Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nội dung tuyên truyền xây dựng văn hoá giao thông

Nội dung tuyên truyền xây dựng văn hoá giao thông
 
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
189
1
0
Nguyễn Nguyễn
02/12/2021 21:10:28
+5đ tặng
 Để xây dựng văn hóa giao thông, ngoài trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, trách nhiệm của người thực thi công vụ về giao thông thì việc chấp hành pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông và hành vi ứng xử có văn hóa của người tham gia giao thông là một trong các nội dung quan trọng nhất, có tính quyết định trong việc giảm thiểu ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông.
     Mặc dù công tác tuyên truyền, giáo dục về ý thức và văn hóa khi tham gia giao thông đối với thanh, thiếu niên đã được chú trọng, đẩy mạnh, nhưng tình trạng vi phạm trật tự ATGT ở độ tuổi này vẫn không giảm. Để góp phần xây dựng văn hóa giao thông cho thanh, thiếu niên nhằm giảm thiểu nguy cơ tai nạn giao thông, thời gian qua các cơ quan, đơn vị trường học đã phối hợp với Công an các cấp triển khai nhiều hoạt động bảo đảm trật tự ATGT. Các đoàn viên, thanh niên tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Thanh niên với văn hóa giao thông”; tiên phong, hăng hái tham gia các hoạt động tình nguyện giữ gìn trật tự đô thị và ATGT. Nhiều đoàn viên, thanh niên trở thành tuyên truyền viên kêu gọi mọi người nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông.
     Hàng năm, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức hàng loạt hoạt động, kế hoạch nhằm nâng cao ý thức tham gia giao thông của người dân, như Chương trình đi bộ kêu gọi hành động: “Đã uống rượu, bia thì không lái xe”; Toàn dân đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi đi xe máy; triển khai các cuộc thi giao thông học đường, an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai… Những chương trình này đã góp phần xây dựng văn hóa giao thông cho từng đối tượng cụ thể.
     Các cơ quan báo chí đã xây dựng các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về an toàn giao thông nhằm thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân khi tham gia giao thông.
    Công tác tuyên truyền xây dựng văn hóa giao thông là trách nhiệm của mỗi cá nhân, đặc biệt quan trọng đối với giới trẻ để góp phần giảm thiểu TNGT và hình thành lối ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Cannelle Fleuve
02/12/2021 21:13:22
+4đ tặng

1. Đề nghị các bậc cha mẹ học sinh cùng tìm hiểu, nắm bắt kịp thời các thông tin tuyên truyền về thực trạng tham gia giao thông an toàn để phối hợp với nhà trường thường xuyên giáo dục ATGT cho con em mình. Chú ý đến nội dung “ Phòng tránh các tình huống giao thông nguy hiểm”.

2. Nhà trường đã tổ chức cho học sinh kí cam kết ATGT, thực hiện nghiêm túc các nội dung của bản cam kết. Và coi đó là khẩu hiệu hành động thiết thực để đảm bảo ATGT cho chính mình và toàn xã hội. Đề nghị các bậc cha mẹ học sinh cùng kí cam kết về việc chịu trách nhiệm giáo dục con em mình thực hiện tốt các chủ đề về ATGT đã nêu trong Bản cam kết.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu học sinh có những vi phạm về quy tắc giao giao thông đường bộ, đề nghị các bậc cha mẹ học sinh cần thông báo ngay cho giáo viên chủ nhiệm được biết để kịp thời phối hợp giáo dục.

4. Trong chương trình giáo dục ngoại khóa về ATGT, mỗi năm học nhà trường tổ chức các cuộc thi với nội dung “Tìm hiểu về giao thông đường bộ”, “An toàn giao thông học đường”, “An toàn giao thông cho bạn, cho tôi” đề nghị các bậc cha mẹ học sinh quan tâm, tạo điều kiện và phối hợp cùng nhà trường tổ chức đạt hiệu quả các buổi sinh hoạt ngoại khóa.

Để hưởng ứng một cách có hiệu quả, tôi kêu gọi các bậc PHHS, cán bộ, giáo viên cùng các em học sinh hãy thực hiện tốt khẩu hiệu “Ba có, bốn không” như sau:

Khẩu hiệu “Ba có”:

1. Có hiểu biết đầy đủ và nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông đường bộ. Người đi bộ: Phải đi trên hè phố, lề đường, đi sát mép đường; Chỉ qua đường ở những nơi có tín hiệu vạch kẻ đường và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.

2. Có ý thức trách nhiệm cao đối với bản thân và cộng đồng khi tham gia giao thông. Phải đảm bảo an toàn cho mình và những người khác. Hợp tác, giúp đỡ người bị nạn khi xảy ra tai nạn giao thông.

3. Có hành vi ứng xử hợp lý và đúng mực, có tình người trong các tình huống xảy ra trên đường, cư xử có văn hóa như: tham gia giao thông từ tốn, bình tĩnh, ưu tiên cho người già, trẻ nhỏ, biết xin lỗi khi có va quệt.

Khẩu hiệu “Bốn không”:

1. Không uống rượu bia, phóng nhanh vượt ẩu, vượt đèn đỏ, điều khiển phương tiện chưa đủ giấy tờ quy định.

2. Không lấn chiếm: Lòng đường, vỉa hè, hành lang bảo vệ ATGT.

3. Không có thói hư, tật xấu trong ứng xử với mọi người cùng tham gia giao thông cũng như khi xảy ra TNGT.

4. Không để xảy ra TNGT khi tham gia giao thông.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×