Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một trong hai bài thơ lục bát đã học về

Viết  đoạn  văn  nêu  cảm  nghĩ  của  em về  một  trong hai bài  thơ  lục  bát  đã  học về: À  ơi  tay mẹ  hoặc về  thăm  mẹ. 
3 trả lời
Hỏi chi tiết
244
0
0
duong nguyen
14/12/2021 09:17:32
+4đ tặng
Trong những tác phẩm thơ đã được đọc, em đặc biệt ấn tượng với À ơi tay mẹ của nhà thơ Bình Nguyên. Đây là một bài thơ đậm chất trữ tình, với âm hưởng và giai điệu du dương như một ca khúc ru của mẹ. Điệp từ “À ơi” lặp đi lặp lại nhiều lần ở đầu các câu thơ đã ươm nhạc cho tâm hồn người đọc. Trong giai điệu dìu dặt, hấp dẫn ấy, em cảm nhận được tình mẹ thiêng liêng và cao cả. Bàn tay của mẹ nhỏ bé thế mà cũng to lớn như trời bể. Che mưa chắn gió, đem đến bình yên, an lành cho người con bé bỏng. Mẹ hi sinh tất cả chỉ mong con được ngon giấc, đủ đầy. Sự hi sinh vĩ đại không hỏi mong hồi đáp ấy, thử hỏi, còn có thể có ai ngoài người mẹ? Tất cả những cảm xúc yêu thương, trân quý của tình mẹ bao la đó, đã được nhà thơ Bình Nguyên truyền tải trọn vẹn vào bài thơ lục bát À ơi tay mẹ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Lê Thị Thơ
14/12/2021 09:17:41
+3đ tặng
tham khao
Bài thơ À ơi tay mẹ của nhà thơ Bình Nguyên thực sự là một khúc ru chứa chan tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý. Hình ảnh người mẹ được sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ, hiện lên qua biểu tượng bàn tay. Chính bàn tay tưởng như nhỏ bé ấy, lại có thể làm tất cả mọi việc. Từ chắn mưa, chặn bão đến chắt chiu, may vá, bế bồng. Trăm việc ngàn công đều do bàn tay mẹ, ấy thế mà sao mẹ vẫn dịu dàng, vẫn yêu thương, vẫn cho con đủ đầy ấm áp? Có lẽ, đó chính là sức mạnh vĩ đại của tình mẹ. Trên thế gian này, chẳng có thứ tình cảm nào có thể thiêng liêng hơn cả tình mẹ. Những nỗi niềm cao cả ấy, được nhà thơ Bình Nguyên đưa vào tác phẩm thơ uyển chuyển như một lời hát ru. Đó là lời ca, là lời tâm tình, là lời nguyện đáp của người mẹ dành cho thiên thần bé bỏng của mình. Thật ý nghĩa làm sao những áng thơ dịu dàng ấy!
Thùy Lâm {TL}
hay quá bn ơi!
1
0
Hân
14/12/2021 09:18:04
+2đ tặng

Ca dao Việt Nam có rất nhiều bài nói về công ơn của cha mẹ, nhưng tôi cảm thấy yêu thích nhất là bài:

“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Qua bài ca dao, tác giả dân gian đã khẳng định công ơn to lớn của đấng sinh thành, và qua đó khuyên nhủ con cái phải biết hiếu thảo với cha mẹ. Không chỉ nội dung ý nghĩa, mà nghệ thuật được sử dụng cũng khiến tôi cảm thấy ấn tượng. “Công cha” được so sánh với “núi Thái Sơn” - một ngọn núi có thật ở Trung Quốc. Đây là ngọn núi cao, có địa hình hiểm trở và từng trở thành cảm hứng sáng tác của nhiều nhà văn nhà thơ. Khi so sánh công ơn dưỡng dục của người cha với núi Thái Sơn, mỗi người mới hiểu hết được sự lớn lao của cha. Trên hành trình của sự trưởng thành, cha chính là người dạy dỗ con những điều hay lẽ phải, hướng con trở thành một người có đạo đức. Tiếp đến là “nghĩa mẹ” được so sánh với hình ảnh “nước trong nguồn chảy ra” - dòng nước mát mẻ và tinh khiết. Hình ảnh so sánh gợi nhắc về những hy sinh của mẹ. Người mẹ mang nặng đẻ đau suốt chín tháng mười ngày, sinh con ra và chăm sóc con từng miếng ăn giấc ngủ. Con lớn lên nhờ dòng sữa trong trẻo và ngọt ngào của mẹ. Ngay cả khi trưởng thành, dù có bất cứ khó khăn gì, đứa con vẫn đều tìm về bên mẹ để được vỗ về, yêu thương. Như vậy, bài ca dao đã đem đến cho tôi bài học suy ngẫm sâu sắc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo