THAM KHẢO
Ông Hai vốn rất yêu cái làng chợ Dầu của mình. Vì kháng chiến, ông phải lên nơi tản cư và mang theo trong lòng hình ảnh que hương sâu đậm. Mỗi khi được nói chuyện về làng, ông vui náo nức đến lạ thường “con mắt ông sáng hắt lên, cái mặt biến chuyển hoạt động.Nỗi bất hạnh lớn đã đổ sụp xuống đầu ông. Ông “sững sờ, cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được”. Khi trấn tĩnh được phần nào, ông còn cố chưa tin cái tin ấy. Nhưng rồi những người tản cư đã kể rành rọt quá, lại khẳng định họ “vừa ở dưới ấy lên”, làm ông không thể không tin.Từ lúc ấy, trong tâm trí ông Hai chỉ cổ cái tin dữ ấy xâm chiếm, nó thành một nỗi ám ảnh, day dứt. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông “cúi gằm mặt xuống mà đi”. Về đến nhà, ông “nằm vật ra giường” rệu ra cả tâm hồn. Rồi tủi thân khi nhìn đàn con, “nước mắt ông lão cứ dàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?”.Nỗi tủi hổ khiến ông không dám ló mặt ra ngoài. Lúc nào cũng nơm nớp lo sợ. Một đám đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa, ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến “cái chuyện ấy”. Cứ thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam-nhông… là ông lủi ra một góc nhà, nín thít. Thôi lại chuyện ấy rồi!Tác giả diễn tả rất cụ thể nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông Hai cùng với nỗi đau xót, tủi hổ của ông trước cái tin làng mình theo giặc.Khi nghe tin làng Dầu theo giặc, tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước của ông Hai đã có một cuộc xung đột nội tâm gay gắt. Trước đây, ông yêu làng là yêu bằng cái tình cảm cố hữu của người nông dân đối với nơi chôn nhau cắt rốn. Người Việt Nam ai mà chẳng thế. Ông yêu làng và ông yêu nước nữa. Thế nhưng, tình yêu nước và ý thức bảo vệ đất nước nó chưa thực sự rõ ràng và quyết liệt. Lúc còn ở làng, ông cũng hăng hái cùng anh em đồng chí đi đào hào, đắp ụ, dựng bốt chống giặc. Thế nhưng, việc làm ấy là để bảo vệ làng mà thôi.