Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn phân tích khổ thơ thứ 5 của bài thơ Bếp Lửa

Viết đoạn văn phân tích khổ thơ thứ 5 của bài thơ Bếp Lửa.

Cảm ơn nhiều ạ!!
2 trả lời
Hỏi chi tiết
6.563
3
3
Azuka love fan
06/12/2021 20:07:50
+5đ tặng

Rồi sớm chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…

Tình cảm của bà rõ ràng đã được tượng trưng hoá với “ngọn lửa”. Nếu nói “Bếp lửa” e chưa thật trúng, còn nói “ngọn lửa” thì người ta cảm thấy cái linh hồn, tình cảm đã nằm ngay ở đó. Ngọn lửa ấy phải chăng là tâm huyết, nhiệt huyết (chứa niềm tin dai dẳng) phải chăng là tình yêu (lòng bà luôn ủ sẵn). Từ “Bếp lửa” đến “ngọn lửa” có lẽ là hành trình từ cái đơn sơ giản dị đến những cái thiêng liêng cao cả, từ cái thực đến cái linh hồn. Hình ảnh bếp lửa được thay thế bằng hình ảnh ngọn lửa cụ thể hơn mang ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng cho ánh sáng, hơi ấm và sự sống. Cái bếp lửa mà bà nhen sớm sớm, chiều chiều không phải chỉ bằng nhiên liệu người ta vẫn thường dùng nhóm lửa mà đã sáng bừng lên thành ngọn lửa bất diệt, ngọn lửa của tình yêu thương luôn ủ sẵn trong lòng bà, ngọn lửa của niềm tin dai dẳng, ngọn lửa thắp sáng lên niềm tin, ý chí, hy vọng và nghị lực. Điệp ngữ “một ngọn lửa” nhấn mạnh tình yêu thương ấm áp bà dành cho cháu. Phải chăng chính ngọn lửa lòng bà đã nhen lên trong tâm hồn cháu, ý chí, nghị lực và một tình yêu cuộc sống, một niềm tin tươi sáng về ngày mai. Đó là biểu hiện của sức sống muôn đời bất diệt mang niềm yêu thương, ý chí, nghị lực, niềm tin của bà truyền cho cháu. Khái quát hơn, đó là ý chí, là nghị lực, là niềm tin của cả một dân tộc trong thời kỳ lịch sử vô cùng khó khăn đó, niềm tin về một ngày mai hoà bình, một ngày mai tươi sáng và một tương lai tốt đẹp hơn đang chờ phía trước. Hình ảnh của bà trong tâm hồn nhà thơ không chỉ là người thắp lửa giữ lửa mà còn là người truyền lửa. Lửa ấy là lửa niềm tin, lửa sức sống truyền đến các thế hệ mai sau.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
1
Chi Thu
06/12/2022 23:41:30
Trong cuộc đời mỗi con người khi sinh ra ai cũng có người thân, gia đình và những kỉ niệm ấm áp bên họ. Tác giả Bằng Việt cũng vậy, ông đã có quãng thời gian rất hạnh phúc bên người bà thân thương của mình. Hình ảnh in sâu trong tâm chí ông chính là hình ảnh chiếc bếp lửa cùng ngọn lửa của tình thương nơi bà thân yêu của ông. Bài thơ Bếp lửa là tình cảm sâu đậm của hai bà cháu dành cho nhau. Trong đó khổ đã diễn tả rất chi tiết sự chiêm nghiệm và tình cảm của cháu dành cho bà- ngọn lửa sáng rực trong tim của cháu.
 
    Nhà thơ Bằng Việt là một trong những nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ Bếp lửa được ông sáng tác năm 1963 lúc 19 tuổi và đang đi du học ở Liên Xô. Đoạn thơ nằm ở khổ 5 của bài thơ, thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu với bà nói riêng và với gia đình, quê hương, đất nước nói chung. 
 
    Sau khi đưa ra hình ảnh bếp lửa đẻ khơi nguồn cho dòng suy nghĩ về bà, sau đó người cháu đã suy nghĩ về cuộc đời của bà thông qua hình ảnh bếp lửa:
 
 Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
 
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
 
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng..
 
    Hình ảnh bếp lửa rồi đến ngọn lửa đã trở thành biểu tượng mãnh liệt cho tình yêu thương của 2 bà cháu. Tác giả ta đã cảm nhận được sự khó nhọc của người bà khi ngày ngày nhóm bếp lửa . Bà luôn hi sinh cho con cháu, người thân!. Cụm từ "Rồi sớm rồi chiều" kết hợp từ "lại" đã nhấn mạnh được sự vất vả của bà suốt năm tháng. Dường như bà chỉ có một niềm vui duy nhất đó chính là chăm lo cho con cháu mình. Điệp ngữ "một ngọn lửa" là sáng tạo nghệ thuật đắt giá của tác giả. Nó nhấn mạnh sự sống dai dẳng bất diệt của ngọn lửa và ý nghĩa của tình yêu thương mà người bà dành cho cháu. Ngọn lửa chính là hiện thân cho tâm hồn, nghị lực sống phi thường của người bà. Vì thế, bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người, truyền lửa cho người cháu cũng như là thế hệ mai sau. Bà tin cháu mình sau này sẽ nên người và thành tài để xây dựng non sông đất nước. Đối với người cháu thì bà mãi mãi là ngọn lửa hồng sáng bừng trong trí tim mình.
 
    Tác giả rất yêu thương và kính trọng bà. Nhớ đến bà là nhớ đến quê hương. Nhớ quê hương ở nơi xứ lạ, đó chính là tình yêu Tổ Quốc! Tình yêu thương và lòng biết ơn bà chính là biểu hiện sâu sắc nhất của lòng yêu thương , gắn bó với gia đình và đất nước. Đây cũng là khởi đầu của tình yêu đất nước, con người Việt Nam.
 
    Tác giả đã sử dụng rất sáng tạo hình ảnh cái bếp lửa và ngọn lửa để biểu tượng cho tình yeu vô bờ bến của bà dành cho người cháu. Ngoài ra việc sử dụng linh hoạt tự sự, miêu tả và biểu cảm đã càng tăng thêm sự xúc cảm cho bài thơ và biểu lộ cảm xúc của tác giả chân thực, rõ nét hơn.
 
     Tóm lại qua đoạn thơ trên ta lại càng hiểu hơn về hình ảnh người bà cũng như là nhưng phẩm chất thiêng liêng cao quý của người phụ nữ Việt. Bà mãi mãi là tín ngưỡng đẹp nhất trong tâm hồn người cháu.                   

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư