Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Những chủ nhân tương lai - Tuần 32
Soạn bài: Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy)
Câu 1 (trang 138 sgk Tiếng Việt 5): Có thể đặt dấu chấm hay dấu phẩy vào những chỗ nào ở hai bức thư trong mẩu chuyện sau?
Trả lời:
Có lần, nhà văn nổi tiếng Bơc -na Sô nhận được tập bản thảo truyện ngắn của một người đang tập viết văn, kèm theo một bức thư ngắn. Thư viết: Thưa ngài, tôi xin trân trọng gửi tới ngài một số sáng tác mới của tôi. Vì viết vội, tôi chưa kịp đánh các dầu chấm dấu phẩy. Rất mong ngài đọc cho và điền giúp tôi những dấu chấm dấu phẩy cần thiết. Xin cảm ơn ngài.
Vốn là người có khiếu hài hước, Bơc-na Sô bèn viết thư trả lời: "Anh bạn trẻ ạ, tôi rất sẵn lòng giúp đỡ anh với một điều kiện là anh hãy đếm tất cả những dấu chấm dấu phẩy cần thiết rồi bỏ chúng vào phong bì gửi đến cho tôi. Chào anh."
Trần Mạnh Thường sưu tầm
Câu 2 (trang 138 sgk Tiếng Việt 5): Viết một đoạn văn khoảng 5 câu nói về các hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi ở sân trường em. Nếu tác dụng của từng dấu phẩy được dùng trong đoạn văn.
Trả lời:
(1) Sân trường em được lát xi măng rộng bao la và phẳng lì. (2) Trên sân trường, sáu cây bàng to sum suê xanh biếc tỏa bóng mát. (3) Trong giờ học, cảnh trường vắng vẻ, êm đềm. (4) Khi một hồi trống dội vang, sân trường náo động hẳn lên. (5) Từ các lớp, hàng trăm học sinh túa ra sân trường. (6) Chỗ này đá cầu, chỗ kia nhảy dây, học sinh lớp Một chạy đuổi nhau như cướp. (7) Tiếng cười nói, tiếng reo hò náo động cả sân trường...
→ Các câu số 2, 3, 4, 5: Dấu phẩy ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ, vị ngữ.
→ Câu 6: Dấu phẩy ngăn cách các vế câu của câu ghép.
→ Câu 7: Dấu phẩy ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |