LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

20/12/2021 08:55:28
Giải bài có thưởng!

Phát biểu nào sau đây là đúng về chuyển động cơ học

 

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng về chuyển động cơ học:

A. Chuyển động cơ học là sự thay đổi khoảng cách theo không gian của vật so với vật khác.

B. Chuyển động cơ học là sự thay đổi phương chiều của vật.

C. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật theo thời gian so với vật khác.

D. Chuyển động cơ học là sự thay đổi hình dạng của vật so với vật khác.

Câu 2: Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào là chuyển động đều ?

A. Chuyển động của người đi xe đạp khi xuống dốc

B. Chuyển động của ô tô khi khởi hành

C. Chuyển động của đầu kim đồng hồ

D. Chuyển động của đoàn tàu khi vào ga

Câu 3: Cách nào sau đây làm giảm được ma sát nhiều nhất ?

A. Vừa tăng độ nhám vừa tăng diện tích của bề mặt tiếp xúc

B. Tăng độ nhẵn giữa các bề mặt tiếp xúc

C. Tăng độ nhám giữa các bề mặt tiếp xúc

D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc

Câu 4: 108km/h = ….m/s

A. 30m/s

B. 20m/s

C. 15m/s

D. 10m/s

Câu 5: Một ô tô đang chuyển động trên mặt đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là:

A. ma sát trượt

B. ma sát nghỉ

C. ma sát lăn

D. lực quán tính

Câu 6: Chọn phát biểu đúng về tính tương đối của chuyển động:

A. Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì một vật đứng yên so với vật này sẽ đứng yên so với vật khác.

B. Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì một vật đứng yên so với vật này nhưng lại chuyển động so với vật khác.

C. Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì một vật chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào quỹ đạo chuyển động.

D. Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì một vật chuyển động so với vật này sẽ chuyển động so với vật khác.

Câu 7: Hãy chọn câu trả lời đúng: Một người ngồi trên đoàn tàu đang chạy thấy nhà cửa bên đường chuyển động. Khi ấy người đó đã chọn vật mốc là:

A. Toa tàu.

B. Bầu trời.

C. Cây bên đường.

D. Đường ray.

Câu 8: Hãy chọn câu trả lời đúng. Muốn biểu diễn một vec tơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố:

A. Phương, chiều

B. Điểm đặt, phương, chiều

C. Điểm đặt, phương, độ lớn

D. Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn

Câu 9: Độ lớn vận tốc biểu thị tính chất nào của chuyển động ? Hãy chọn câu đúng.

A. Quãng đường chuyển động dài hay ngắn

B. Tốc độ chuyển động nhanh hay chậm

C. Thời gian chuyển động dài hay ngắn

D. Cho biết cả quãng đường, thời gian và sự nhanh chậm của chuyển động

Câu 10: Đơn vị của vận tốc là:

A. km.h

B. m.s

C. km/h

D. s/m

Câu 11: Lực ma sát nào giúp ta cầm quyển sách không trượt khỏi tay ?

A. Lực ma sát trượt.

B. Lực ma sát nghỉ.

C. Lực ma sát lăn.

D. Lực ma sát trượt và lực ma sát nghỉ.

Câu 12: Trường hợp nào dưới đây chuyển động mà không có lực tác dụng ?

A. Xe máy đang đi trên đường

B. Xe đạp chuyển động trên đường do quán tính.

C. Chiếc thuyền chạy trên sông

D. Chiếc đu quay đang quay

Câu 13: Một người đi xe máy với vận tốc 12m/s trong thời gian 20 phút. Quãng đường người đó đi được là:

A. 240m

B. 2400m

C. 14,4km

D. 4km

Câu 14: Câu nào sau đây không đúng khi nói về các lực cân bằng:

A. Hai lực cân bằng cùng đặt lên một vật.

B. Hai lực có độ lớn bằng nhau.

C. Hai lực cân bằng cùng chiều nhau.

D. Hai lực cân bằng có phương nằm trên một đường thẳng.

Câu 15: Vận tốc của ô tô là 36km/h, của người đi xe máy là 18m/s, của tàu hoả là 14m/s. Thứ tự sắp xếp nào sau đây đúng theo thứ tự nhanh nhất đến chậm nhất:

A. Ô tô - tàu hỏa - xe máy        

B. Tàu hỏa - ô tô - xe máy

C. Xe máy - ô tô - tàu hỏa

D. Xe máy - tàu hỏa - ô tô.

Câu 16: Khi ngồi trên ô tô hành khách thấy mình nghiêng người sang phải. Câu nhận xét nào sau đây là đúng ?

A. Xe đột ngột tăng vận tốc

B. Xe đột ngột giảm vận tốc

C. Xe đột ngột rẽ sang phải

D. Xe đột ngột rẽ sang trái

Câu 17: Lực nào sau đây không phải là lực ma sát ?

A. Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường

B. Lực xuất hiện khi lốp xe đạp lăn trên mặt đường

C. Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn

D. Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ xát với nhau.

Câu 18: Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát nghỉ:

A. Kéo trượt cái bàn trên sàn nhà

B. Quả dừa rơi từ trên cao xuống

C. Chuyển động của cành cây khi gió thổi

D. Chiếc ô tô nằm yên trên mặt đường dốc

Câu 19: Khi vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì:

A. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động.

B. Vật đang chuyển động sẽ chuyển động chậm dần.

C. Vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.

D. Vật đang chuyển động sẽ chuyển động nhanh dần.

Câu 20: Trong các cách làm sau, cách nào làm tăng được lực ma sát ?

A. Tăng diện tích mặt tiếp xúc.

B. Tăng độ nhẵn mặt tiếp xúc.

C. Tra dầu mỡ bôi trơn.

D. Tăng độ nhám mặt tiếp xúc.

Câu 21: Áp lực là:

A. Lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

B. Lực ép có phương song song với mặt bị ép.

C. Lực ép có phương tạo với mặt vị ép một góc bất kì.

D. Lực ép có phương trùng với mặt bị ép.

Câu 22: Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực nào?

A. Lực kéo do đầu tàu tác dụng lên toa tàu.

B. Trọng lực của tàu.

C. Lực ma sát giữa tàu và đường ray.

D. Cả ba lực trên.

Câu 23: Đơn vị của áp lực là:

A. N/m2.

B. Pa.

C. N.

D. N/cm2.

Câu 24: Muốn tăng áp suất thì:

A. giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ.

B. giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực.

C. tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ.

D. tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực.

Câu 25: Muốn giảm áp suất thì:

A. giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ.

B. tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ.

C. tăng diện tích mặt bị ép và giữ nguyên áp lực.

D. giảm diện tích mặt bị ép và giữ nguyên áp lực

Câu 26: Công thức tính áp suất gây ra bởi chất lỏng là:

A. p = d.h.

B. p = h/d.

C. p = d/h.

D. Một công thức khác.

Câu 27: Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc:

A. Khối lượng lớp chất lỏng phía trên.

B. Trọng lượng lớp chất lỏng phía trên.

C. Thể tích lớp chất lỏng phía trên.

D. Độ cao lớp chất lỏng phía trên

Câu 28: Đặt một bao gạo 60 kg lên một ghết 4 chân có khối lượng 4kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 8 cm2. Áp suất mà gạo và ghế tác dụng lên mặt đất là:

A. p = 20000N/m2.

B. p = 2000000N/m2.

C. p = 200000N/m2.

D. Là một giá trị khác.

Câu 29: Một bình hình trụ cao 2,5 m đựng đầy nước. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3. Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình là:

A. 2500 Pa.

B. 400 Pa.

C. 250 Pa.

D. 25000 Pa.

Câu 30: Một thùng đựng đầy nước cao 80cm. Áp suất tại điểm A cách đáy 20cm là bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Hãy chọn đáp án đúng.

A. 8000 N/m2.

B. 2000N/m2.

C. 6000N/m2.

D. 60000N/m2

Câu 31: Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp giấy bị bẹp lại là vì:

A. việc hút mạnh đã làm bẹp hộp

B. áp suất bên trong hộp tăng lên làm cho hộp bị biến dạng

C. áp suất bên trong hộp giảm, áp suất khí quyển ở bên ngoài hộp lớn hơn làm nó bẹp

D. khi hút mạnh làm yếu các thành hộp làm hộp bẹp đi

Câu 32: Điều nào sau đây là đúng khi nói về sự tạo thành áp suất khí quyển?

A. Áp suất khí quyển có được là do không khí tạo thành khí quyển có trọng lượng.

B. Áp suất khí quyển có được là do không khí tạo thành khí quyển có độ cao so với mặt đất.

C. Áp suất khí quyển có được là do không khí tạo thành khí quyển rất nhẹ.

D. Áp suất khí quyển có được là do không khí tạo thành khí quyển có chứa nhiều loại nguyên tố hóa học khác nhau.

Câu 33: Áp suất khí quyển thay đổi như thế nào khi độ cao càng tăng?

A. Càng tăng

B. Càng giảm

C. Không thay đổi

D. Có thể vừa tăng, vừa giảm.

Câu 34: Trường hợp nào sau đây áp suất khí quyển nhỏ nhất

A. Tại đỉnh núi

B. Tại chân núi

C. Tại đáy hầm mỏ

D. Trên bãi biển

Câu 35: Trong các kết luận sau, kết luận nào không đúng đối với bình thông nhau?

A. Bình thông nhau là bình có 2 hoặc nhiều nhánh thông nhau.

B. Tiết diện của các nhánh bình thông nhau phải bằng nhau.

C. Trong bình thông nhau có thể chứa 1 hoặc nhiều chất lỏng khác nhau.

D. Trong bình thông nhau chứa cùng 1 chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở cùng 1 độ cao.

Câu 37: Công thức nào sau đây là công thức tính áp suất:

A. p = F/S.

B. p = F.S.

C. p = S/F.

D. p = dV.

Câu 38: Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường vì:

A. để giảm trọng lượng của tường xuống mặt đất.

B. để tăng trọng lượng của tường xuống mặt đất.

C. để tăng áp suất lên mặt đất.

D. để giảm áp suất tác dụng lên mặt đất.

Câu 39: Trường hợp nào không phải là ma sát trượt ?

A. Ma sát giữa đế dép và mặt sàn

B. Khi phanh xe đạp, ma sát giữa 2 phanh và vành xe

C. Ma sát giữa quả bóng lăn trên mặt sàn          

D. Ma sát giữa trục quạt bàn và ổ trục

Câu 40: Đại lượng nào làm thay đổi vận tốc của vật:

A. Quãng đường

B. Thời gian

C. Công suất

D. Lực

0 trả lời
Hỏi chi tiết
354

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Vật lý Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư