THUYẾT MINH VỀ CÁI PHÍCH NƯỚC
I-Mở bài
Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, có rất nhiều các loại đồ dùng, vật dụng được con người sử dụng trong gia đình. Đó là những vật dụng hữu ích, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của con người. Có công dụng như một loại bình để chứa nước, đặc biệt là giữ cho nước luôn ấm để mọi người trong gia đình có thể sử dụng bất kì lúc nào, mà không cần tốn công hâm nóng hay đi đun lại nước. Vật dụng thần kì này mang lại cho con người rất nhiều tiện ích. Đó là cái phích nước.
II-Thân bài
*Nguồn gốc :
Phích nước được phát minh bởi nhà lí học Sir James Dewas vào năm 1892. Nhờ cải tiến từ thùng nhiệt lượng kế của Newton. Vì chiếc máy của Niuton cồng kềnh, nhiều bộ phận nên việc bảo quản và làm vệ sinh rất khó khăn trong điều kiện phòng thí nghiệm . Để thực nghiệm chính xác yêu cầu của nhiệt lượng kế là cách ly tối đa nhiệt độ bên trong bình và môi trường bên ngoài .Từ đó, ông Dewas đã chế tạo thành loại bình có khả năng cách ly nhiệt,dùng cho giữ nước nóng và có hình dáng như chiếc phích nước hiện nay. Ngoài ra, chiếc phích nước còn xuất hiện đầu tiên ở Đức vào năm 1904.
*Cấu tạo bởi các bộ phận chính như: ruột và vỏ
- Phần vỏ hình trụ ,chiều cao tùy thuộc vào hình dạng và kích thước của phích. Vỏ phích - là bộ phận bảo vệ ruột phích, thường được làm bằng nhựa hoặc kim loại . Vỏ phích cũng là bộ phận cách nhiệt với ruột phích, người sử dụng có thể thoải mái sử dụng, va chạm với lớp vỏ bày mà không sợ bị phỏng, nóng. Ngày nay, do nhu cầu sử dụng đi kèm với nhu cầu thẩm mĩ nên con người nên những cái phích được trang trí bởi họa tiết hoa văn, những hình vẽ ở vỏ phích vô cùng độc đáo và đa dạng.Với đó là các loại nắp (phích nhựa thường dùng loại nắp có ren, phích kim loại thì dùng nút gỗ ).Nắp phích dùng để ngăn cản các hiện tượng truyền nhiệt của phích ,giúp nước ko tràn ra khỏi phích.Ngoài ra phích còn có quai cầm, phần đáy có độ hở để thoát hơi.
- Phích nước nóng giữ được nhiệt là do đặc trưng cấu tạo của ruột phích quyết định. Nhờ cấu tạo của ruột phích làm cho nhiệt lượng của nước không thể truyền đi bằng phương thức thông thường. Ruột phích có hai lớp vỏ thuỷ tinh mỏng tạo thành được tráng bạc có tác dụng hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt. Miệng phích nhỏ hơn nhiều so với thân phích, lại được đậy kín giúp cắt đứt hiện tượng đối lưu nhiệt, hiện tượng dẫn nhiệt bị cản trở bởi lớp chân không và lớp đệm.Đáy ruột là một núm nhỏ là nơi hút khí giữa hai lớp ruột phích nhằm ngăn chặn sự truyền nhiệt của nước trong phích và môi trường bên ngoài .
* Phân biệt :
- Phích nước có nhiều loại và nhiều kích cỡ khác nhau
+ Theo dung tích: Loại vừa (1,2 -1,5 lít);loại to (2 lít)
+Theo xuất xứ: Phích Rạng Đông, phích Trung Quốc.
*Nguyên lí giữ nhiệt :
Khi rót nước sôi vào phích ,do kết cấu của phích nước làm cho nhiệt lượng nóng ko thể theo phương thức thường mà truyền ra ngoài .
*Cách sử dụng :
- Phích nước khi sử dụng mở nắp rót nước vào và đậy lại. Muốn phích giữ được nước sôi lâu hơn ,ko nên rót đầy,chừa một khoảng trống giữa nước sôi và nút phích để cách nhiệt .
- Mới mua về nếu rót nước sôi vào ngay sẽ làm vỡ phích chỉ nên rót nước ở nhiệt độ 50 à 60 ‘’C
- Điều quan trọng là ta phải giữ gìn nũm phích vì nũm phích để giữ khoảng chân không góp phần làm giảm khả năng truyền nhiệt của nước.
- Tháo đáy phích kiểm tra xem núm thủy ngân có còn nguyên vẹn hay không. Tuy nhiên ruột phích truyền nhiệt kém, sự thay đổi nhiệt đột ngột như đổ nhanh nước nóng vào khi bình đang nguội lạnh, hay đổ nước lạnh vào khi bình đang nóng đều có thể làm bình bị nổ.
*Lợi ích : - Giá trị vật chất : giá thành của nó cũng rất rẻ, giá dao động từ một
trăm nghìn đồng đến hai trăm năm mươi nghìn đồng, tùy thuộc vào thể tích, mẫu
mã, nhãn hiệu…
- Giá trị tinh thần : nhờ những cái phích nước mà con người luôn có nước nóng để phục vụ các nhu cầu sinh hoạt như: pha trà, pha mì tôm, hòa cà phê….
*Bảo quản bằng cách:
– Bình mới mua về, sau khi rửa sạch, để ráo nước mới châm nước nóng vào, khi châm lần đầu hay với một bình đã lâu không sử dụng phải châm từ từ, tốt nhất là chỉ châm một ít, đậy nắp lại, vài phút sau mới châm tiếp.
– Sáng sáng, đổ hết nước cũ ra, tráng qua cho sạch hết cặn còn đọng lại trong lòng phích tồi mới rót nước sôi vào, đậy nắp thật chặt. Hay ta có thể đổ vào trong phích một ít giấm nóng, đậy chặt nắp lại, lắc nhẹ rồi để khoảng 30 phút, sau đó dùng nước lạnh rửa sạch thì chất cáu bẩn sẽ được tẩy hết.
– Nên để phích xa tầm tay trẻ nhỏ để tránh gây nguy hiểm.
– Muốn phích giữ được nước sôi lâu hơn, ta không nên rót đầy, chừa một khoảng trống giữa nước sôi và nút phích để cách nhiệt vì hệ số truyện nhiệt của nước lớn hơn không khí gần 4 lần. Cho nên nếu rót đầy nước sôi, nhiệt dễ truyền ra vỏ phích nước nhờ môi giới của nước.
Nếu có một khoảng trống không khí sẽ làm cho nhiệt truyền chậm hơn.
– Sau thời gian sử dụng, vỏ kim loại bị mục, giảm khả nang7 bảo vệ bình thì cần thay vỏ mớiđể an toàn người sử dụng.
III- KB
Phích nước thật sự là một đồ dùng rất tiện lợi cho cuộc sống hàng ngày trong mỗi gia đình. Nó như người bạn thân trong mỗi gia đình. Vào sáng sớm, bác nông dân mang phích nước nóng ra đồng, pha ấm trà nóng, rít điếu thuốc lào khi đã cày xong thửa ruộng thì sảng khoái biết bao. Khách đến chơi nhà không phải "đốt than quạt nước" vì đã có phích ủ sẵn nước nóng pha trà mời khách rồi... Như vậy có thể nói “Phích nước đã góp phần tạo nên một nét đẹp văn hoá ở Việt Nam”.