Trong bầu trời văn học hiện thực Việt Nam trước Cách Mạng tháng Tám năm 1945, không thể không nhắc tới Ngô Tất Tố. Là nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về đề tài nông dân và nông thôn Việt Nam, ông thấu hiểu được nỗi đau bị đẩy đến mức đường cùng của họ. Mỗi tác phẩm là một bức tranh sinh động về hiện thực lúc bấy giờ. Tác phẩm Tắt đèn là một bức tranh sắc nét nhất về hoàn cảnh cùng cực của người nông dân, qua nhân vật chị Dậu Ngô Tất Tố đã vẽ lại bức tranh vô cùng đau ấy….
Mở đầu đoạn trích là những biến động ghê gớm trong mùa thu sưu thuế ở làng quê Việt Nam và nhất là ở gia đình chị Dậu. Vào thời điểm mùa thu thuế lên tới đỉnh điểm, các quan lớn về tận làng để thúc thuế, bọn tay sai hung hãn lùng sục khắp các nhà để đòi thuế. Bọn chúng xong vào nhà người nợ sưu thuế đánh trói, kìm kẹp, tra khảo…. người dân khốn khó vô cùng. Chị Dậu đã bán khoai, bán cả đứa con gái ruột của mình, bán cả ổ chó mới đẻ để nộp sưu cho chồng, nhưng vô lý thay sưu đè thêm sưu bọn chúng ngang nhiên bắt chị nộp sưu cả người em đã chết từ năm ngoái.