Dưới đây là một đoạn trích trong truyện ngắn: “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long:
“...-Chào anh. – Đến bậu cửa, bỗng họa sĩ già quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh.- Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ?
Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt anh – những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy.”
(Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo dục, 2019)
Câu 1. Xác định ngôi kể và điểm nhìn trần thuật của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”? Nêu tác dụng của ngôi kể? (1,0 điểm)
Câu 2. Xét về cấu tạo ngữ pháp câu văn in đậm thuộc kiểu câu gì? Tại sao trước khi chia tay ông họa sĩ lại khẳng định với anh thanh niên: “Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại.”? (1,0 điểm)
Câu 3. Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu, theo cách lập luận diễn dịch, em hãy nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của anh thanh niên. Đoạn văn có sử dụng một câu bị động, một phép thế (gạch chân, chú thích). (3,5 điểm)
Câu 4. Lẽ sống cống hiến của những người lao động thầm lặng trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” khiến em liên tưởng tới bài thơ nào trong chương trình Ngữ văn 9? Ghi rõ tên tác phẩm và tác giả ? (1,0 điểm)
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |