LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu tên 2 loại phân bón hóa học mà em biết và nêu cách sử dụng của từng loại

Nêu tên 2 loại phân bón hóa học mà em biết và nêu cách sử dụng của từng loại?
1 trả lời
Hỏi chi tiết
100
1
0
Dawools
10/12/2021 07:21:00
+5đ tặng

3.1. Phân đạm: Là các loại phân hoá học mà thành phần chất dinh dưỡng trong phân là Nitơ (N). Các loại phân hoá học có chứa nitơ và còn có các chất dinh dưỡng khác thì không gọi là phân đạm theo nghĩa phân đơn. Trên thế giới trong sản xuất nông nghiệp sử dụng rất nhiều loại phân đạm nhưng ở ta phổ biến sử dụng các loại phân sau:

– Amôn sunfát (đạm sunfat): Công thức hoá học (NH4)2SO4, phân thương phẩm thường ở dạng kết tinh màu trắng, tan hoàn toàn trong nước, là phân chua sinh lý, trong phân có chứa 20,5-21% Nitơ.

– Aminclorua (đạm clorua) Công thức hoá học NH4Cl, phân thương phẩm ở dạng hạt kết tinh màu trắng, tan hoàn toàn trong nước là phân sinh lý chua (chua hơn Amônsunfat). Trong phân có chứa 24,0-25,0% nitơ.

– Amonnitrat (đạm nitrat): Công thức hoá học NH4NO3 phân thương phẩm có dạng kết tinh màu trắng, tan hoàn toàn trong nước, là phân chua sinh lý. Tỉ lệ nitơ trong phân dao động từ 22% trở lên tuỳ thuộc vào từng loại, loại cao nhất (đủ tỉ lệ theo công thức hoá học) chứa 33-34,5%.

– Phân Urê, Công thức hoá học: CO(NH2)2­, phân thương phẩm dạng hạt trứng cá màu trắng, tan trong nước với tỉ lệ 1:1. Trong phân có 46% nitơ.

NPK 12-12-17 ( Ảnh sản phẩm độc quyền Công ty Phân Lân Nung Chảy Văn Điển )

* Sử dụng phân đạm bón cho cây như thế nào cho hiệu quả

Các loại phân đạm khi bón vào đất (cho cây trồng) đều xảy ra các quá trình hoá học để giải phóng ra nitơ dưới dạng ion NH4+, NO3–, keo đất sẽ hấp phụ NH4+, NO3– lên bề mặt hạt keo, Việc cây hút dinh dưỡng nitơ thực hiện bằng phản ứng trao đổi của các tế bào trên lông hút của rễ cây với keo đất. Nắm được nguyên tắc này mà người nông dân muốn sử dụng phân đạm bón cho cây trồng mang lại hiệu quả cao cần lưu ý một số điểm sau:

– Căn cứ vào tính chất đất đai: Đó là xem xét đất giàu, nghèo chất hữu cơ, thành phần cơ giới, độ pH (độ chua)của đất để bón.

Ví dụ: Đất nghèo chất hữu cơ thành phần cơ giới nhẹ thì không nên bón tập trung, đất có độ pH thấp không nên bón những loại phân chua sinh lý như đạm sunfat …

– Xem xét điều kiện thời tiết để bón: ví dụ: Trời âm u, nhiệt độ thấp không nên bón đạm hoặc xem xét mưa nắng để  bón

– Căn cứ vào dạng phân: khả năng hoà tan, khả năng gây chua để sử dụng dạng phân phù hợp theo yêu cầu thâm canh tăng vụ

– Căn cứ vào công thức luân canh cây trồng để cung cấp lượng phân cho phù hợp

– Căn cứ cuối cùng là mục tiêu thâm canh, phải hiểu rằng năng suất của cây trồng được hình thành từ quá trình quang hợp và quá trình hút dinh dưỡng từ đất, trong đó yếu tố dinh dưỡng hết sức quan trọng là nitơ, Cây trồng có tiềm năng năng suất cao nhưng  muốn khai thác được tiềm năng đó thì phải cân đối đủ dinh dưỡng cho cây.

* Biểu hiện của thiếu thừa đạm trên cây trồng và tác hại

– Thiếu đạm: cây phát triển kém, còi cọc, lá xanh vàng hoặc vàng (thiếu nặng), biếu hiện ở lá già trước, thời gian sinh trưởng rút ngắn, ra hoa sớm, tỉ lệ đậu hoa, đậu quả thấp, năng suất chất lượng giảm.

– Thừa đạm: lá cây có màu xanh đậm, thân lá phát triển không cân đối với bộ rễ, thân lá mềm dễ bị lốp đổ, thừa đạm cây trồng dễ nhiễm sâu bệnh, thời gian sinh trưởng của cây kéo dài, cây lấy hạt tỉ lệ hạt lép cao, chất lượng  nông sản giảm.

Cây bị thiếu đạm ( Nguồn : Internet )

 

3.2. Phân lân: Phân lân là phân bón chứa chất dinh dưỡng là phot-pho (P). Hầu hết các loại phân lân đều có nguồn gốc từ thiên nhiên, trong thực tế sử dụng vào sản xuất nông nghiệp phân lân tồn tại trong hai nhóm:

+ Nhóm phân lân tự nhiên: Chủ yếu là các loại phân photphat tự nhiên như photphorit, Apatit, hàm lượng lân trong quặng không đồng nhất, cao nhất là trong Apatit lân chứa 20-40% (Apatit Lao Cai). Ngày nay việc nghiền quặng photphat tự nhiên làm phân bón rất ít phổ biến, chủ yếu sử dụng quặng để sản xuất phân lân công nghiệp.

Phân lân cũng được gọi là một loại phân lân tự nhiên có hàm lượng lân cao (có mẫu đến 40% lân). Quá trình hình thành phân lân do tích tụ và  phân giải xác động vật trong các hang đá  nên ngoài yếu tố lân trong phân lèn còn có tỷ lệ hữu cơ cao và các chất dinh dưỡng khác.

+ Nhóm phân lân chế biến (phân lân công nghiệp)

– Supe lân đơn: Được sản xuất do sự kết hợp giữa Apatit và acic saifuaric, hàm lượng lân dễ tiêu chiếm từ 16-22%, dễ tan trong nước, dễ hút nước, đông cục khi bị ẩm. Phân thương phẩm có dạng bột màu xám tro hoặc xám xanh, do quá trình sản xuất luôn tồn dư một lượng acic do trong sản phẩm nên phan supe lân có tính chua.

– Phân lân nung chảy: Được sản xuất trong điều kiện nung quặng photphat ở nhiệt độ cao, trong tự nhiên có nhiều loại quặng nên phân lân nung chảy cũng có nhiều loại khác nhau, hàm lượng lân tổng số dao động từ 9-21%, lân dễ tiêu 16%, tất cả các loại phân thương phẩm đều có dạng bột mịn, màu sắc không đặc trưng (trắng xám đến nâu).

Phân Lân dạng bột mịn ( 15-19%) . Ảnh độc quyền sản phẩm Công ty Phân Lân Nung Chảy Văn Điển .

* Biện pháp sử dụng phân lân có hiệu quả

Cây hấp thụ lân P205 qua trao đổi giữa rễ cây và keo đất sử dụng phân lân bón cho cây trồng  đạt hiệu quả cần chú ý mốt số điểm sau:

– Căn cứ vào đặc điểm sinh lý của cây trồng: Tất cả các cây trồng đếu cần lân  và khả năng hút lân cao nhất là ở thời kỳ còn non, lân còn rất cần cho sự phát triển của bộ rễ vì vậy các loại phân lân đều phải bón lót, đặc biệt  là cho cây ngắn ngày.

– Căn cứ vào loại sản phẩm: Đất chua hoặc các loại cây trồng cạn nên bón phân lân nung chảy, phân supelân nên bón cho đất trung tính hoặc đất đã được bón vôi cải tạo.

– Căn cứ vào thành phần cơ giới của đất: Đất có thành phần cơ giới trung bình, thịt, thịt nặng thường giàu keo, đặc biệt là trên đất trồng cây trồng cạn, bón lân vào thường bị keo đất hấp phụ giữ chặt cây khó hấp thu vì vậy nên bón theo hàng theo hốc.

– Căn cứ vào tính chất của phân lân: Đó là xem xét tính kiềm, tính chua của từng loại phân để bón cho phù hợp: Phân lân nung chảy bón ruộng chua, phân sunpelân bón ruộng kiềm đến trung tính.

– Căn cứ vào hệ thống canh tác cây trồng trước để cân đối lân cho đất, ví dụ: Cây trồng trước là những cây lấy củ như khoai lang, sắn… thì vụ sau nên tăng cường bón lân.

– Bón kết hợp: Khi bón kết hợp với phân khác cần xem xét để bón cho phù hợp ví dụ, lân nung chảy (kiềm) thì bón với đạm sunphat (chua).

Bao bì Phân Lân Nung Chảy Văn Điển

* Biểu hiện của thừa lân trên cây trồng

– Cây thừa lân thấp hơn cây bón đủ lân, cây có dáng mảnh khảnh, Lá màu xanh tối biểu hiện ở lá già trước nếu thiếu trầm trọng thì lá có màu tím đỏ do có sự tích luỹ sắc tố anthoxian trong lá.

– Đẻ nhánh kém, chín muộn, năng suất chất lượng nông sản giảm

– Cây non rất mẫn cảm với thiếu lân, thiếu lân ở gian đoạn này cây khó phục hồi.

3.3. Phân kali: Phân kali là loại phân chứa chất dinh dưỡng là kali. Hầu hết phần kali đếu có nguồn gốc từ các mỏ quặng tự nhiên. Cây hấp thụ Kali dưới dạng  ion k+ thông qua trao đổi giữa rễ cây và keo đất. Phân kali tồn tại chủ yếu gồm hai loại kaliclorua (KCl) và kalisunphat (K2SO4).

+ Kaliclorua

KCl là loại phân đựơc sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Hiện nay phân KCl chiếm 90% sản lượng kali tiêu thụ trên trên thị trường thế giới.

Công thức hoá học là KCl, phân thương phẩm ở dạng kết tinh màu hồng, đỏ. Hàm lượng kali trong phân chiếm từ 60-63% và lưu huỳnh 17%

Sử Dụng:

– Có thể sử dụng để bón lót, bón thúc vào đất hoặc phun qua lá

– Có thể sử dụng bón cho nhiều loại cây trên nhiều loại đất khác nhau

– Không nên bón cho các loại cây mẫn cảm với Cl.

+  Kalisunphat

Công thức hóa học là: K2SO4

Phân thương phẩm có cấu trúc tinh thể, màu trắng, hàm lượng kali trong phân là 48-53%.

Sử dụng:

– Có thể sử dụng để bón lót, bón thúc vào đất hoặc phun qua lá

– K2SO4 là phân sinh lý chua do có gốc acic SO­4– vì vậy không nên bón cho đất quá chua đất phèn hay đất mặn.

– Thích hợp để bón cho các loại cây có nhu cầu lưu huỳnh cao như cây lấy dầu, cà phê hoặc cây mẫn cảm với Cl–.

 

* Biện pháp sử dụng hiệu quả phân Kali

Các cây trồng khác nhau có nhu cầu về kali khác nhau, việc cung cấp đầy đủ và kịp thời kali cho cây trồng sẽ giúp cây trồng sinh trưởng phát triển tốt cho năng suất cao.

– Cần ưu tiên bón kali cho những cây trồng có nhu cầy về kali căonh: Mía, khoai tây, cà phê.

– Kali khi bón vào đất sẽ bị keo đất hấp phụ và kali ít di động do vậy tuỳ thuộc vào tính chất của đất để có cách bón và độ sâu bón phù hợp tạo điều kiện cho rễ cây dễ dàng hút kali một cách dễ dàng. Trên đất thịt nặng, giàu sét cây trồng thu hút kali ít thuận lợi hơn so với các loại đất khác.

– Căn cứ vào thành phần cơ giới đất để có cách bón và lượng bón kali cho phù hợp. Trên những loại đất có thành phần cơ giới nặng có khả năng cố định kali cao do vậy vấn đề rửa trôi kali trên loại đất này không phải là vấn đề nghiêm trọng, trên loại đất này có thể bón kali với lượng khá giảm số lần bón; Ngược lại trên loại đất có thành phần cơ giới nhẹ thì khả năng rửa trôi kali lớn khi bón nên chia làm nhiều lần để bón.

– Bón kali cần quan tâm đến pH (độ chua của đất) bởi vì phân kali đa số là phân chua sinh lý, khi bón vào đất đặc biệt là đất chua sẽ làm cho pH đất giảm đột ngột sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây trồng. Vì vậy khi bón kali trên đất chua thì nhất thiết phải bón vôi để cải tạo đất trước.

– Để tránh kali bị giữ chặt trên bề mặt đất, phân kali cần được vùi sâu vào đất. Cần chú ý để cho phân, phân phối đều trong đất vì kali khuyếch tán trong đất chậm.

 

3.4. Phân trung lượng

Là loại phân chứa một loại chất dinh dưỡng chính mà cây trồng sử dụng với lượng trung bình như: Canxi (Ca), Magiê (Mg),  Lưu huỳnh (S) và Silic (SiO2);

 

3.5. Phân vi lượng

Là loại phân chưa  những yếu tố dinh dưỡng mà cây trồng sử dụng với lượng ít gồm: sắt (Fe), kẽm (Zn), đồng (Cu), bo (B), môlipđen (Mo) mangan (Mn) và clo (Cl);…

          Phân vi lương tuy cây trồng cần một lường rất nhỏ nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây và đặc biệt là chất lượng của nông sản phẩm vì vậy cần lưu ý bổ sung đầy đủ các yếu tố vi lượng cho cây để đảm bảo năng suất và tăng tính cạnh tranh cho nông sản phẩm.

 

3.6. Chất điều hoà sinh trưởng.

Chất điều hoà sinh trưởng là những chất có hoạt tính sinh lý cao như Vitamin, enzyme, hormone có vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh quá trình sinh trưởng phát triển và các hoạt động sinh lý của cây trồng.

Chất điều hoà sinh trưởng ở thực vật chia thành hai nhóm có tác dụng đối kháng về mặt sinh lý là chất kích thích sinh trưởng và chất ức chế sinh trưởng.

Đối với các chất điều hoà sinh trưởng khi sử dụng nên lưu ý sử dụng với nồng độ thấp hợp lý nếu sử dụng với nồng độ cao sẽ có tác dụng ngược lại.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Công nghệ Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư