Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn tổng phân hợp 12 câu về những năm tháng nhọc nhằn của người cháu cùng với bà qua khổ thơ thứ 2 của văn bản "Bếp Lửa"

viết đoạn văn TPH 12 câu về những năm tháng nhọc nhằn của người cháu cùng với bà qua khổ thơ thứ 2 của văn bản " Bếp Lửa"
2 trả lời
Hỏi chi tiết
793
1
0
Nguyễn Nguyễn
05/12/2021 15:33:33
+5đ tặng

Hai giờ sáng, đang mơ màng trong giấc ngủ với giấc mơ nhớ về Quảng Ninh yêu dấu thì bạn cùng phòng ngủ mê nói thành lời khiến tôi tỉnh dậy, không ngủ được nữa. Nằm suy nghĩ về giấc mơ của mình, tôi men theo kí ức nhớ về bà ngoại của tôi - người bà hằng đêm vẫn ru tôi ngủ đã mất cách đây chục năm. Tôi nhớ bà và trong chốc lát, đôi mắt ướt nhòe vì chỉ được gặp bà qua bức ảnh thờ. Cứ mơ hồ suy nghĩ, tôi nhận ra có người cũng yêu bà như mình, cũng có thể đồng cảm, đó chính là nhà thơ Bằng Việt. Trong tác phẩm “Bếp lửa”, tác giả Bằng Việt cũng đã viết dòng hoài niệm đẹp đẽ của người cháu về tuổi thơ sống bên bà:

“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế
Mẹ cùng cha công tác bận không về
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi!Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?”

Với những ai yêu thích Bằng Việt thì khi nhắc đến ông, người ta sẽ nghĩ ngay đến những trang thơ có giọng điệu tâm tình, mượt mà, trong trẻo, tinh tế, vừa sâu lắng vừa mang tính triết luận, suy tư. Với sở trường khai thác sức biểu cảm của những kỉ niệm, kí ức và ước mơ tuổi trẻ, Bằng Việt đã thành công ở rất nhiều tác phẩm, ghi dấu ấn khó phai trên thi đàn Việt Nam và trong lòng bạn đọc. Bài thơ “Bếp lửa” là sáng tác đầu tay của ông đã thổi một nguồn sống mới, đánh thức những năm tháng tuổi thơ trong lòng hàng triệu độc giả. Khi du học ở Liên Xô, ông từng tâm sự rằng: “Những năm đầu theo học Luật tại đây tôi nhớ nhà kinh khủng. Tháng 9 ở bên đó trời se se lạnh, buổi sáng sương khói thường bay mờ mờ mặt đất, ngoài cửa sổ, trên các vòm cây, gợi nhớ cảnh mùa đông ở quê nhà. Mỗi buổi sớm dậy đi học, tôi hay nhớ đến khung cảnh một bếp lửa thân quen, nhớ lại hình ảnh bà nội lụi cụi dậy sớm nấu nồi xôi, luộc củ khoai củ sắn cho cả nhà.” Và cứ thế, từng dòng “Bếp lửa” được cất lên. Đây là thi phẩm đầy xúc động gợi lại những kỉ niệm về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà, với gia đình, với quê hương, đất nước.

Chỉ ngắn gọn với mười một câu thơ nhưng Bằng Việt đã khái quát được những kỉ niệm đẹp đẽ cháu ở bên bà khi bé. Đoạn thơ đầy xúc động nhắc lại những kỉ niệm êm đềm, sâu sắc một thời gian khổ “Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa”. Tám năm cháu nhận được sự yêu thương, che chở, nuôi dưỡng tâm hồn từ tấm lòng của bà. Tám năm- một quãng thời gian không dài nhưng cũng chẳng ngắn đủ cho cháu cảm nhận được tình yêu thương của bà dành cho cháu. Một cuộc sống đầy ắp khó khăn, khổ cực nhưng đầy tình yêu thương từ bà. Bà biết không, đó chính là cuộc sống cháu mong muốn bởi cháu được ở với bà, chơi với bà, tâm sự với bà. Người bà vẫn cứ như vậy, vẫn cứ tần tảo, cứ trở đi trở lại trong văn học Việt Nam. Trong tác phẩm “Đò lèn”, nhà thơ Nguyễn Duy cũng miêu tả hình ảnh người bà lam lũ, vất vả, chịu thương chịu khó:

“Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
Bà mò cua xúc tép ở Đồng Quan
Bà đi gánh chè xanh Ba Trại
Quán Cháo, Đồng Giao thập thững đêm hàn.”

Trong suốt quãng thời gian sống với bà, tu hú chính là nhân chứng chứng kiến những kỉ niệm của bà và cháu. Tiếng chim tu hú từ xa xăm vẳng lại có thể nghe thấy được, chứng tỏ âm thanh đó đã bay qua những không gian mênh mông, vắng lặng. Âm thanh ấy không làm cho cảnh vật vui lên mà càng gợi lên cảm giác vắng vẻ, quạnh hiu. Tác giả như tách khỏi dòng hồi tưởng, như đang trò chuyện cùng bà: Bà còn nhớ không bà? Bởi chỉ có hai bà cháu mới hiểu hết ý nghĩa của âm thanh ấy. Tiếng chim tu hú phải da diết, khắc khoải lắm, nên cháu khó quên và bồi hồi xúc động khi nhớ lại. Có lẽ khi tiếng chim tu hú từ xa vọng lại, hai bà cháu mới cảm nhận rõ rệt nhất sự thiếu vắng trong ngôi nhà của mình. Đứa trẻ nào không khao khát tiếng nói của cha, hơi ấm của mẹ? Người bà nào chẳng ước mong tuổi già có con cháu quây quần bên cạnh? Vì hoàn cảnh chiến đấu, bố mẹ công tác xa không về, bà nuôi cháu trong trống vắng, quạnh hiu. Nhà thơ Anh Thơ cũng từng đồng điệu với những cảm xúc ấy:

“Con đi dài thương nhớ
Mười năm chưa về quê
Tu hú ơi tu hú
Kêu chi hoài vườn xanh?”

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
MN
05/12/2021 15:34:43
+4đ tặng
đó nha

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư