PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT TẠI GIA ĐÌNH
1. Bệnh sốt xuất huyết là gì?
- Sốt xuất huyết là 1 bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi Dengue gây ra. Bệnh lây do muỗi vằn hút máu truyền siêu vi từ người bệnh sang người lành.
- Muỗi vằn sống trong ghà, chúng hút máu cả ngày lẫn đêm.
2. Vì sao sốt xuất huyết nguy hiểm?
- Sốt xuất huyết xảy ra quanh năm, đặc biệt vào mùa mưa có thể thành dịch.
- Bệnh có thể trở nặng bất ngờ, dẫn đến tử vong.
- Bệnh chưa có thuốc điều trị dặc hiệu và thuốc phòng ngừa.
3. Làm sao biết bị sốt xuất huyết?
- Khi thất những triệu chứng khả nghi sau:
+ Sốt cao đột ngột, liên tục từ 39-40 độ trong 2-7 ngày liền.
+ Dấu hiệu xuất huyết: nổi những chấm đỏ ngoài da, chảy máu cam, chảy máu răng.
+ Đau bụng nôn ói.
4. Vì sao người ta bị mắc sốt xuất huyết?
- Do muỗi vằn đốt người bệnh sốt xuất huyết sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt.
- Muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết có màu đen trên thân và chân có những đốm trắng nên được gọi là muỗi vằn. đời sống của muỗi vằn liên quan chặt chẽ với hoạt động của con người.
- Muỗi vằ trú đậu trong nhà, trên quần áo, chăn, màn, dây phơi và đồ dùng trong nhà.
- Muỗi vằn hút máu ban ngày mạnh nhất là sáng sớm và chiều tối.
- Muỗi vằn đẻ trứng trong các dụng cụ chứa nước do chính con người làm ra ở trong và xung quanh như bể, chum vại, giếng, phuy, các đồ vật phế thải có nước như lọ hoa, bát kê chân chạn, lốp xe, vỏ dừa….
5. Làm gì để phòng chống sốt xuất huyết?
- Bệnh sốt xuất huyết rất nguy hiểm nhưng chưa có thuốc điều trị đặc biệt và thuốc dự phòng. Vì vậy muốn phòng bệnh sốt xuất huyết mỗi gia đình cần diệt muỗi và lăng quăng.
Ø Loại bỏ nơi muỗi đẻ trứng và diệt lăng quăng trong và ngoài nhà.
+ Đậy kín các vật chứa nước trong và ngoài nhà như lu khạp, phuy, hồ chứa nước….để ngăn không cho muỗi đẻ trứng.
+ Đối với các vật chứa nước ở ngoài nhà nhưng không sử dụng thường xuyên cần phải lật úp, không để đọng nước.
+ Hằng tuần phải thay nước, cọ rửa vách các lu khạp để diệt lăng quăng và loại bỏ trứng muỗi thường bám vào thành bên trong.
+ Thả cá 7 màu vào các dụng cụ chứa nước để ăn lăng quăng.
+ Thường xuyên tahy bình nước các bình bông.
+ Cho muối hoặc dầu cặn vào các chén nước chống kiến ở chân tủ đựng thức ăn.
+ Thường xuyên dọn dẹp các vật có thể động nước quanh nhà: ly, chén, chai lọ bể, lon đồ hộp, gáo dừa….thu xếp các vỏ xe cũ gọn gàng, có đồ đậy tránh đọng nước để ngăn không cho muỗi có cơ hội đẻ trứng.
Ø Phòng muỗi đốt ở nhà:
- Ngủ mùng kể cả ban ngày.
- Không cho trẻ chơi đùa nơi tranh tối tranh sáng, gầm giường, góc kẹt để tránh muỗi đốt.
- Trong nhà dọn dẹp ngăn nắp, sạch thoáng không treo áo làm chỗ cho muỗi trú đậu.
- Đuổi và diệt muỗi bằng nhang xông muỗi, bình xịt muỗi.