Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận vẻ đẹp 4 câu thơ cuối trong bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận

Cảm nhận vẻ đẹp 4 câu thơ cuối trong bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận.
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.933
0
0
off
24/11/2021 17:20:30
+5đ tặng

Trong không khí phấn khởi thi đua xây dựng Xã hội Chủ nghĩa của toàn miền Bắc, nhà thơ Huy Cận đã có dịp đặt chân tới Hòn Gai. “ Đoàn thuyền đánh cá được ra đời trong dịp này, thể hiện sự hào hùng, mạnh mẽ của người dân khi ra khơi. Nếu những khổ thơ đầu mô tả cảnh ra khơi của người dân thì trong 4 khổ thơ cuối mô tả cảnh người dân phấn khởi khi gặp được mẻ cá lớn4 khổ thơ cuối bài Đoàn thuyền đánh cá sẽ giúp ta nhận thấy sự tài tình của nhà thơ cùng bức tranh chân thực của ngư dân lúc bấy giờ.

“Cá nhụ cá chim cùng cá đé

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng.

Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe”

Với tinh thần lao động hăng say, phấn đấu không ngừng nghỉ, ngư dân đã thu được kết quả lớn. Các loài cá được đưa ra với đầy đủ chủng loại như cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song, cá đuối. Với biện pháp tu từ liệt kê cùng bút pháp tài tình, Huy Cận đã tạo nên bức tranh đầy sinh động.

“Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long”

Kết khổ thơ cuối bằng câu đầy ẩn dụ, hình ảnh sinh động được nổi lên. Nhịp thở của  đêm được đề cập khi sóng vỗ khi cao khi thấp.

“Ta hát bài ca gọi cá vào

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao

Biển cho ta cá như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào”

Hình ảnh tuyệt đẹp tiếp tục được Huy Cận nêu ra với bút pháp lãng mạn kết hợp cùng trí tưởng tượng phong phú. Ngư dân khi đánh cá thường gõ thuyền cho cá xô vào lưới. Vầng trăng lúc này được nhân hóa như chính người lao động tham gia vào công việc đánh cá.

“Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng”

Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng

Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông

Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng”

Thời khắc sao dần mờ báo hiệu đêm tàn cũng là lúc người dân kéo lưới kịp trời sáng. Khung cảnh lúc này được mô tả chân thực giúp người đọc dễ dàng hình dung. Đặc biệt hơn, hình ảnh khắc học được mở ra như một bức tranh thơ mộng. Người ngư dân đang miệt mài kéo lưới, những thân hình chắc khỏe kéo liên tay.

Cá càng đầy lưới khi kéo lên càng nặng. Vì vậy mà nhà thơ đã tung ra đợi những hình ảnh chân thực, khách quan nhất. Bức tranh lao động thông qua 4 câu thơ trên mà tỏa sáng, trở nên ấm áp. Sự vận hành của vũ trụ lúc bấy giờ đã có thêm những hành động của ngư dân cùng thiên nhiên.

Kết bài thơ là hình ảnh đánh cá của đoàn thuyền khi trở về. Bình minh lúc này đã rạng ngời trên mặt biển thông qua khổ thơ:

“Câu hát căng buồm với gió khơi,

Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.

Mặt trời đội biển nhô màu mới

Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”

Người đọc khi điểm qua khổ thơ cuối sẽ nhận ra rằng câu thơ đầu khổ cuối lặp lại gần như câu cuối khổ đầu thể hiện chi tiết sự bắt đầu và kết thúc. Sự lặp lại ấy còn khắc họa được đậm nét vẻ đẹp khỏe khoắn cùng niềm phấn khởi của ngư dân khi đánh được mẻ cá lớn.

Phân tích 4 khổ thơ cuối bài Đoàn thuyền đánh cá đã giúp người đọc hiểu được nét tài tình trong ngòi bút Huy Cận. 4 khổ thơ cuối của bài còn miêu tả được sự rõ nét về bức tranh thiên nhiên của người lao động cùng sự vui mừng khi có được mẻ cá lớn sau thời gian dài đấu tranh cùng thiên nhiên để hướng về một ngày mai tươi sáng hơn đang chờ đón.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Nguyễn Nguyễn
24/11/2021 17:20:36
+4đ tặng

Thống nhất với cảm hứng và bút pháp lãng mạn của tác phẩm, khổ cuối của bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" (Huy Cận) là bức tranh hoành tráng với âm thanh, hình ảnh tràn đầy sức mạnh của con người, đoàn thuyền và ngập tràn ánh sáng:

Câu hát căng buồm cùng gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời

Câu hát cùng gió khơi đưa thuyền đi nay vẫn câu hát ấy căng buồm đưa thuyền về. Nhưng giờ đây không chỉ còn là sức mạnh của gió mà sức mạnh niềm vui con người như được nhân lên vì thuyền đầy cá. Nếu như ở khổ thơ đầu, sau khi màn đêm bao trùm trên biển thì con người mở cửa đêm ra khơi đánh cá thì giờ đây họ - những người dân chài đang "chạy đua cùng mặt trời”. Không còn là sự nối tiếp của nhịp sống thiên nhiên, con người mà quan hệ của thiên nhiên, con người là quan hệ song song, đua tranh. Chạy đua với mặt trời cũng là chạy đua với thời gian. Con người đang giữ lấy từng giây, từng phút, đang vượt lên trên cả thời gian để tạo của cải cho cuộc sống mới, để xây dựng và cống hiến. Những con người lao động đã về đến bến khi bình minh vừa ló dạng:

Mặt trời đội biển nhô màu mới

Cảnh biển một ngày mới được mở rộng đến muôn dặm và ngập tràn ánh sáng. Hình ảnh nhân hoá "mặt trời đội biển" đi lên mở ra một ngày mới tốt đẹp hơn, ánh sáng của mặt trời không chỉ mang đến màu của cảnh vật mà còn mang "màu mới” cho cuộc sống mà những người lao động đang từng ngày, từng giờ cống hiến. Sức tưởng tượng cùng bút pháp lãng mạn khiến bờ bãi thuyền về trong dòng thơ cuối rực rỡ huy hoàng trong ánh sáng:

Mắt của ngàn vạn con cá phơi trên bờ biển như cùng hướng về một phía phản chiếu tia sáng bình minh rực sáng muôn dặm dài xa như bờ biển đất nước.

ᗩᗯ_Miηʑ
Camon :)))))))
1
2
Hồng Ngọc
27/12/2021 19:24:30

Nếu như bài thơ "tiểu đội đội xe không kính" là bài ca về lòng dũng cảm, ý chí, trái tim thiết tha đối với Miền Nam, của những lái xe không kính thì "đoàn thuyền đánh cá" lại là khúc tráng ca về công cuộc lao động của con người trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc trong những năm đầu sau giải phóng.

Nếu các khổ thơ đầu nói về chuyến hành trình đánh cá gian lao và vất vả trong không khí tươi vui của đất nước, hân hoan tưng bừng cùng nhau thi đua với khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ thì khổ thơ cuối tác giả miêu tả cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong bình minh:

"Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi."

Huy Cận sử dụng biện pháp đầu cuối tương ứng. Câu đầu khổ cuối lặp lại với câu cuối khổ đầu như là điệp khúc của thơ ca. Như vậy câu hát đã theo hành trình của người dân chài lưới với niềm lạc quan, tin tưởng và vui sướng. Điều này nhấn mạnh niềm vui lao động làm giàu quê hương đất nước của người dân chài.

Đoàn thuyền trở về trong câu hát hân hoan, phấn khởi với những khoang thuyền đầy ắp cá với tư thế hào hùng khẩn trương "chạy đua cùng mặt trời" giành lấy thời gian, tranh thủ thời gian để lao động.Đoàn thuyền ở đây sánh ngang cùng vũ trụ, là hình ảnh hoán dụ để chỉ người dân trong tư thế sóng ngang cùng vũ trụ. Trong cuộc chạy đua này con người đã dành được chiến thắng. Khi "Mặt trời đội biển nhô màu mới" thì "Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi."

"Mặt trời đội biển nhô màu mới" là hình ảnh nhân hóa vẻ đẹp ngày mới như một huyền thoại rực rỡ. Ở đây ta bắt gặp một hình ảnh mặt trời khác không phải mặt trời của thiên nhiên mà là mặt trời của muôn loài mắt cá long lanh trong buổi bình minh. Ý thơ phảng phất không khí thần thoại, bản hùng ca lao động.

Câu kết đã diễn tả ánh mặt trời đã điểm tô cho những thành quả lao động thêm rực rỡ, muôn mắt cá như muôn mặt trời tỏa sáng huy hoàng, góp phần làm đẹp thêm trời biển quê hương. Đó là niềm vui chiến thắng, niềm vui đủ đầy khi được mùa tôm cá, niềm vinh quang bình dị của người lao động.

Qua khổ thơ ta thấy thuyền và người luôn nổi bật giữa vũ trụ và niềm vui chiến thắng cũng mang lại tầm vóc lớn lao. Văn chương Việt Nam sau năm 1945 không chỉ khắc họa hình ảnh các anh bộ đội cứu nước mà còn vẽ lên chân dung của những người lao động xây dựng xã hội chủ nghĩa. Bài thơ nói về những con người đang ngày đêm cống hiến sức lực của mình cho đất nước.

Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã viết trong bình giảng các tác phẩm văn học lớp 9 rằng: "câu hát căng thuyền đưa buồm đi nay đưa thuyền về. Nhưng nó về với một tư thế mới: chạy đua cùng mặt trời và trong cuộc đua này, còn người đã về đích trước và giành chiến thắng. Khi mặt trời vừa đội biển mà lên đèn màu đỏ sáng cho đất nước thì thuyền đã về bến từ lâu. Ánh sáng ban mai làm cho thành quả lao động trở nên rực rỡ, huy hoàng".

Tác giả miêu tả đoàn thuyền đánh cá theo vòng tuần hoàn của thời gian, từ đêm hôm trước tới sáng ngày hôm sau. Và theo mạch cảm xúc của bài thơ đó là khúc hát vang vọng, ca ngợi tinh thần lao động hăng say để xây dựng quê hương đất nước, trở thành hậu phương vững chắc cho miền Nam ruột thịt.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×