Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi

giải đi điểm cao
 
----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
Phần I: Đọc – hiểu (3điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
"Nhưng, ô kìa! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt
ca dêm, tưởng chừng như không bao giờ dứt, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám
trên bức tường gạch. Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Ở gần cuống lá còn giữ màu
xanh sâm, nhung với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vấn dũng
cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ".
(Ngữ văn 8, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
cua umy
a) Đoạn văn trên trích trong vắn bản nào? Tác giả là ai? Hn-i
b) Nếu nội dung của đoạn trích trên?
c) Theo em, bức tranh chiếc lá thường xuân mà họa sĩ già trong văn bản có đoạn
trích trên vẽ có xứng đáng là kiệt tác nghệ thuật không? Vì sao? Từ đó em hiểu thế nào
về
quan niệm nghệ thuật của tác giả?
Phần II: Làm văn (7điểm)
Câu 1 (2,0 điếm): Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8 đến 10 dòng)
trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của cụ Bơ-men trong tác phẩm “Chiếc
lá cuối cùng" của O.Hen-ri
Câu 2 (5,0 điểm):
Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam.
ĐÈ 2
Phần I. Đọc – hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Lão cổ làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng
nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm
quyền sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có
chuyện :
Thế nó cho bắt à ?
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt
chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão khóc mếu như
con nít. Lão hu hu khó...
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
602
1
0
Đặng Tùng
22/12/2021 21:49:32
+5đ tặng
b) bức tranh đó là 1 nghệ thuật vì :
- cứu giôn xi khỏi cái chết để thấy chiếc lá đó thật kiên cường 
phần 2 :
Sau khi học xong văn bản “Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn người Mĩ - O.Hen-ri, hình ảnh cụ Bơ - men với “kiệt tác đời mình” cứ đọng mãi trong lòng người đọc về những giá trị nhân văn hết sức cao đẹp. Cụ là một họa sĩ nghèo, tuổi đã già, sống một mình ở tầng dưới chung căn hộ với hai cô họa sĩ trẻ: Xiu và Giôn xi. Cả một đời làm nghệ thuật, cụ khát khao có bằng được một kiệt tác của riêng mình. Nhưng cái nghèo thì mãi vậy, thời gian lại nhanh chóng trôi qua, hoài bão của cụ vẫn chưa thực hiện được. Vốn đầy lòng thương người nên cụ Bơ - men vô cùng lo lắng khi biết bệnh tình của Giôn - xi. Cụ vừa lo sợ vừa tức giận với cái suy nghĩ vẩn vơ, tuyệt vọng của cô họa sĩ trẻ khi cô cố gắng cuộc sống còn lại của mình với chiếc lá cuối cùng bên ngoài cửa sổ kia. Cụ nhìn từng chiếc lá thường xuân cứ rụng dần theo mùa đông và chỉ còn một chiếc trơ trọi trên cành, cụ lặng lẽ âm thầm thực hiện một công việc. Tối hôm ấy, thời tiết thật khắc nghiệt, gió mưa dữ dội, bằng tình thương, bằng tài năng, cụ đã vượt qua tất cả để hoàn thành tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng”. Chính vì nó mà Giôn - xi đã hồi sinh trở lại, giúp cô thoát khỏi suy nghĩ muốn tìm đến cái chết và cô đã lạc quan yêu đời, khao khát sự sống trở lại. Nhưng người đọc càng nghẹn ngào khi biết rằng sau đêm ấy, cụ Bơ - men đã mắc bệnh viêm phổi rất nặng và qua đời ngay sau đó vài ngày. Nhân vật cụ Bơ - men thật đẹp, thật cao cả, là một nghệ sĩ chân chính, giàu tài năng. Cụ chỉ xuất hiện một chút ở đầu, giữa câu chuyện và thông qua lời kể của Xiu nhưng chính “kiệt tác” của cụ đã giúp cho người đọc cảm thấy tình người ấm áp: Sống và yêu thương!
câu 2 :

Chiếc nón lá từ lâu đời đã gắn bó và trở thành một biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam theo bề dày hàng nghìn năm lịch sử. Để làm nên một chiếc nón đòi hỏi người thợ phải thật tỉ mỉ và tinh tế. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về quy trình cũng như những thông tin về chiếc nón thông qua bài văn mẫu này nhé.

Chiếc nón lá có lịch sử rất lâu đời. Hình ảnh tiền thân của chiếc nón lá đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lữ, thạp đồng Đào Thịch vào khoảng 2500 – 3000 năm trước công nguyên. Từ xa xưa, nón lá đã hiện diện trong đời sống hằng ngày của người và gắn liền với hình ảnh người phụ nữ Việt Nam. Trải qua những năm tháng chiến tranh ác liệt, chiếc nón lá và nghề chằm nón vẫn được duy trì, gắn bó và tồn tại đến ngày nay.

Ở nước ta, nón lá được làm chủ yếu bằng nghề thủ công. Để làm nên một chiếc nón hoàn chính và đẹp đẽ, người thợ phải trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau đòi hỏi sự tỉ mỉ, cần mẫn, khéo léo. Đầu tiên, họ phải chọn ra những chiếc lá đều nhau, có chất liệu và màu sắc tương đối giống nhau. Nón được làm chủ yếu từ lá cọ, lá dừa. Người thợ phải chế biến lá thật kĩ càng để lá đạt đến một độ dẻo dai nhất định phục vụ quá trình đan lát. Sau bước chọn lá, người thợ tiến hành chọn chất liệu làm khung nón, thường khung nón được làm bằng tre, trúc. Người ta tỉ mỉ chuốt từng thanh tre, trúc thành những chiếc que rất nhỏ (to hơn chiếc tăm một chút) và có chiều dài to nhỏ khác nhau; sau đó người ta uốn cong thanh tre đấy thành vòng tròn và dùng một sợi chỉ thật chắc chắn để buộc cố định lại. Người ta lấy một thanh tre cứng hơn sau đó sắp xếp những vòng tròn từ nhỏ đến lớn thành hình chóp nón, mỗi vòng cách nhau từ 3 - 5cm để làm khung nón. Sau khi làm khung xong, người ta tiến hành đan nón. Những sợi lá dừa, lá cọ được đan khéo léo quanh chiếc khung và buộc chúng vào khung bằng sợi chỉ màu sắc. Bên trong chiếc nón thường được thiết kế để buộc chiếc quai. Quai nón là một mảnh vải làm bằng lụa, von,… có màu sắc khác nhau để cho chiếc nón thêm tươi đẹp. Bên trong nón, người ta thường khắc lên những bài thơ, những bài ca dao thơ mộng và đó cũng là tiền đề ra đời “chiếc nón bài thơ”. Phần bên ngoài người ta bọc lá dứa, lá cọ lại bằng một lớp nilong trong suốt để bảo vệ, tránh làm rách lá hoặc hư hại lá do tiếp xúc với ánh nắng mà vẫn giữ được vẻ đẹp, tính thẩm mĩ cho chiếc nón.

Ở Việt Nam có làng nghề làm nón ở Huế vô cùng nổi tiếng, thu hút nhiều khách du lịch. Những chiếc nón lá trải đi khắp nẻo đường và trở thành thân quen trong đời sống thường nhật của người phụ nữ. Chiếc nón lá không chỉ là vật dụng thiết thân, người bạn thủy chung với người lao động dùng để đội đầu che mưa, che nắng khi ra đồng, đi chợ, là chiếc quạt xua đi những giọt mồ hôi dưới nắng hè gay gắt mà còn là vật làm duyên, tăng nét nữ tính của người phụ nữ. Trong nghệ thuật, tiết mục múa nón của các cô gái với chiếc áo dài duyên dáng thể hiện nét dịu dàng, mềm mại kín đáo của người phụ nữ Việt Nam đã nhiều lần xuất hiện và đều nhận được những tràng pháo tay tán thưởng của khán giả.

Ở Việt Nam hiện nay có nhiều loại nón khác nhau: nón quai thao, nón dấu, nón ngựa, nón thúng,…mỗi loại nón có đặc điểm và cấu tạo khác nhau nhưng cùng mang đặc điểm điểm tô cho người phụ nữ, cho cuộc đời thêm xinh đẹp hơn. Muốn nón lá được bền lâu, chúng ta nên đội khi trời nắng, tránh đi mưa. Nếu đi mưa về thì lau khô và phơi nón ở chỗ mát. Sau khi sử dụng nên cất vào chỗ bóng râm, không phơi ngoài nắng sẽ làm cong vành, lá nón giòn và ố vàng sẽ khiến nón nhanh hỏng hơn đồng thời mất đi tính thẩm mĩ.

Nón lá từ lâu đã đi vào thơ ca, gắn liền với nhiều thế hệ con người Việt Nam và xuất hiện trong những dịp đặc biệt như: đám cưới,… nó trở thành một nét đẹp mà bất cứ du khách nào ghé đến Việt Nam cũng phải trầm trồ, suýt xoa. Dù cho đất nước, xã hội ngày càng phát triển thế nào thì chiếc nón vẫn luôn giữ vững giá trị tốt đẹp của nó và mãi là người bạn thân thiết của chúng ta.
                                                                          Đề 2 
ko có câu hỏi ???

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×