Nhân vật ông Hai trong tác phẩm " Làng" của Kim Lân là một nhân vạt đáng để người ta chú ý. Ông là người có tình yêu làng sâu đậm. Ông luôn yêu quý và tự hào về cái làng Chợ Dầu của mình. Khi đi tản cư, ông vẫn luôn khoe vè làng với một niềm kiêu hãnh khôn nguôi. Rằng đó là ngôi làng mà ông gắn bó từ tấm bé, ở đó có những kỉ niệm của ông với anh em cùng nhau đi đào đất. Và mỗi lần như thế, mỗi lần kể về làng của mình ông đều rất mực vui mừng. Âý vậy mà khi nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây, ông Hai như sụp đổ hoàn toàn. Nếu như trước đây ông ngẩng cao đầu đi khoe khắp mọi nơi về làng của mình thì giờ đây ông chỉ biết cúi gằm mặt xuống mà đi, đi trong sự xấy hổ, bẽ bàng. Cái làng mà ông vẫn luôn tự hào vì có những con người thà chết chứ nhất định không bỏ làng mà đi giờ lại theo Tây ư ? Cái làng Chợ Dầu mà ông vẫn kiêu hãnh kể với người ta giờ lại đổ đốn đến như vậy ư ? Nghĩ đến việc này, lòng ông Hai đau như cắt. Ông mang tâm sự ấy kể với con mình. Ông hỏi con nhưng thực chất là đang nói với lòng mình, dặn mình đinh ninh :" Làng thì yêu thật đấy nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù " . Sự quả quyết ấy của ông đã cho thấy ông là người có tình yêu làng sâu đậm, có sự phân biệt rạch ròi giữa phải - trái, đúng - sai. Ông đã đặt tình yêu nước lên trên tình yêu làng, lấy quốc gia làm trọng đặt trên tình cảm cá nhân. Và rồi khi tin làng được cải chính, ông Hai được sống lại là chính mình. Ông lại đi khắp nơi khoe về làng và thấy thật hạnh phúc vì ngôi làng thân yêu của mình vẫn trong sạch,không vì tư lợi mà bỏ Tổ Quốc theo Tây. Đó là minh chứng rõ ràng nhất về tình yêu làng sâu đạm của người nông dân chất phác ấy.