Đỉnh cao của phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ năm 1840 đến năm 1911 là
Câu 1/ Đỉnh cao của phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ năm 1840 đến năm 1911 là
A. Cuộc khởi nghĩa nông dân Thái Bình Thiên Quốc
B. Phong trào Duy Tân năm mậu tuất (1898)
C. Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn
D. Cách mạng Tân Hợi 1911
Câu 2/ Hầu hết các nước trong khu vực đã bị biến thành thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, ngoại trừ 1 quốc gia vẫn giữ độc lập về cơ bản, đó là
A. In-đô-nê-xi-a
B. Xiêm
C. Mã-lai
D. Phi-lip-pin
Câu 3/ Các phong trào đấu tranh chống ách thống trị thực dân của nhân dân các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX có điểm chung là
A. Các phong trào diễn ra sôi nổi, quyết liệt, nhưng cuối cùng đều thất bại
B. Giai cấp tư sản dân tộc xuất hiện và có vai trò nhất định trong phong trào dân tộc
C. Giai cấp công nhân hình thành và thành lập tổ chức Công đoàn, đóng vai trò tích cực trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác và Đông Nam Á
D. Tất cả đều đúng
Câu 4/ Nội dung nào không phản ánh đúng những bài học kinh nghiệm Việt Nam có thể học ở Nhật Bản để phát triển đất nước?
A. Quan tâm, đầu tư cho giáo dục, coi" giáo dục là quốc sách hàng đầu"
B. Tiếp nhận, học hỏi những giá trị văn hóa tiến bộ của thế giới
C. Cải biến các giá trị văn hóa thế giới cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam
D. Hạn chế giao lưu với bên ngoài để bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc
Câu 5/ Đức kí hiệp ước đầu hangfkhoong điều kiện vào thời gian nào?
A. 7/11/1917
B. 7/1918
C. 9/11/1918
D. 11/11/1918
Câu 6/ Chiến tranh thế giới thứ nhất mnag tính chất?
A. Một cuộc nội chiến để giải quyết những vấn đề trong nội bộ các nước đế quốc
B. Một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa về vấn đề thị trường và thuộc địa
C. Một cuộc chiến tranh cách mạng vì dẫn đến sự ra đời của nước Nga Xô Viết và sự thiết lập chế độ xã hội tiến bộ hơn so với một số nước
D. Một cuộc chiến tranh giải phóng với sự ra đời một số quốc gia mới sau sự sụp đổ của đế quốc Áo-Hung
Câu 7/ Nguyên cớ làm bùng nổ Chiến tranh thứ nhất là
A. Các nước đế quốc mâu thuẫn gay gắt với nhau vì thị trường và thuộc địa
B. Anh- Đức tranh chấp nhau quyết liệt về quyền lợi ở Trung Quốc
C. Thái tử Áo-Hung bị ám sát ở Xéc-bi
D. Anh-Pháp-Nga kí hiệp ước riêng rẽ nhằm liên kết với nhau chống lại Đức
Câu 8/ So với các nước khác ở Châu Á, tình hình Nhật Bản giữa thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX có điểm khác biệt là
A. Bị các nước đế quốc phương Tây nhòm ngó, âm mưu chiếm lược
B. Chế độ phong kiến mục nát
C. Nhà nước thực hiện chính sách "bế quan tỏa cảng"
D. Một số bộ phận giai cấp thống trị sớm nhận được sự cần thiết phải cách tân, phát triển đất nước theo hướng TBCN
Câu 9/ Nguyên nhân chủ yếu nhất khiến các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé Trung Quốc là
A. Trung Quốc là nước rộng lớn, đông dân, lại giàu có về tài nguyên thiên nhiên
B. Chế độ phong kiến Trung Quốc khủng hoảng, thối nát
C. Do chính sách " Bế quan tỏa cảng" của chính quyền Mãn Thanh
D. Triều đình nhà Thanh tịch thu, đốt thuốc phiện của thương nhân Anh