Tóm tắt phần chính của bài cảm nghĩ này
Bác Hồ - vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc ta, bên cạnh việc hoạt động cách mạng Bác còn sáng tác rất nhiều những bài thơ có giá trị. Mặc dù Bác chưa bao giờ nhận mình là nhà thơ . Một trong số những thi phẩm Bácđể lại cho nền thơ ca dân tộc đó là bài thơ cảnh khuya được chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh . Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc , của lòng yêu nước sâu sắc.
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”
Hai câu thơ mở đầu tả cảnh núi rừng Việt Bắc khi đêm đã khuya. Trăng càng về đêm trăng càng sáng . Đêm vắng tiếng suối nghe càng rõ. Lối so sánh của Bác thật kì lạ! Tiếng suối vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nghe tiếng suối Người cảm nhận được độ “trong” của dòng chảy. Trước kia, Nguyễn Trãi trong Bài cư Côn Sơn cũng tả tiếng suối, cũng dùng phép so sánh : "Côn Sơn suối chảy rì rầm - Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai". Cách so sánh của người xưa tuy hay nhưng dù sao vẫn là từ âm thanh của tự nhiên liên tướng tới âm thanh vẫn của tự nhiên.
“Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
Hai từ "lồng" cùng nằm trong một câu thơ tạo những ấn tượng rất đặc biệt. "Lồng" là động từ chỉ việc các vật nằm vào trong một cách thật khớp để tạo thành một chỉnh thể. Ánh sáng của trăng chiếu srọi xuống cảnh vật làm cho mọi thứ đều tràn ngập trong ánh trăng vàng.
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”
Câu thứ ba trong bài thất ngôn tứ tuyệt là một câu chuyển. Ở đây, nhà thơ đã tạo ra một hình thức chuyển tiếp mới giữa những ý thơ rất uyển chuyển, độc đáo. Cảnh như họa chính con người, bác không ngủ vì lo nỗi nước nhà. Tổ quốc còn đang bị giặc ngoại xâm lăm le rình ngó từng ngày Bác không sao có một giấc ngủ yên. Tấm lòng của Người bao la là thế lúc nào cũng nghĩ cho que hương đất nước, không bàn đến sức khỏe của bản thân. Bác đã có nhiều đêm không ngủ, nhiều đêm trở trăn vì cuộc kháng chiến của dân tộc:
“Một canh, hai canh, lại ba canh
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng lành
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh”
Tuy làm thơ trong tâm trạng lo lắng thức khuya vì việc nước nhưng nỗi lo không làm cho những vần thơ tả cảnh mất đi nét đẹp lung linh trong sáng - điều đó thể hiện con người bác, tâm hồn thơ và tâm hồn lãnh tụ luôn hòa hợp. Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya núi rừng Việt Bắc. Giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn mà hữu tình như vậy Người đã lấy thiên nhiên làm bạn để dãi bày lòng mình.
Bài thơ Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt cực hay , là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác. Giữa chốn rừng Việt Bắc tràn ngập ánh trăng, lòng Bác luôn thao thức vì nỗi nước nhà . Đó là nét độc đáo riêng của bài thơ vẻ đẹp thiên nhiên chan hòa với tình yêu nước sâu nặng
Tóm tắt phần chính của bài cảm nghĩ này