Chơi chữ là cách sử dụng từ ngữ độc đáo với ý nghĩa có thể ẩn dụ, nhân hóa, đã kích hay châm biếm sự việc, sự vật. Đây là biện pháp thường xuất hiện trong ca dao, tục ngữ, thành ngữ hoặc thơ ca.
Chơi chữ là cách biến hóa ngôn từ kết hợp tính nghệ thuật của người Việt. Nó được sử dụng phổ biến trong thơ ca chính thống và ca dao, tục ngữ gắn liền trong cuộc sống đời thường. Biện pháp tu từ này có tác dụng làm câu thơ, lời văn thêm phần dí dỏm, trào phúng và có tính giáo dục cao.
Chơi chữ bằng biện pháp nói láiVí dụ:
– “Một con cá đối nằm trên cối đá, Hai con cá đối nằm trên cối đá”.
-Thầy giáo, tháo giày đi dép lốp”.
– “Con mỏ kiến đậu trên miếng cỏ. Chim vàng lông đậu cạnh vồng lang”.
Chơi chữ bằng cách dùng từ đồng âm
-Vũ cậy mạnh vũ ra vũ múa, vũ gặp mưa vũ ướt cả lông
– Thị phải chầu thị đứng thị xem, thị cũng thèm thị không có ấy.
Chơi chữ bằng cách lặp phụ âm đầuVí dụ:
Mênh mông muôn mẫu một màu mưa
Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ
Mộng mị mỏi mòn mai một một
Mỹ miều may mắn mấy mà mơ
Chơi chữ bằng chiết tự
Ví dụ:
Tù nhân xuất khứ hoặc vi quốc.
Hoạn quá đầu thì thủy kiến trung.
Nhân hữu ưu sầu ưu điểm đại.
Lung khai trúc sản, xuất chân long.