của thiên nhiên để đưa diều lên cao qua một sợi dây dài. Gió không mạnh quá và không được nhẹ quá.
Trả lời câu hỏi
1. Kể tên những sự vật giống cánh diều được nhắc tới trong bài thơ:
2. Hai câu thơ "Sao trời trôi qua/ Diều thành trăng vàng" tả cánh diều vào lúc nào?
a. Vào buổi sáng
b. Vào buổi chiều
c. Vào buổi đêm
3. Khổ thơ cuối bài muốn nói điều gì?
a. Cánh diều làm thôn quê đông vui hơn
b. Cánh diều làm thôn quê giàu có hơn
c. Cánh diều làm cảnh thôn quê tươi đẹp hơn
4. Em thích nhất khổ thơ nào trong bài? Vì sao?
* Học thuộc lòng khổ thơ em thích
Gợi ý trả lời:
1. Những vật giống cánh diều được nhắc đến trong bài thơ: Chiếc thuyền, mặt trăng, hạt cau, lưỡi liềm, tiếng sáo
2. Đáp án c: Vào buổi đêm
3. Đáp án c: Cánh diều làm cảnh thôn quê tươi đẹp hơn
4. Em thích nhất khổ thơ cuối, vì hình ảnh cánh diều hiện lên gắn với làng quê thân thuộc, yên bình. Bức tranh thôn quê hiện lên gần gũi, tươi đẹp với sự góp mặt của cánh diều
Luyện tập theo văn bản đọc
1. Từ ngữ nào được dùng để nói về âm thanh của sáo diều?
2. Dựa theo khổ thơ thứ tư, nói một câu tả cánh diều.
Gợi ý trả lời:
1. Từ ngữ được dùng để nói về âm thanh của sáo diều: no gió; trong ngần
2. Cánh diều cong cong như lưỡi liềm
Soạn bài phần Viết - Bài 21: Thả diều
1. Viết chữ hoa:
Gợi ý trả lời:
- Quan sát mẫu chữ viết hoa L: cao 5 li, 2,5 li gồm 3 nét cơ bản : cong dưới, lượn dọc và lượn ngang.
- Cách viết: Đặt bút trên đường kẻ ngang 6 , viết một nét cong lượn dưới như viết phần đầu các chữ C và G; sau đó, đổi chiều bút, viết nét lượn ngang, tạo thành một vòng xoắn nhỏ ở chân chữ. Điểm dừng bút là giao điểm của đường kẻ ngang 2 và đường kẻ dọc 5.
2. Viết ứng dụng: Làng quê xanh mát bóng tre
Gợi ý trả lời:
Viết chữ hoa L đầu câu, chú ý cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường, khoảng cách giữa các tiếng trong câu, vị trí đặt dấu chấm cuối câu.
Soạn bài phần Nói và nghe - Bài 21: Thả diều
Câu 1. (trang 96 Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức)
Nghe kể chuyện:
Chúng mình là bạn
(Theo Tuyển tập truyện, thơ, câu đố Mầm non)
Câu 2. (trang 96 Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức)
Chọn kể 1-2 đoạn của câu chuyện
Gợi ý trả lời:
- Tranh 1: Ếch ộp, sơn ca và nai vàng chơi với nhau rất thân. Ngày nào 3 bạn cũng gặp nhau trò chuyện, vui chơi cùng nhau.
- Tranh 2: Ba bạn kể cho nhau nghe bao nhiêu điều thú vị ở khắp mọi nơi. Sơn ca kể những chuyện lạ nơi mình đã bay qua. Ếch ộp kể chuyện mẹ con nhà cua, cá, chuyện ốc, ba ba,… Còn nai vàng thì kể chuyện rừng núi hùng vĩ và bí hiểm.
- Tranh 3: Cả 3 cùng muốn tận mắt thấy những cảnh đã được nghe kể. Chúng quyết định đổi chỗ cho nhau: chim sơn ca thì xuống nước, ếch ộp vào rừng, còn nai vàng thì tập bay. Nhưng cả 3 bạn đều không thích ứng được.
- Tranh 4: Cuối cùng họ rút ra được bài học: Tuy mỗi người thuộc về một nơi khác nhau, có những khả năng riêng nhưng vẫn mãi là bạn của nhau.
Soạn bài phần Vận dụng - Bài 21: Thả diều
Kể cho người thân nghe câu chuyện Chúng mình là bạn.
Gợi ý trả lời:
Ếch ộp, sơn ca và nai vàng chơi với nhau rất thân. Ngày nào 3 bạn cũng gặp nhau trò chuyện, vui chơi cùng nhau. Ba bạn kể cho nhau nghe bao nhiêu điều thú vị ở khắp mọi nơi. Sơn ca kể những chuyện lạ nơi mình đã bay qua. Ếch ộp kể chuyện mẹ con nhà cua, cá, chuyện ốc, ba ba,… Còn nai vàng thì kể chuyện rừng núi hùng vĩ và bí hiểm. Cả 3 cùng muốn tận mắt thấy những cảnh đã được nghe kể. Chúng quyết định đổi chỗ cho nhau: chim sơn ca thì xuống nước, ếch ộp vào rừng, còn nai vàng thì tập bay. Nhưng cả 3 bạn đều không thích ứng được. Cuối cùng họ rút ra được bài học: Tuy mỗi người thuộc về một nơi khác nhau, có những khả năng riêng nhưng vẫn mãi là bạn của nhau.