LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày cảm nhận của về cảnh thiên nhiên và tâm hồn của Bác qua bài thơ Cảnh khuya bằng một đoạn văn khoảng 10 - 12 câu

Trình bày cảm nhận của về cảnh thiên nhiên và tâm hồn của Bác qua bài thơ Cảnh khuya bằng một đoạn văn khoảng 10-12 câu.
2 trả lời
Hỏi chi tiết
177
0
0
Mort Tie
17/12/2021 19:30:31
+5đ tặng

Bác Hồ - người cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam, cả cuộc đời Bác đã cống hiến cho sự nghiệp cách mạng vĩ đại của dân tộc. Dù bận trăm công ngàn việc nhưng Bác vẫn luôn hòa mình với thiên nhiên, cảnh vật như bài thơ Cảnh Khuya

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Trong đêm khuya thanh vắng, lạnh lẽo giữa núi rừng Việt Bắc hoang sơ, tiếng suối vang lên như tiếng hát xa của người thiếu nữ ngân vang vọng về. Câu thơ với hình ảnh so sánh, ví von của Bác đã mang đến một cảm giác ấm áp, gần gũi và thân thương với con người. Bởi cảnh rừng yên ắng, tĩnh mịch đó không còn lạnh lẽo vì có tiếng suối, tiếng hát làm bạn, cùng ngân lên khúc nhạc vui tươi, réo rắt. Và bức tranh ấy còn có cảnh, đó là ánh trăng tròn in bóng xuống tán cây đại thụ và bóng cây lại đan lồng với hoa cỏ. Thiên nhiên quấn quýt, giao hòa, các sự vật cùng đan lồng vào nhau tạo nên bức tranh có nhiều lớp lang, tầng bậc. Không gian lúc này không chỉ bao trùm bởi bóng tối của màn đêm mà rực rỡ sắc màu, lung linh, huyền ảo. Bức tranh ấy có nhạc, có họa đã xua đi đêm tối lạnh lẽo, u buồn của rừng núi hoang sơ.

Thả hồn với thiên nhiên, say đắm trước cảnh đẹp đêm nay nhưng dường như đó là giây phút để Bác tạm quên đi những mệt mỏi, lo lắng trong lòng. Bởi người thi sĩ ấy trằn trọc trong đêm khuya không chỉ vì niềm riêng mà là một nỗi lo cho nước nhà chưa yên bóng giặc:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Người ngồi đó lặng im, thả mình trong nhưng suy tư, trăn trở. Đất nước còn chìm trong chiến tranh, nhân dân còn chịu cảnh lầm than khổ cực, con đường cứu nước còn dặc dài gian khổ thì sao Người có thể trọn giấc đêm nay. Bóng dáng Bác nhỏ bé lặng im giữa rừng khuya thanh vắng nhưng tâm hồn ấy thật bao la, cao cả. Bác đâu sống vì mình mà cả đời lo nghĩ cho muôn dân, cho đất nước ngày mai thái bình.

Bài thơ vừa khắc họa hình ảnh người thi sĩ với tâm hồn lãng mạn, cảm nhận được vẻ đẹp hoang sơ nơi núi rừng Việt Bắc, vừa khắc họa người chiến sĩ cách mạng trong nỗi trăn trở nước nhà. Qua đó, ta thêm yêu quý và trâ trọng tấm lòng của Bác với đất nước Việt Nam.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Tt Tôi
17/12/2021 19:31:39
+4đ tặng

Mở đầu là âm thanh tiếng suối róc rách, văng vẳng đâu đó, mơ hồ bên tai, khiến nhà thơ tưởng như có giọng hát ngọt ngào của ai đó vang vọng trong đêm khuya thanh tĩnh. Biện pháp so sánh, làm cho tiếng suối gần gũi với con người hơn và có sức sống, trẻ trung. Cách so sánh và liên tưởng tài tình tiếng suối giống như tiếng hát xa vừa thể hiện sự êm dịu của âm thanh vừa gợi ra tình yêu của con người đối với thiên nhiên. Dù đó chỉ là âm thanh nhỏ bé vọng lại từ rừng xa nhưng người đã hết sức nâng niu, quý trọng.

Nguyễn Trãi trong bài “Côn Sơn ca” cũng đã có cách ví von tài tình ấy:

Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.

Nếu Nguyễn Trãi hình dung tiếng suối thánh thoát dìu dặt như tiếng đàn cầm thì Hồ Chí minh lại ngỡ tiếng suối như tiếng hát. Nếu tiếng đàn trong bài Côn sơn ca gợi về sự thoát tục, Nguyễn Trãi muốn tìm kiếm một thế giới thật sự yên tịnh và thanh cao đẻ lánh đời thì tiếng hát ở bài thơ cảnh khuya, Hồ Chí Minh tha thiết muốn gắng kết với cuộc đời. Hai tâm hồn đều hòa nhập với thiên nhiên. Một người cho rằng nhạc trời là đàn cầm – Một người cho rằng nhạc trời là tiếng hát. Đàn cầm và tiếng hát khác nhau nhưng cả hai đều là âm nhạc.

Nếu câu thứ nhất là vẻ đẹp của âm tranh thì câu thứ hai là vẻ đẹp về hình ảnh. Hình ảnh trong câu thơ này có vẻ đẹp của một bức tranh nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối:

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa

Cảnh ở đây có dáng hình vươn cao toả rộng của vòm cổ thụ, ở trên cao lấp loáng ánh trăng, có bóng lá, bóng trăng in vào khóm hoa thuê dệt. Bức tranh chỉ có hai màu sáng tối, trắng đen mà đã tạo nên vẻ lung linh, chập chờn, lại ấm áp, hòa hợp, quấn quýt bởi âm hưởng của từ “lồng” trong cùng một câu thơ. Chính vì biện pháp so sánh và điệp từ “lồng” đã cho thấy vẻ đẹp lung linh, huyền ảo của đêm trăng rừng.

Trăng là bạn đường, là tri kỉ với Hồ Chí Minh. Thiên nhiên nói chung, trăng nói riêng trong thơ Bác vô vàn ánh trăng. Trong Nhật kí trong tù Bác có viết:

“Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp
Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông”.

(Cảm tưởng đọc thiên gia thi)

Người ngắm trăng soi ngoài của sổ
trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

(Vọng nguyệt)

Từ cảnh vật, Người trở về với thực tại.  Bằng biện pháp lặp từ, hai câu thơ cuối cho thấy tâm trạng không ngủ được của Bác vì: say mê trước vẻ đẹp của ánh trăng; vì lo việc nước còn bao nỗi gian lao:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Bác lí giải vì sao giữa đêm khuya mà Người vẫn chưa ngủ.  Hai từ “chưa ngủ” được lặp lại có tác dụng nhấn mạnh tâm trạng của Bác, để gắn kết tâm trạng trước và sau từ “chưa ngủ”. Hai câu thơ là sự rung động, niềm say mê trước vẻ đẹp như tranh của đêm trăng ở núi rừng Việt Bắc. Sau đó là tâm trạng thao thức chưa ngủ chính là vì lo nghĩ đến vận mệnh của đất nước.

Câu thơ Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ đóng vai trò là câu chuyển ý vừa mở ra vẻ đẹp vừa khép lại thể hiện chất nghệ sĩ trong tâm hồn của Hồ Chí Minh. Nhưng đến câu thơ thứ tư bất ngờ mở ra vẻ đẹp và chiều sâu mới trong tâm hồn của nhà thơ:

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Bác thao thức chưa ngủ vì lo đến vận mệnh của đất nước. Hay chính vì thức khuya lo cho vận mệnh của đất nước nên Người đã bắt gặp ánh trăng rừng tuyệt đẹp. Điệp từ “chưa ngủ” đặt ở cuối câu thứ ba và đầu câu thứ tư là bản lề để mở ra hai tâm trạng trong cùng một con người: niềm say mê thiên nhiên và nỗi lo việc nước. Hai tâm trạng đó đã thống nhất trong con người của Bác – một nhà thơ, một người chiến sĩ trong vị lãnh tụ.

Qua bài thơ ta nhạn thấy ở Bác một tình yêu thiên nhiên tha thiết, một tinh thần lạc quan yêu đời và phong thái ung dung tự tại giữa cuộc đời bề bộn. Khí phách Hồ Chí Minh bộc lộ ngay ở những lười thơ giản dị nhất.

Suốt cuộc đời Người lo cho dân, cho nước. Cảnh khuya không phải là bài thơ duy nhất nói về việc Bác chưa ngủ, không ngủ vì vận mệnh của đất nước. Nếu như đọc tập “Nhật kí trong tù ta sẽ bắt gặp bài “Không ngủ được” – (Một canh … hồn quanh) hay bài Đêm không ngủ (Năm canh thao thức không nằm, Thơ tù ta viết hơn trăm bài rồi).

Có lẽ ai cũng thấy rằng: Việc Bác không ngủ là vì lo việc nước, vì thương bộ đội, thương dân công, thương các cụ già. Không những thế Bác còn yêu các cháu nhi đồng, đã nhín thời gian quý báu của mình để đến thăm trại trẻ mồ côi Kim Đồng.

“Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng”.

Cuộc đời của Người đã dành trọn vẹn cho dân tộc, chăm lo hạnh phúc cho nhân dân, không một chút riêng tư. Đúng như Tố Hữu đã nói:

“Bác ơi tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông mọi kiếp người”.

  • Kết bài:

Bài thơ “Cảnh khuya” có sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp hiện thực và bút pháp lãng mạn. Tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống nâng cánh tâm hồn thơ bay bổng. Ta bắt gặp ở đây một tâm hồn thi sĩ trong một người chiến sĩ cách mạng kiên trung, một cư sĩ trong một nhà lãnh đạo tài ba. Lúc nào Người cũng một lòng lo cho dân, cho vận mệnh đất nước. Bài thơ toát lên vẻ đẹp tâm hồn của Bác vừa giản dị, thanh cao vừa  lớn lao, mạnh mẽ đến phi thường.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư