Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu ý nghĩa 2 câu thơ : “Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà”

Nêu ý nghĩa 2 câu thơ : “Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà”
2 trả lời
Hỏi chi tiết
1.138
0
0
Nguyễn Ngọc Huyền
26/12/2021 09:51:18
+5đ tặng
Miêu tả về khung cảnh làm cho bài thơ không thấy trống vắng, thiếu người ở một nơi hẻo lánh

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
siêu nhân đỏ
26/12/2021 10:35:57
+4đ tặng

Qua đèo ngang chủ yếu nói về quang cảnh ở đèo Ngang thoáng đãng nhưng heo hút,đã thấp thoáng có sự sống của con người nhưng vẫn còn hoang sơ. Đang xa quê hương nên đứng giữa khung cảnh ấy,tác giả lại càng thấy mình cô độc lẻ loi,nỗi nhớ quê càng da diết. Trong bài thơ,hai câu thơ đặc sắc và nhiều giá trị biểu cảm nhất có lẽ là:

“ Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà.”

Vốn được xem là một bài thơ Nôm đường luật mẫu mực. Từng câu trong bài đều tuân thủ một cách nghiêm ngặt của thơ đường luật. Hai câu thơ này cũng vậy,ta có thể thấy hai câu đối nhau rất chỉnh,vừa tả được cảnh lại vừa nói lên được tình của tác giả. “ lom khom” đối với “lác đác”. Lom khom là tư thế người,ở đây là tư thế của các chú tiều phu đang đốn củi hay cặm cụi làm việc. Lác đác tức là rất thưa thớt, cách nhau xa xa mới có. Cùng với đó “ dưới núi” đối với “ bên sông” đối nhau về vị trí địa hình,nối hai hình ảnh “ tiều vài chú” và “ chợ mấy nhà” tạo nên một chỉnh thể bức tranh khung cảnh nơi tác giả đang đứng. Dễ thấy ở đây sử dụng đảo từ, đáng lẽ ra phải là “ dưới núi lom khom vài chú tiều, bên sông lác đác mấy nhà chợ” việc tác giả đảo các tính từ “ lom khom” và “ lác đác” là có dụng ý gì? Phải chăng là để nhấn mạnh,tô đậm hơn vẻ hoang sơ tiêu điều nơi này, sự xuất hiện của con người,của hoạt động sinh hoạt là quá ít,núi có vài chú tiều nhỏ bé đốn củi,chợ nhà có nhưng cũng không thể nào đem lại cho nơi đây vẻ đông vui mà vẫn thật hoang vu. Cảnh như thế hỏi sao lòng người không sầu não cho được?

Hai câu thơ tả cảnh nhưng lại khiến ta thấy được tâm.trạng của nhà thơ. “ Cảnh buồn người có vui đâu bao giờ” cảnh hiện nên tiêu điều,vắng vẻ,mang màu buồn thì chắc hẳn bà huyện Thanh Quan cũng đang trĩu nặng một nỗi ưu sầu.Hai câu thơ có giá trị biểu cảm cao,được viết dưới ngòi bút của kẻ lữ khách tha hương càng khiến cho người đọc cảm nhận rõ ràng những cảm xúc truyền tải ở đó.

Ai đi xa quê không nhớ về quê hương,đặc biệt khi đứng trong hoàn cảnh cảnh vật u sầu ảm đạm tại càng khiến con người ta buồn phiền. Đứng trên đèo Ngang cao lưng chừng,nhìn xuống phía dưới tiêu điều xác xơ,một mình lẻ loi cô độc,giấu sao được nỗi lòng thổn thức bồi hồi. Tuy chỉ là một bài thơ tức cảnh nhưng nó đã truyền tải một cách sâu sắc tâm tư của tác giả,câu thơ đối nhau rất chỉnh,vẹn ý thể hiện tài năng của một cây bút trong sáng tác thơ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư