Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập dàn ý về vẻ đẹp của Kiều

lập dàn ý về vẻ đẹp của thuý kiều trong đoạn thơ sau kiều càng sắc sảo mặn mà so bề tài sắc lại là phần hơn làn thu thuỷ nét xuân sơn hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh một hai nghiêng nước nghiêng thành sắc ddaanhf đòi môt tài đành hoạ hai thông minh vốn sẵn tính trời pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm cung thương lầ bậc ngũ âm nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương khúc nhà tay lựa nên trương một thiên bạc mệnh lại càng não nhân
1 trả lời
Hỏi chi tiết
210
1
0
Mort Tie
17/12/2021 18:06:51
+5đ tặng

I. Mở bài

– Truyện Kiều là một kiệt tác của Nguyễn Du trong thi đàn văn chương Việt Nam

– Tác giả đã khắc họa thành công hình tượng nhân vật của mình đặc biệt là nhân vật Thúy Kiều

II. Thân bài

1. Vẻ đẹp của Thúy Kiều

– Kiều sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn

– Thúy Kiều người con gái có vẻ đẹp tuyệt sắc giai nhân khiến thiên nhiên cũng phải ganh tị: “mây thua nước tóc” “ liễu hờn kém xanh”

– Thúy Kiều vừa có sắc vừa có tài năng cầm, kì, thi, họa. Nhan sắc và sự tài hoa của Thúy Kiều báo hiệu cho một dự cảm không lành, một số phận éo le, bất hạnh.

=> Số phận chung của người phụ nữ xưa phải chịu những tủi cực, khó khăn, sự bất công của xã hội. Cuộc đời của họ như tấm lụa đào phất phơ giữa chợ, như thân bèo trôi nổi vô định không biết trôi dạt về đâu.

2. Các đức tính tốt đẹp của Thúy Kiều

Những đức tính cao đẹp của Thúy Kiều đại diện cho người phụ nữ xưa dưới chế độ phong kiến:

- Chữ hiếu: Kiều bán mình để chuộc cha và em làm tròn đạo hiếu

+ Thúy Kiều thật đáng thương khi rơi vào hoàn cảnh gia đình tan tác, nàng đã phải hy sinh chính hạnh phúc của mình để cứu lấy gia đình, cứu lấy cha -> Đặt chữ hiếu lên hàng đầu, gạt bỏ tình yêu với Kim Trọng-> Nàng bán thân mình để chuộc cha.

=> Lòng hiếu thảo, đức hy sinh – đức tính cao đẹp của người phụ nữ trong xã hội khi bị đẩy đến bước đường cùng.

- Chữ nghĩa:

+ Đối với tình yêu thì Thúy Kiều là một người chung thủy, son sắc. Nàng luôn khao khát một tình yêu đẹp, một tình yêu đúng nghĩa. Nhưng trải qua những mối tình khác nhau càng khiến Kiều thêm thấm thía.

+ Tình yêu không trọn vẹn, Thúy Kiều nhờ em là Thúy Vân tiếp nối mối tình dang dở của mình

+ Số phận của Kiều gặp nhiều éo le:

  • Mối tình với Kim Trọng vì chữ hiếu mà không được trọn vẹn
  • Mối tình với Thúc Sinh, Thúy Kiều trở thành vợ lẽ, chịu cảnh ghen tuông của Hoạn Thư, nếm trải thân phận “kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng” => tình cảnh điển hình của phụ nữ xã hội phong kiến.
  • Mối tình với Từ Hải - người đã giúp Kiều giải oan - trọn vẹn nhưng ngắn ngủi

3. Đánh giá nghệ thuật

- Nghệ thuật miêu tả ước lệ tượng trưng của văn học cổ điển khắc họa sinh động chân dung nhân vật Kiều qua đó toát lên tính cách nhân vật.

- Sử dụng miêu tả khái quát cùng biến hóa, uyển chuyển tạo hứng thú với chân dung nhân vật

- Nghệ thuật sử dụng ngôn từ độc đáo, đặc biệt là những từ có giá trị gợi tả cao.

>> Có thể xem lại soạn văn Chị em Thúy Kiều để xác định những luận điểm, luận cứ quan trọng cần triển khai.

III. Kết bài

Nêu cảm nhận về nhân vật Thúy Kiều:

– Nhân vật Kiều là nhân vật điển hình cho hình tượng người phụ nữ xưa -> Ca ngợi phẩm giá của người phụ nữ

– Lên án, tố cáo một xã hội bất công, thối nát đẩy con người vào tình cảnh éo le

Bài văn mẫu tham khảo phân tích chân dung Thúy Kiều qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều

Làm nên sự thành công rực rỡ của kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du không chỉ ở nội dung phản ánh sâu sắc, nhân văn; nghệ thuật “ngụ cảnh tả tình” bậc thầy của nhà văn mà còn nằm trong cách xây dựng chân dung nhân vật chân thực, bứt phá. Điều này được thể hiện rõ nét nhất trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” mà xuất sắc nhất là trong xây dựng chân dung nhân vật Thúy Kiều.

Trong đoạn trích này, Nguyễn Du không miêu tả ngay Thúy Kiều mà nhận xét, đánh giá trong sự so sánh, đối chiếu với Thúy Vân:

“Kiều càng sắc sảo mặn mà

So bề tài sắc lại là phần hơn”

“Sắc sảo” ở đây là vẻ đẹp trí tuệ. “Mặn mà” lại là vẻ đẹp ngoại hình đằm thắm. Nhan sắc của Thúy Kiều so với Thúy Vân rõ ràng có thêm chiều sâu, quyến rũ. Đã vậy, nhà thơ còn khẳng định sự vượt trội hơn hẳn của Kiều bằng những từ ngữ chỉ mức độ như: “càng”, “hơn”. Ở đây, Nguyễn Du đã sử dụng nghệ thuật đòn bẩy, miêu tả Thúy Vân trước, lấy Thúy Vân làm nền để trên đó vẻ đẹp Thúy Kiều được tỏa sáng!

Nhan sắc của Thúy Kiều được Nguyễn Du tái hiện:

“Làn thu thủy nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”

Tác giả sử dụng những hình ảnh ước lệ, tượng trưng như “thu thủy” - nước mùa thu, “xuân sơn” - núi mùa xuân. Vẫn lấy thiên nhiên như “hoa”, “liễu” làm chuẩn mực để so sánh với vẻ đẹp của con người. Nhưng không tả chi tiết như Thúy Vân, Nguyễn Du miêu tả nàng Kiều theo lối điểm nhãn. Ngòi bút thiên tài chỉ tập trung vào đôi mắt và vẻ thanh tân, tươi thắm.

Đôi mắt nàng Kiều được ví như làn nước mùa thu long lanh, trong sáng. Ẩn dụ “làn thu thủy” vừa gợi tả vẻ đẹp nhan sắc vừa toát lên sự tinh anh, trí tuệ. Hơn thế nữa, Nguyễn Du miêu tả ngoại hình mà biểu đạt cả vẻ đẹp nội tâm. Vì, đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, soi vào đôi mắt như nước hồ thu ấy, ta có thể thấy tâm hồn nàng trong trẻo, thanh sạch biết bao! Đôi mắt đẹp lại ẩn dưới nét mày thanh nhẹ, tươi non như sắc núi mùa xuân thì càng thêm quyến rũ. Thúy Kiều đã vượt lên trên vẻ đẹp hoàn hảo của Thúy Vân, để trở thành cái đẹp tuyệt đích, có một không hai! Dùng ý ở câu thơ chữ Hán: “Nghiêng nước nghiêng thành”, Nguyễn Du nhấn mạnh hơn nữa sắc đẹp có sức mê hoặc làm thành nghiêng, nước đổ của nàng Kiều.

Tuy nhiên, với Thúy Vân, thiên nhiên “thua”, “nhường”. Còn trước nàng Kiều, thiên nhiên “hờn”, “ghen”, đố kị:

“Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”

Vẻ đẹp của nàng hoa phải ghen, nét thanh xuân của nàng liễu phải hờn. Chữ “hờn”, “ghen” trong phép tu từ nhân hóa mà Nguyễn Du sử dụng nhấn tả dung nhan của nàng Kiều, mặt khác thể hiện rõ sự đối kháng, không tương hợp với con người và thiên nhiên. “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen nên nhan sắc của Thúy Kiều cũng dường như là một dự báo về cuộc đời nổi chìm, bất hạnh, giông bão.

Tả Thúy Vân, Nguyễn Du chủ yếu miêu tả về nhan sắc. Với Thúy Kiều “Sắc đành đòi một tài đành họa hai”, Nguyễn Du dành một phần tả sắc, hai phần tả tài:

“Thông minh vốn sẵn tính trời

Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm”

Trí tuệ của nàng Kiều là trời cho, thiên bẩm. “Thi họa đủ mùi ca ngâm” là làm thơ, vẽ tranh, đàn hát Thúy Kiều đều rất mực tài hoa. Trong đó, “ăn đứt” hơn hẳn người khác là tài đàn:

“Cung thương làu bậc ngũ âm

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương

Khúc nhà tay lựa nên chương

Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”

“Làu bậc ngũ âm” là sự điêu luyện trong kĩ thuật chơi đàn. Tiếng đàn của nàng Kiều không chỉ ngân lên những âm thanh huyền diệu mà còn nức nở nhiều cung bậc cảm xúc. Mỗi nốt nhạc rung lên là mỗi tiếng ai oán, não nùng, khổ đau, sầu thảm. Cung đàn “bạc mệnh” Kiều tự sáng tác chính là sự ghi lại tiếng lòng của một trái tim giàu trắc ẩn, đa cảm, đa sầu.

Như vậy, qua việc khắc họa chân dung nhân vật Thúy Kiều ta có thể thấy vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp sắc - tài - tình. Cả sắc và tài của Kiều đều đạt đến độ tuyệt mĩ nhưng chính tài, sắc ấy đã ngầm dự báo một tương lai không yên ổn. Miêu tả ngoại hình, tài năng mà dự báo số phận, hé mở tâm hồn là đặc sắc của Nguyễn Du trong nghệ thuật tả người.



 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư