LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Các giải pháp xung đột tộc người ở Châu Phi

các giải pháp xung đột tộc người ở Châu Phi
2 trả lời
Hỏi chi tiết
283
1
0
卍 mikey 卍
12/12/2021 20:16:27
+5đ tặng

Các cuộc xung đột ở châu Phi

Xung đột xảy ra ở châu Phi phần lớn là những cuộc nội chiến giữa các bộ tộc. Kể từ những năm 1960 đến nay, gần 20 nước châu Phi đã phải gánh chịu tình cảnh này. Theo Báo cáo về xung đột vũ trang trên thế giới năm 2006 của Ngân hàng thế giới (WB), châu Phi hiện chiếm 41% trong tổng số các cuộc xung đột trên thế giới. Nguyên nhân là do “chủ nghĩa bộ lạc” cùng sự đói nghèo tại châu lục. Nguy cơ của một cuộc nội chiến xảy ra khi thu nhập bình quân đầu người ở quốc gia đó thấp, tăng trưởng kinh tế giảm, phụ thuộc quá nhiều vào việc xuất khẩu những nguồn tài nguyên quý hiếm như dầu mỏ và kim cương…

Chi phí (chủ yếu lấy từ nguồn trợ giúp của cộng đồng quốc tế) nhằm giải quyết các cuộc xung đột tại châu lục này rất lớn, chiếm khoảng 1 tỉ USD/năm ở Trung Phi, trên 800 triệu USD/năm ở Tây Phi. Xung đột khiến nền kinh tế của nhiều nước rơi vào tình trạng kiệt quệ, hàng triệu người dân lâm vào cảnh nghèo đói. Ước tính một cuộc nội chiến xảy ra tại một nước châu Phi khiến hơn 15% dân số rơi vào tình trạng nghèo đói, hơn 30% số người sống trong cảnh cực nghèo.

Ở châu Phi hiện nay, một số nước vẫn phải đối mặt với xung đột như Cốt Đi-voa, Công-gô, Ni-giê-ri-a, U-gan-đa, Ru-an-đa, Bu-run-đi, Ăng-gô-la, nổi bật là hai cuộc xung đột tại Đa-phơ (Xu-đăng) và Xô-ma-li.

Xung đột tại Đa-phơ trong thời gian qua đã trở thành một cuộc xung đột mang tính chất trầm trọng. Đây là cuộc xung đột nội chiến giữa các dân quân địa phương của Ả Rập với hai nhóm phiến quân (Phong trào vì công lý, công bằng; và Phong trào giải phóng Xu-đăng) chủ yếu gồm những người thuộc các sắc tộc Phi như Gia-ga-u-ô, Pho và Ma-sa-li. Hai nhóm này không đưa ra yêu sách ly khai, nhưng đòi chia sẻ tài nguyên và quyền lực ở Xu-đăng. Những đợt tấn công của lực lượng nổi dậy và dân quân vũ trang đã làm gián đoạn công tác cứu trợ nhân đạo của cộng đồng quốc tế, tạo ra một cuộc thảm sát lớn trên đất nước Xu-đăng. Theo Tổ chức Y tế thế giới (tháng 6 -2004), số người thiệt mạng tại Đa-phơ sau 18 tháng kể từ khi xảy ra xung đột là 50.000 người. Thống kê của Liên hợp quốc (tháng 3-2005) cho thấy: khoảng 10.000 người chết/tháng; tổng số người thiệt mạng do cuộc nội chiến tính đến tháng 9-2006 là 450.000 người. Bên cạnh đó, có khoảng 2,5 triệu người phải lánh nạn sang các nước láng giềng.

Trong khi châu Phi đang phải giải quyết những hậu quả nặng nề từ cuộc xung đột tại Đa-phơ, tháng 12-2006, tại Xô-ma-li, đã xảy ra một cuộc xung đột mới, khiến khu vực Đông Phi rơi vào tình trạng bất ổn định. Xung đột ở Xô-ma-li là cuộc xung đột vũ trang giữa lực lượng Ê-ti-ô-pi-a và Chính phủ lâm thời Xô-ma-li (TFG) với phe quân sự Hồi giáo và Tổ chức Toà án Hồi giáo (ICU). Cuộc xung đột diễn ra khi các nhà lãnh đạo ICU tuyên bố Xô-ma-li là một nhà nước của chiến tranh, tất cả người dân Xô-ma-li nên tham gia cuộc chiến tranh chống lại Ê-ti-ô-pi-a. Ngày 24-12-2006, chính quyền Ê-ti-ô-pi-a bắt đầu tuyên chiến với ICU. Theo đánh giá của Liên hợp quốc, Ê-ti-ô-pi-a đã huy động ít nhất 8.000 quân; trong khi Ê-ri-tơ-ri-a điều khoảng 2860 quân để ủng hộ nhóm Hồi giáo; số binh lính và quân đội của Xô-ma-li cũng lên tới 10.000 người. Liên hợp quốc ước tính có khoảng 1.000 người chết và 3.000 người bị thương trong cuộc chiến này.

Những nỗ lực giải quyết xung đột

Thời gian gần đây, các nước châu Phi ngày càng nhận thức rõ hậu quả của các cuộc xung đột, nội chiến đối với sự phát triển kinh tế của khu vực. Năm 2002, Liên minh châu Phi (AU) đã chính thức được thành lập với Cơ chế giám sát đồng đẳng châu Phi (APRM). Hoạt động của APRM hướng tới việc thúc đẩy dân chủ, nâng cao trách nhiệm của các nước thành viên thông qua thực hiện các chính sách và tiêu chuẩn nhằm kiến tạo sự ổn định chính trị, phục vụ cho tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực.

Tại Hội nghị cấp cao AU tổ chức ở Ê-ti-ô-pi-a (năm 2004), các chủ đề về an ninh khu vực, phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế đã được đưa ra thảo luận. Ủy ban thực hiện sáng kiến đã thông qua chương trình “Đối tác mới vì sự phát triển châu Phi - NEPAD" nhằm chấn hưng nền kinh tế châu Phi với tổng số vốn đầu tư nước ngoài 64 tỉ USD/năm. NEPAD đã đưa ra các biện pháp như tiếp tục cải thiện tình hình chính trị, thiết lập cơ chế giám sát, đặt ra các tiêu chuẩn cho sự điều hành của các chính phủ. Bên cạnh đó, AU đề xuất kế hoạch tăng ngân sách hằng năm từ 43 triệu USD lên 297 triệu USD cho việc tăng cường lực lượng gìn giữ hoà bình và chống đói nghèo, theo đó, mỗi nước cam kết dành 0,5% ngân sách quốc gia đóng góp vào quỹ nhằm tạo nguồn thu ngân sách 1,7 tỉ USD cho các hoạt động thường xuyên của tổ chức. Hội nghị còn đưa ra kế hoạch đầu tư 1,7 tỉ USD trong 3 năm 2005 - 2007 để thực hiện mục tiêu giảm đói nghèo, riêng 2005 khoảng 600 triệu USD. Cũng tại hội nghị này, Hội đồng hòa bình và an ninh châu Phi (PSC), Nghị viện châu Phi, Toà án châu Phi vì quyền con người và quyền các dân tộc đã được thành lập. Theo kế hoạch, đến năm 2010, PSC sẽ thành lập một lực lượng thường trực bố trí tại 5 khu vực của châu Phi nhằm ngăn chặn các hoạt động xung đột, giải quyết khủng hoảng nhân đạo ở Xu-đăng, Công-gô, Bu-run-đi, Xi-ê-ra Lê-ôn, Li-bê-ri-a và Cốt Đi-voa.

Bên cạnh những nỗ lực của châu Phi, nhóm các nước G8 đã phối hợp với AU và các tổ chức khác của châu lục phát triển năng lực gìn giữ hoà bình và ổn định tại đây. Nhóm tập trung vào việc cung cấp kỹ thuật phối hợp cho các lực lượng bảo vệ châu Phi; tạo nguồn vốn giúp cho việc gìn giữ hoà bình ở châu Phi bao gồm cả năng lực quản lý tài chính, vận tải, hậu cần; chống khủng bố ở châu Phi thông qua hợp tác với Trung tâm chống tội phạm của EU. Bên cạnh đó, nhóm G8 đã phối hợp với AU và các tổ chức tiểu khu vực phát triển Hệ thống cảnh báo sớm lục địa và thành lập một Ban phản ứng nhanh của AU.

Liên hợp quốc cũng có các biện pháp hỗ trợ giải quyết xung đột và hậu quả xung đột ở châu Phi, đặc biệt tại "điểm nóng" Đa-phơ hiện nay. Năm 2005, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và 6 nước châu Phi xung quanh Xu-đăng đã nhóm họp, bỏ phiếu thông qua các nghị quyết như Nghị quyết 1590 cho phép gửi hơn 10.000 binh sĩ đến Xu-đăng nhằm ổn định tình hình ở Đa-phơ; Nghị quyết 1591 với các biện pháp trừng phạt đối với tất cả các bên tham gia quá trình quân sự hoá Đa-phơ; Nghị quyết quy định việc Toà án hình sự quốc tế thực hiện quyền truy tố tội phạm chiến tranh ở Xu-đăng. Sau cuộc chiến đẫm máu xảy ra hồi tháng 7 và 8- 2006, Liên hợp quốc đã phê chuẩn nghị quyết 1706, đưa 17.300 lính gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc tới Xu - đăng. Tháng 3 - 2007, Liên hợp quốc yêu cầu chính phủ Xu-đăng dàn xếp và gánh vác một phần trách nhiệm tại Đa-phơ; kêu gọi hoạt động khẩn cấp của cộng đồng quốc tế nhằm bảo vệ người dân tại đây. Tháng 4-2007, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki Mun đã kêu gọi AU và chính phủ Xu-đăng thống nhất các biện pháp hỗ trợ của Liên hợp quốc cho lực lượng gìn giữ hòa bình của AU ở Đa-phơ.

Ngân hàng thế giới đã cung cấp tài chính và trợ giúp kỹ thuật cho các nước châu Phi bị ảnh hưởng của xung đột qua các hình thức hỗ trợ khẩn cấp, phát triển chiến lược phục hồi, tái thiết đất nước... Gần đây, WB xây dựng 8 chiến lược hỗ trợ cho hơn 20 nước châu Phi bị ảnh hưởng của xung đột với 82 dự án trị giá 5,5 tỉ USD, trợ cấp 25 triệu USD cho Quỹ hậu xung đột và Quỹ ủy thác cho các nước có thu nhập thấp.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
minh chii
12/12/2021 20:21:56
+4đ tặng
nhóm các nước G8 đã phối hợp với AU và các tổ chức khác của châu lục phát triển năng lực gìn giữ hoà bình và ổn định tại đây. Nhóm tập trung vào việc cung cấp kỹ thuật phối hợp cho các lực lượng bảo vệ châu Phi; tạo nguồn vốn giúp cho việc gìn giữ hoà bình ở châu Phi bao gồm cả năng lực quản lý tài chính, vận tải, hậu cần; chống khủng bố ở châu Phi thông qua hợp tác với Trung tâm chống tội phạm của EU. Bên cạnh đó, nhóm G8 đã phối hợp với AU và các tổ chức tiểu khu vực phát triển Hệ thống cảnh báo sớm lục địa và thành lập một Ban phản ứng nhanh của AU.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư