2. Câu thơ "Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước" sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá "vẫn chạy", ẩn dụ
Tác dụng: Dù vẻ bề ngoài trần trụi, méo mó, biến hình, dị dạng của những chiếc xe không đủ điều kiện để người lính lái xe thể hiện cái khó khăn chồng chất mà người lính phải đối mặt. Đó là thiếu thốn về vật chất, tất cả cũng không làm cho người chiến sĩ sờn lòng. Họ vẫn lái xe " vì miền Nam phía trước" với khát vọng đem lại hoà bình, độc lập
3. Trong khổ thơ cuối tác giả đã thành công khi đưa vào trong thơ những ngôn ngữ giản dị chân thực như lời nói thường ngày của người lính, thủ pháp liệt kê "không kính, không mui, không đèn" cùng với điệp ngữ "không có" được nhắc lại nhiều lần đã nhấn mạnh vẻ trần trụi, méo mó, biến hình của những chiếc xe không đủ điều kiện để người lính lái xe. Những chiếc xe ấy đã thể hiện được cái khó khăn chồng chất mà người lính phải đối mặt. Đó là khó khăn thiếu thốn về vật chất. Tất cả cũng không làm cho người chiến sĩ sờn lòng, nản chí, lùi bước. Họ vẫn điều khiển những chiếc xe băng băng ra nơi chiến trường
"Chỉ cần trong xe có một trái tim"
Hình ảnh "một trái tim" ở đây vừa là hình ảnh ẩn dụ là hoán dụ diễn tả sức mạnh tinh thần của người lính lái xe Trường Sơn họ có một trái tim diễn tả sức mạnh tinh thần của người lính lái xe Trường Sơn. Họ có một trái tim tràn đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ Việt Nam những năm tháng chống Mỹ. Đó là trái tim rực lửa của khát vọng được sống được chiến đấu đem lại hòa bình giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Đó là trái tim yêu nước của tuổi trẻ ở thế kỷ XX tràn đầy lý tưởng và đó là trái tim bình thường của mỗi người chiến sĩ nhưng được nuôi dưỡng bằng truyền thống yêu nước của cha ông, bằng sự khát vọng được sống trong đất nước tự do của triệu người dân Việt Nam. Cuộc chiến đấu này người lính có thể thiếu tất cả nhưng không thể thiếu " một trái tim" rực lửa anh hùng. Đó là sức mạnh của chính nghĩa của những trái tim anh dũng yêu nước của một thế hệ trẻ Việt Nam thấm nhuần chủ nghĩa anh hùng cách mạng.