Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Điệp ngữ là gì, có mấy dạng điệp ngữ, nêu ví dụ cho từng dạng điệp ngữ

Điệp ngữ là gì ,có mấy dạng điệp ngữ ,nêu ví dị cho từng dạng điệp ngữ. Giúp mình vớ ạ
4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
461
1
0
Hàn Nhi
22/12/2021 10:29:44
+5đ tặng
-Điệp ngữ là một biện pháp nghệ thuật ở đó việc tác giả lặp đi lặp lại một từ hoặc một cụm từ hay thậm chí là cả một câu có dụng ý cụ thể nhằm tăng tính biểu cảm cho đoạn văn hoặc đoạn thơ.
-các loại điệp ngữ:
  • Điệp ngữ cách quãng
  • Điệp ngữ nối tiếp
  • Điệp ngữ vòng

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Thạch Ngọc
22/12/2021 10:30:32
+4đ tặng

Biện pháp nghệ thuật điệp ngữ là việc một từ, cụm từ hay cả một câu được sử dụng lặp đi lặp lại. Từ đó giúp nhấn mạnh và tăng tính biểu cảm cho cách diễn đạt.

 

Điệp ngữ là gì

Dựa trên thành phần được lặp lại, ta có các kiểu điệp ngữ sau đây:

  • Điệp từ: Lặp đi lặp lại 1 từ duy nhất
  • Điệp ngữ: Lặp đi lặp lại 1 cụm từ hoặc 1 câu
  • Điệp cấu trúc cú pháp: Lặp đi lặp lại một dạng câu duy nhất (câu cảm thán, cầu khiến, nghi vấn, câu hỏi…)
Tác dụng của điệp ngữ là gì?
Tác dụng nhấn mạnh

Điệp ngữ sẽ giúp nhấn mạnh vào sự vật, hiện tượng được lặp lại hoặc nhấn mạnh vào tình cảm, tâm tư của nhân vật, của tác giả.

Ví dụ:

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!”

(Bếp lửa – Bằng Việt)

Cụm từ “Một bếp lửa” liên tiếp được lặp lại ở 2 câu thơ với vị trí đặt ngay đầu câu giúp nhấn mạnh và đặc tả hình ảnh bếp lửa mà người cháu luôn đau đáu trong lòng. Kết hợp với câu cảm thán cuối khổ thơ càng khắc họa rõ nét hơn nỗi nhớ và tình yêu thương của tác giả đối với bếp lửa tuổi thơ và người bà.

Tác dụng liệt kê

Điệp ngữ cho phép người nói/người viết liệt kê ra các sự vật, hiện tượng một cách đầy đủ để làm sáng tỏ ý nghĩa của từng sự vật, hiện tượng.

Ví dụ:

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,

Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?”

(Nhớ rừng – Thế Lữ)

Liên tiếp là những từ “đâu” và từ “ta” được trở đi trở lại trong một đoạn thơ ngắn. Giúp vị chúa sơn lâm liệt kê và hồi tưởng những chiến tích oai hùng trong quá khứ.

Tác dụng khẳng định

“Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập”.

(Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh)

Tác giả đã lặp lại đến 2 lần cụm từ “Dân tộc đó phải”. Đây là một lời khẳng định vô cùng đanh thép về quyền được độc lập, tự do của một dân tộc anh dũng, kiên cường.

Có mấy kiểu điệp ngữ?
Điệp nối tiếp

Là kiểu điệp mà tác giả đặt các từ và cụm từ ngay cạnh nhau để tạo nên sự liền mạch và cấp độ tăng tiến của cảm xúc trong câu thơ, câu văn.

Ví dụ:

“Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu

Cô gái ở Thạch Kim, Thạch Nhọn.”

(Gửi em, cô thanh niên xung phong – Phạm Tiến Duật)

“Rất lâu” được điệp lại 2 lần nối tiếp nhau thể hiện nỗi nhớ và hành trình kiếm tìm nhân vật “em” dài đằng đẵng của tác giả.

Điệp ngắt quãng

“Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim, hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa, tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre, trung hiếu chốn này”.

(Viếng lăng Bác – Viễn Phương)

Cụm từ “Muốn làm” cứ trở đi trở lại ở đầu mỗi câu thơ nhấn mạnh niềm khát khao, mong mỏi da diết của tác giả. Đó là mong muốn được hóa thân vào những vật như con chim, đóa hoa, cây tre để luôn được ở bên Bác Hồ.

Điệp chuyển tiếp (Điệp vòng)

Điệp vòng là biện pháp điệp mà tác giả sử dụng lại các từ kết thúc câu thơ, câu văn phía trước để lặp lại chúng ở đầu của câu văn, câu thơ nối liền tiếp sau. Từ đó tạo sự liền mạch khi chuyển tiếp giữa các câu, đồng thời tạo cho người đọc, người nghe cảm xúc dào dạt.

“Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương

Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.

Ngàn dâu xanh ngắt một màu,

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

(Chinh phụ ngâm khúc – Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm)

Từ “thấy” và “ngàn dâu” ở cuối câu trước đã được sử dụng lặp lại ở đầu các câu thơ sau giúp các câu có sự kết nối liền mạch hơn. Không những vậy còn khắc họa cái trùng điệp vô cùng của ngàn dâu xanh ngắt. Từ đó khiến cho nỗi nhớ chồng trở nên dài rộng hơn, sâu thẳm hơn.

Biện pháp nghệ thuật điệp ngữ giúp tăng thêm giá trị biểu đạt cho mỗi câu văn, câu thơ. Giúp nhấn mạnh và  khắc họa chân thực nhất tình cảm, tâm tư của tác giả. Mong rằng bài viết này sẽ giúp các em nhận biết điệp ngữ là gì và vận dụng tốt khi phân tích tác phẩm nghệ thuật.

1
1
good_girl
22/12/2021 10:33:16
+3đ tặng
- Điệp ngữ có tác dụng nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc, ý nghĩa, gợi hình tượng nghệ thuật cho các hình ảnh, âm thanh trong tác phẩm văn học. Ngoài ra, phép điệp còn có tác dụng giúp người đọc dễ nhớ và tiếp nhận.

- Có rất nhiều dạng điệp ngữ mà chúng ta cần phân biệt để tránh nhầm lẫn gồm:
+ ĐIỆP TỪ
  - Là phép điệp trong đó một từ được lặp lại nhiều lần trong 1 đoạn thơ hoặc đoạn văn. Các từ được lặp lại phải là tính từ hoặc động từ
  - .Tác dụng điệp từ: Để biểu đạt cảm xúc, khả năng gợi hình tượng nghệ thuật.

Ví dụ phép điệp từ

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu tổ quốc.

Vì xóm làng thân thuộc.

Bà ơi, cũng vì bà.

Vì tiếng gà tục tác.

Ổ trứng hồng tuổi thơ.

Từ “ ” được lặp lại 4 lần, đây là phép điệp từ.

Tác dụng: nguyên nhân người chiến sĩ phải cầm súng chiến để bảo vệ tổ quốc.
 + ĐIÊP NGỮ
  - Là biện pháp tu từ lặp lại một cụm từ 2 lần trở lên trong đoạn thơ hoặc đoạn văn.

Dạng điệp ngữ cụm từ này được chia thành 2 loại gồm 

  • Điệp ngữ nối tiếp: Các từ ngữ được lặp lại đứng cạnh nhau, nối tiếp nhau.
  • Điệp ngữ cách quãng: Là dạng điệp ngữ trong đó các từ ngữ được lặp lại và đứng cách xa nhau.

Ví dụ điệp ngữ

  • Ví dụ điệp ngữ cách quãng

Thương thay thân phận con tằm.

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.

Thương thay lũ kiến li ti.

Kiếm ăn được mấy phải đi tha mồi.

  • Ví dụ điệp ngữ nối tiếp

Một đèo…một đèo…lại một đèo.

Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo.
+ ĐIỆP NGỮ VÒNG
    - Điệp ngữ vòng hay còn gọi là điệp ngữ nối tiếp, là dạng điệp ngữ trong đó các từ ngữ được lặp lại đứng cuối câu trước và đầu câu sau.
 

Những lúc say sưa cũng muốn chừa.

Muốn chừa nhưng tính lại hay ưa.

Hay ưa nên nỗi không chừa được.

Chừa được nhưng mà cũng chẳng chừa…
+ ĐIỆP CẤU TRÚC

    - Là phép điệp ngữ lặp lại một cấu trúc cú pháp để phát triển ý hoàn chỉnh. Các từ ngữ được lặp phải liên quan và bổ sung ý nghĩa cho nhau.
Ví dụ
Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và cố gắng từng ngày. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn không bao giờ trễ hẹn. Bạn có thể không giỏi thể thao nhưng bạn luôn có nụ cười ấm áp.

Ngoài ra, nhiều nhà văn, nhà thơ sử dụng những dạng phép điệp khác rất độc đáo gồm:

Điệp vần

Định nghĩa: Các vần trong câu lặp lại với nhau và đứng cạnh nhau.

Ví dụ phép điệp vần:

Lơ thơ tơ liễu buông mành.

Con oanh học nói trên cành mỉa mai.

Điệp thanh 

Định nghĩa: Là dạng phép điệp các thanh bằng – thanh trắc với nhau. Đây là dạng phép điệp khó phân biệt nhất.

Ví dụ phép điệp thanh

Tài cao phận thấp chí khí uất.

Giang hồ mê chơi quên quê hương.

0
0
Hãy gọi tôi là ...
22/12/2021 10:33:23
+2đ tặng
           Biện pháp nghệ thuật điệp ngữ là việc một từ, cụm từ hay cả một câu được sử dụng lặp đi lặp lại
  • Điệp từ: Lặp đi lặp lại 1 từ duy nhất
  • Điệp ngữ: Lặp đi lặp lại 1 cụm từ hoặc 1 câu
Điệp cấu trúc cú pháp: Lặp đi lặp lại một dạng câu duy nhất (câu cảm thán, cầu khiến, nghi vấn, câu hỏi…)

Điệp ngữ sẽ giúp nhấn mạnh vào sự vật, hiện tượng được lặp lại hoặc nhấn mạnh vào tình cảm, tâm tư của nhân vật, của tác giả.

 

Điệp nối tiếp

Là kiểu điệp mà tác giả đặt các từ và cụm từ ngay cạnh nhau để tạo nên sự liền mạch và cấp độ tăng tiến của cảm xúc trong câu thơ, câu văn.

Ví dụ:

“Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu

Cô gái ở Thạch Kim, Thạch Nhọn.”

(Gửi em, cô thanh niên xung phong – Phạm Tiến Duật)

“Rất lâu” được điệp lại 2 lần nối tiếp nhau thể hiện nỗi nhớ và hành trình kiếm tìm nhân vật “em” dài đằng đẵng của tác giả.

Điệp ngắt quãng

“Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim, hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa, tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre, trung hiếu chốn này”.

(Viếng lăng Bác – Viễn Phương)

Cụm từ “Muốn làm” cứ trở đi trở lại ở đầu mỗi câu thơ nhấn mạnh niềm khát khao, mong mỏi da diết của tác giả. Đó là mong muốn được hóa thân vào những vật như con chim, đóa hoa, cây tre để luôn được ở bên Bác Hồ.

Điệp chuyển tiếp (Điệp vòng)

Điệp vòng là biện pháp điệp mà tác giả sử dụng lại các từ kết thúc câu thơ, câu văn phía trước để lặp lại chúng ở đầu của câu văn, câu thơ nối liền tiếp sau. Từ đó tạo sự liền mạch khi chuyển tiếp giữa các câu, đồng thời tạo cho người đọc, người nghe cảm xúc dào dạt.

“Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương

Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.

Ngàn dâu xanh ngắt một màu,

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

(Chinh phụ ngâm khúc – Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm)

Từ “thấy” và “ngàn dâu” ở cuối câu trước đã được sử dụng lặp lại ở đầu các câu thơ sau giúp các câu có sự kết nối liền mạch hơn. Không những vậy còn khắc họa cái trùng điệp vô cùng của ngàn dâu xanh ngắt. Từ đó khiến cho nỗi nhớ chồng trở nên dài rộng hơn, sâu thẳm hơn.

Biện pháp nghệ thuật điệp ngữ giúp tăng thêm giá trị biểu đạt cho mỗi câu văn, câu thơ. Giúp nhấn mạnh và  khắc họa chân thực nhất tình cảm, tâm tư của tác giả. Mong rằng bài viết này sẽ giúp các em nhận biết điệp ngữ là gì và vận dụng tốt khi phân tích tác phẩm nghệ thuật.

 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×