Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
“Con nhà lính, tính nhà quan”-một câu phê bình nhẹ nhàng mà thấm thía. Người lính thường được nhắc đến với phong cách giản dị, từ đầu tóc, mang mặc đến lễ tiết, tác phong và lời ăn tiếng nói hằng ngày. Sâu xa hơn, “con nhà lính” ý muốn nói là “con nhà nghèo” luôn sống đạm bạc, mộc mạc, bình dị, không bóng bẩy, hoa mỹ, phô trương lòe loẹt. Còn “tính nhà quan” ý muốn nói là thường có thói quen tiêu xài thoải mái, thậm chí xả láng, vô bổ, vì “nhà quan” lắm bổng, nhiều lộc nên mới hay chi tiêu “vung tay quá trán”. Bởi có “tính nhà quan”, anh lính mới “Bữa nay trót ném trăm ngàn vu vơ”. Câu thơ này có ba từ “đắt" là từ “trót”, “ném” và “vu vơ”. “Trót” ở đây có thể là đã trót lỡ, cũng có thể là trót dại mà người lính trẻ đã mắc phải. Nhưng từ “trót ném” lại là biểu hiện của một ý thức bồng bột, thái độ nông nổi mà chưa tính toán đến thiệt hơn. Mất đi một trăm ngàn ăn uống, “chén anh, chén chú” vui đùa, xốc nổi trong chốc lát, người trong cuộc đâu nghĩ được trước, sau. Cái tính từ bổ trợ “vu vơ” đã nói lên điều đó.
Nhưng người lính trẻ kia mới thật sự thức tỉnh khi “Bóc thư nhà tiếc ngẩn ngơ/ Ở quê bão lại xác xơ cánh cò”. Động từ “tiếc ngẩn ngơ” bộc lộ một thái độ nuối tiếc chân thành của người lính khi biết mình không làm chủ được bản thân bởi đã chi tiêu không đúng mục đích và không hợp lý. Nghĩ đến cảnh bão lụt, nước trắng ngập đồng, nhà cửa tốc mái, cây cối ngả nghiêng, làng xóm, họ hàng, gia đình và người thân mất mát bao tài sản do thiên tai gây ra mà anh lính mới ngẫm ra một điều: Cái sự chi tiêu “vu vơ” của mình có thể chất chồng thêm nỗi gian lao của mẹ, sự vất vả của cha trong mùa bão lũ. Trong hoàn cảnh này, người lính vừa đáng trách, vừa đáng thương. Đáng trách ở chỗ anh chưa thật sự có ý thức tiết kiệm và nếp sống giản dị nên ít nhiều đã mang trong mình “tính nhà quan”, thích tiêu xài phung phí. Còn đáng thương ở chỗ, anh biết nuối tiếc, biết hối hận về cử chỉ, hành vi nông nổi của mình khi nghĩ về quê hương, làng xóm, gia đình còn bao khó khăn, vất vả mà mình lại vô tình có lúc không nhớ tới. Nghĩa là, trong cái bồng bột của tuổi trẻ, từ chiều sâu tâm hồn người lính vẫn ánh lên một lòng hướng thiện, một tình thương đối với gia đình, cộng đồng nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Bài thơ có ý nghĩa sâu sắc là ở điểm này.
Bốn câu thơ bình dị, dễ hiểu, câu từ không mỹ miều, thậm chí rất thật, rất hợp với cách nói thông thường của người lính, nhưng bằng việc sử dụng những từ ngữ đúng chỗ, đúng lúc, bài thơ đã chuyển tải đến người đọc một thông điệp đáng quý. Đó là trong lúc gia đình, làng xóm, quê hương, đất nước còn nhiều khó khăn, các bạn lính trẻ nên biết giữ gìn nếp sống giản dị, tiết kiệm, biết chi tiêu hợp lý, chừng mực, đừng vì sự nông nổi, bồng bột trong chốc lát mà sa đà vào những cuộc ăn uống, nhậu nhẹt vô bổ. Vì hậu phương còn có cha, có mẹ, có những người thân đang ngày ngày, tháng tháng lam lũ, tảo tần một nắng hai sương trên những cánh đồng mới làm ra hạt gạo, củ khoai đã từng nuôi ta lớn khôn, trưởng thành. Có tình cảm, tấm lòng, trách nhiệm với cha mẹ, làng xóm cũng có nghĩa là chúng ta thể hiện tình yêu quê hương, đất nước một cách nhã nhặn mà sâu sắc.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |