LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

27/11/2021 07:01:16

Viết đoạn văn tự sự kể về 1 ngày trong khoảng thời gian Vũ Nương chờ Trương Sinh đi đánh giặc về (sử dụng chi tiết miêu tả và miêu tả nội tâm)

Viết đoạn văn tự sự kể về 1 ngày trong khoảng thời gian Vũ Nương chờ Trương Sinh đi đánh giặc về( sử dụng chi tiết miêu tả và miêu tả nội tâm) giúp với ạ pls
1 trả lời
Hỏi chi tiết
306
1
1
Nguyễn Nguyễn
27/11/2021 07:10:13
+5đ tặng
Truyền kì mạn lục” là một trong những tác phẩm nổi tiếng của nền văn học trung đại Việt Nam, truyện bao gồm hai mươi truyện ngắn. Trong số đó, “Chuyện người con gái Nam Xương” là quen thuộc nhất đối với bạn đọc. Qua câu chuyện này, nhà văn đã khắc họa hình ảnh nhân vật Vũ Nương - tiêu biểu cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến thời xưa.

Nhân vật được Nguyễn Dữ đặt vào một hoàn cảnh sống khắc nghiệt. Đó là xã hội phong kiến Nam quyền với những quy định lễ giáo khắt khe dành cho người phụ nữ. Cuộc đời họ phải phụ thuộc vào người đàn ông: “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” (Ở nhà thì theo cha, lấy chồng thì theo chồng, chồng chết thì theo con trai). Không chỉ vậy, Vũ Nương còn sống trong một đất nước loạn lạc, chiến tranh xảy ra liên miên. Chính chiến tranh đã chia cắt biết bao nhiêu gia đình, trong đó có gia đình của nàng. Sống trong hoàn cảnh đó, cuộc đời nàng đã bị đẩy liên tiếp vào những bi kịch.

Trong hoàn cảnh sống như vậy, nhân vật Vũ Nương vẫn hiện lên với nhiều vẻ đẹp. Vũ Thị Thiết hay còn gọi là Vũ Nương, người con gái quê ở Nam Xương. Người đã thùy mị nết na, lại thêm có tư dung tốt đẹp”. Nàng đại diện cho những người phụ nữ trong xã hội xưa, vừa xinh đẹp lại vừa có đầy đủ những phẩm chất như công, dung, ngôn, hạnh. Mà trước hết, Vũ Nương là một người vợ biết giữ gìn khuôn phép, biết chồng có tính đa nghi nên cố gắng không không lúc nào để cuộc sống gia đình mất hòa thuận. Đến khi chồng phải đi lính, nàng cùng không nửa lời oán trách mà còn ân cần, dịu dàng dặn dò: “Lang quân đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi…”. Nàng không mong muốn chồng trở về với vinh hoa phú quý hay công danh sự nghiệp, mà nàng chỉ mong muốn hai chữ “bình yên”. Đó là mong ước giản dị của một người phụ nữ luôn khao khát yêu thương, hạnh phúc. Không chỉ vậy, Vũ Nương còn là một người con dâu hiếu thảo, một người mẹ hết mực yêu thương con. Năm tháng không có chồng ở nhà, dù phải một mình nuôi con, chăm sóc mẹ chồng nhưng Vũ Nương chẳng mảy may oán thán lấy một lời. Khi mẹ chồng ốm đau vì nhớ con, nàng vẫn hết lời khuyên bảo. Đến khi mẹ mất, nàng “thương xót, phàm việc ma chay tế lễ; lo liệu như đối với cha mẹ sinh ra”. Với đứa con thơ còn nhỏ, nàng thương con nên mong muốn con có một gia đình đầy đủ. Chính vì vậy mà nàng đã nói dối con, chỉ vào chiếc bóng và bảo rằng đó là cha Đản.

Tuy mang những phẩm chất tốt đẹp là vậy, nhưng cuộc đời của Vũ Nương phải chịu nhiều bất hạnh. Nàng không thể tự quyết định số phận của mình. Cuộc hôn nhân với Trương Sinh không bắt nguồn từ tình yêu. Mà bởi Trương Sinh vì mến dung hạnh nên đã xin mẹ đem trăm lạng vàng đến hỏi cưới. Đó là cuộc hôn nhân do cha mẹ sắp xếp, lại xuất phát từ một phía. Sau đó gia đình của Vũ Nương và Trương Sinh lại không môn đăng hộ đối. Chính cuộc hôn nhân không tình yêu đã đẩy nàng Vũ Nương vào liên tiếp những bi kịch về sau.

Tuy hôn nhân giữa Vũ Nương và Trương Sinh không bắt nguồn từ tình yêu. Nhưng Vũ Nương vẫn luôn hết lòng vun vén hạnh phúc cho gia đình. Nàng mong muốn có một cuộc sống hạnh phúc bên chồng con, vậy mà chiến tranh đã cướp mất điều đó. Cuộc chiến tranh phi nghĩa diễn ra đã chia cắt đôi vợ chồng trẻ. Trương Sinh là con nhà hào phú nhưng ít học nên phải đi lính. Thiếu vắng người chồng, Vũ Nương phải gánh vác trách nhiệm của một người trụ cột trong gia đình. Nàng vừa chăm sóc mẹ chồng, vừa nuôi dạy con cái. Những tưởng công lao đó, đến khi chồng trở về sẽ được thấu hiểu. Ai ngờ, lại xảy ra bi kịch đẩy Vũ Nương đến cái chết. Chiến tranh kết thúc, Trương Sinh đi lính trở về, gia đình đoàn tụ. Nghe tin mẹ mất, chàng hết sức đau lòng, liền bế con ra mộ thăm mẹ. Khi thấy đứa trẻ quấy khóc bèn dỗ dành: “Con nín đi, đừng khóc! Lòng cha đã buồn khổ lắm rồi!”. Đứa bé ngây thơ hỏi cha: “Ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha trước kia chỉ nín thin thít”. Chính vì điều đó mà Trương Sinh nghĩ rằng vợ chàng không chung thủy. Chi tiết “cái bóng” trở thành người cha để an ủi con trẻ, nhưng lại trở thành lý do dẫn đến bi kịch của Vũ Nương. Khi về nhà, Trương Sinh liền mắng vợ một bữa cho hả giận. Dù Vũ Nương hết sức tủi thân nhưng nàng vẫn hết lời giải thích cho chồng hiểu. Họ hàng, làng xóm bênh vực cũng không ăn thua. Biết là vô tác dụng, nàng liền tìm đến cái chết để chứng minh sự trong sạch của mình. Sau khi Vũ Nương nhảy xuống sông, thì được chư tiên trong thủy cung thương mà cứu thoát, sống tại nơi thủy cung và gặp gỡ với Phan Lang - một người vốn sống cùng làng. Trước khi Phan Lang trở về, nàng gửi nhờ Phan Lang “một chiếc hoa vàng mà dặn”: “Nhờ nói hộ với chàng Trương, nếu còn nhớ chút tình xưa, nên lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây thần đăng chiếu xuống nước, tôi sẽ hiện về”. Trương Sinh nghe Phan Lang kể, hiểu rõ sự tình, vô cùng hối hận, liền lập đàn giải oan cho vợ. Vũ Nương hiện về trong làn khói mờ ảo, gia đình ba người được gặp nhau. Nhưng Vũ Nương lại không thể trở về sống cùng cha con Trương Sinh. Đến cuối cùng, Vũ Nương vẫn không có được hạnh phúc.

Với nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn cũng như nghệ thuật xây dựng nhân vật. Vũ Nương đã được khắc họa tâm lý, tính cách thông qua đối thoại, lời tự bạch trong các hoàn cảnh khác nhau cũng như các yếu tố kì ảo.Từ đó Nguyễn Dữ đã vẽ nên chân dung đẹp đẽ đức hạnh toàn tài của người phụ nữ phong kiến xưa mà đại diện tiêu biểu là nàng Vũ Nương.

Quả thật, Vũ Nương đã trở thành một nhân vật đại diện cho số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” đã đề cao vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ cũng như bộc lộ tiếng nói thương cảm dành cho họ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư