Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Dựa vào bài cảnh khuya viết bài văn (từ 5đến7 câu) cảm nhận của em về bác Hồ

Dựa vào bài cảnh khuya viết bài văn (từ 5đến7 câu) cảm nhận của em về bác Hồ
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
173
0
0
Vũ Hùng
20/12/2021 22:07:11
+5đ tặng

Bác Hồ – người con của xứ Nghệ thân yêu, sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo có truyền thống yêu nước. Ngay từ khi còn nhỏ, cậu bé Nguyễn Sinh Côn đã tỏ ra là một đứa trẻ thông minh hơn người. Những năm tháng tuổi thơ của Người, chỉ biết đến qua sách vở thôi, cũng khiến tôi không thể không rơi nước mắt mỗi lần đọc lại. Cậu bé tinh anh ấy có một tuổi thơ vất vả hơn bao đứa trẻ khác. Năm mẹ cậu sinh thêm đứa em trai, nhưng vì thời buổi khó khăn và sức khỏe quá yếu, mẹ cậu bé Côn ngày ấy đã qua đời. Một mình chú bé 8 tuổi, vừa mất mẹ, bế đứa em đỏ hỏn mấy ngày tuổi trên tay. Em bé khóc vì đói, có mấy người hàng xóm bảo cậu bế em đi xin sữa, nhưng trong suy nghĩ của một đứa trẻ tám tuổi khi ấy đã rất chững chạc. Nguyễn Sinh Côn cho rằng chẳng ai muốn hai đứa trẻ xa lạ, không cha không mẹ lại ở nhà mình, nhất là vào những ngày Tết. Vậy là Côn một mình chăm em cho đến khi cha trở về. Lần đầu đọc cuốn sách ấy, tôi cũng chỉ là một đứa trẻ tám tuổi. Tôi đã khóc. Khóc vì thương cho đứa bé nhỏ, càng khóc vì thương cho một đứa trẻ tám tuổi như mình đã phải trải qua những đau thương chẳng dễ dàng gì. Khi tôi thử đặt mình vào hoàn cảnh đó, ngay cả lúc này, khi đã lớn hơn rất nhiều, tôi vẫn cảm thấy một nỗi đau ghê gớm và một sự bất lực đến bi thương. Nhưng đứa trẻ tám tuổi trong câu chuyện ấy, hơn một con người, đó là vĩ nhân, là anh hùng dân tộc, là Bác Hồ kính yêu, Người đã mang ánh sáng cách mạng đến cho một dân tộc lầm than thoát khỏi kiếp đời nô lệ. Nguyễn Sinh Côn lớn lên, theo cha vào Huế học tập, và từ rất sớm đã quan tâm đến tình hình dân tộc đang bị thực dân xâm lược.

Năm 1911, tại bến cảng Nhà Rồng lịch sử, người thanh niên hai mươi mốt tuổi Nguyễn Tất Thành đã lên chuyến tàu Đô đốc atouche - Tréville , ra đi tìm đường cứu nước cùng đôi bàn tay trắng. Bác đã đi đến nhiều nơi trên thế giới, làm mọi nghề: phụ bếp, quét tuyết, và là một trong những thành viên của tờ báo “ Người cùng khổ” bằng tiếng Pháp. Trong ba mươi năm bôn ba tại nước ngoài, Bác Hồ đã tự học được rất nhiều thứ tiếng. Có những câu chuyện kể lại việc học ngoại ngữ của Người đã trở thành tấm gương sáng của biết bao thế hệ. Chuyện kể rằng ban ngày, Bác làm phụ bếp trên tàu, sau đó sẽ đi quét tuyết ở New York để kiếm sống. Chỉ có ban đêm là thời gian rảnh để học ngoại ngữ. Mùa đông ở Âu Châu lạnh giá như đóng băng, vậy mà con người ấy chỉ có duy nhất một viên gạch để sưởi ấm. Thật cảm động biết bao trước tấm lòng cao cả của Người! Hi sinh mọi hạnh phúc cá nhân vì dân tộc, vì nhân dân mà quên mình, như Tố Hữu từng viết:

“Bác sống như trời đất của ta
Thương từng ngọn lúa mỗi nhành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già”.

Sau ba mươi năm đi khắp năm châu bốn bể, Người trở về lãnh đạo nhân dân Việt Nam làm Cách mạng. Ra đi khi hai mươi tuổi và trở về lúc xế chiều của một đời người, Bác đã hi sinh hạnh phúc cá nhân vì độc lập dân tộc. Bởi vậy mà đâu đó tôi đã từng nghe câu nói, ý đại khái rằng Bác rất nhiều con mà lại không con! Quả thực, ở Trung Quốc, ở Mỹ, ở Nga, hay ở Pháp, có mấy vị Tổng Thống hay lãnh tụ nào như thế.

Ngay cả khi Cách mạng tháng Tám thành công, ông cụ Hồ Chí Minh độc Tuyên Ngôn Độc Lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và được nhân dân bầu làm Chủ tịch đầu tiên của đất nước ấy, Bác vẫn sống giản dị như một ông cụ của làng quê Việt Nam:

“Nhà lá đơn sơ một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn
Giường mây chiếu cói, đơn chăn gôi
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn.”

Ai đã từng đến thăm lăng Bác hẳn sẽ hiểu những vần thơ trên chân thực đến nhường nào!

Bác không chỉ là lãnh tụ vĩ đại, là tấm gương sáng về bài học làm người cho lớp lớp những người con của Việt Nam, Bác còn là niềm tự hào của dân tộc, là một tâm hồn thi sĩ với tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. Việt Nam là một dân tộc nhỏ bé, ngoài kia, bên kia quả địa cầu có lẽ có người chưa biết đến đất nước hình chữ S nhưng cả nhân loại đều biết đến Hồ Chí Minh như một vĩ nhân, một tấm gương sáng về nghị lực sống.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Minh Lê
20/12/2021 22:08:51
+4đ tặng
Bác cũng luôn canh cánh bên lòng nỗi niềm dân, nước. Nỗi niềm ấy hội tụ mọi suy nghĩ, tình cảm và hành động của Người. Tuy Bác lặng lẽ ngắm cảnh thiên nhiên và phát hiện ra những nét đẹp tuyệt vời nhưng tâm hồn Bác vẫn hướng tới nước nhà.Bác đang ở cương vị một lãnh tụ Cách mạng với trách nhiệm vô cùng to lớn, nặng nề.Bài thơ bộc lộ rõ tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và ý thức trách nhiệm cao cả của Bác Hồ – vị lãnh tụ giản dị mà vĩ đại của dân tộc ta. Bài thơ là một trong muôn vàn dẫn chứng minh họa cho phong cách tuyệt vời của người nghệ sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh.
0
0
Nguyễn Huy Hoàng
20/12/2021 22:15:43
+3đ tặng
Trong tất cả những bài thơ của Bác Hồ giai đoạn kháng chiến thì em thích nhất là bài “Cảnh khuya”. Mặc dù bài thơ chỉ vỏn vẹn 4 câu thơ, nhưng đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp ở núi rừng Việt Bắc, có rừng cây, có trăng sáng, có tiếng suối, và đặc biệt có một người đang ở đó thao thức không ngủ được vì lo lắng cho sự an nguy của nước nhà.

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà".

Ở hai câu thơ đầu, Bác đã dùng tâm hồn của một người thi sĩ để vẽ nên bức tranh thiên nhiên đẹp hoàn mỹ. Bức tranh núi rừng hiện ra rất sinh động bởi nó có cả tiếng suối, có trăng, có bóng hoa.

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"

“Tiếng suối” được ví von với “tiếng hát xa” gợi cho ta một cảm giác thanh bình. Có lẽ không gian đó yên ắng lắm, mọi người, mọi vật đã chìm vào giấc ngủ, thì Bác mới có thể lắng nghe được tiếng suối từ sau khe núi vọng về. Nhưng dưới ngòi bút và tâm hồn lãng mạn của chủ tịch Hồ Chí Minh, thì nó nghe như tiếng hát, lời hát ngọt ngào, quen thuộc gần gũi như ở quê nhà. Bất chợt Bác nhìn lên bầu trời và nhìn thấy được một cảnh tượng thật đẹp.

Trăng “lồng” cổ thụ, bóng “lồng” hoa

Hình ảnh “trăng” xuất hiện không ít ở trong văn thơ, và ngay trong nhiều sáng tác của Hồ Chủ Tịch thì vẫn đã có bóng dáng của trăng, tuy nhiên ở bài thơ này, trăng hiện lên đẹp biết bao. Ánh trăng sáng luồn qua tầng cây cổ thụ, rồi sau đó chiếu xuống mặt đất trông như những bông hoa. Tâm hồn của Bác thật quá đỗi nên thơ, một hình ảnh mà chúng ta nghĩ rằng nó vô cùng quen thuộc, nhưng dưới ngòi bút của thi sĩ, nó được nâng lên một tầm mới, là vẻ đẹp nghệ thuật.

Vâng, chỉ mới hai câu thơ thôi, nhưng Bác Hồ kính yêu đã vẽ nên một bức tranh thơ mộng hữu tình giữa núi rừng hoang vu của Việt Bắc, điều này vừa cho thấy vẻ đẹp tâm hồn, tinh thần lạc quan yêu đời của Bác, vừa thể hiện được sự tinh tế, những rung cảm tuyệt vời không phải ai cũng có. Điều đáng nói ở đây là Bác đã dùng những từ ngữ giàu hình ảnh cùng lối gieo vần, chữ như đang tự sự, rất giản đơn, ngắn gọn mà súc tích, ai trong chúng ta đọc lên cũng có thể tưởng tượng ra ngay khung cảnh Tây Bắc lúc đó như thế nào.


 
Tiếp nối những rung cảm về cảnh vật thiên nhiên, Bác nhìn lại sự tồn tại của mình.

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Không phải một lời biện minh, nhưng hai câu thơ này Bác như đang tự trả lời cho câu hỏi: “Vì sao người chưa ngủ”. Giữa đêm khuya thanh vắng, chỉ còn văng vẳng tiếng suối, có ánh trăng sáng soi, có bóng cây, có “hoa”, nhưng chỉ khi “người chưa ngủ” mới có thể cảm nhận được vẻ đẹp đầy huyền bí ở nơi rừng núi như thế này được. Bác bộc bạch: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Đọc câu thơ lên ai nấy đều cảm phục trước một người con vĩ đại của dân tộc, một người tận tâm, hết mực yêu nước thương dân, trong khi mọi vật, mọi người đã nghỉ ngơi thì Bác vẫn đang phải lo lắng, nghĩ suy để đưa ra giải pháp nào tốt nhất cho quân ta giành thắng lợi, đất nước sớm được độc độc lập, tự do.

Con người chiến sĩ hòa quyện với tâm hồn thi sĩ tạo nên một tác phẩm “bất hủ” mà hầu như ai cũng thuộc lòng từng câu từng chữ.

Cảnh khuya không chỉ đẹp vì cảnh, mà nó còn đẹp vì tình, là tình yêu thương mà Bác Hồ dành cho hàng triệu trái tim người dân Việt Nam, là tình yêu dân tộc, yêu quê hương hết thảy. Thiết nghĩ, không biết chỉ một đêm hay biết bao nhiêu đêm Bác thao thức “vì lo nỗi nước nhà”? Càng đọc bài thơ này, em lại càng yêu mến và khâm phục trước tinh thần, nghị lực của Bác Hồ kính yêu.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×