LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

VIẾT MỘT BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ ÁO DÀI VIỆT NAM, KHÔNG CHÉP MẠNG

VIẾT MỘT BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ ÁO DÀI VIỆT NAM 
KHÔNG CHÉP MẠNG
2 trả lời
Hỏi chi tiết
435
1
0
ngeyun
26/12/2021 20:38:05
+5đ tặng

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thướt tha, đắm thắm , hiền dịu trong tà áo dài Việt Nam luôn là hình ảnh để lại ấn tượng, nét đậm văn hóa rất riêng đối với bạn bè quốc tế. Chính vì thể, chiếc áo dài trở thành thứ trang phục đẹp đẽ, là trang phục truyền thống của Việt Nam ta.

Không biết chiếc áo dài có từ bao giờ nhưng qua những giai đoạn lịch sử khác nhau. Áo dài của các bà, các mẹ ngày xưa thường là áo tứ thân hoặc áo năm thân. Áo tứ thân được kết bằng bốn mảnh vải, hai thân trước và hai thân sau. Áo năm thân, vạt áo trái phía trước được ghép thành hai thân vải, rộng gấp đôi vạt áo phía phải. Mặc áo tứ thân thường mặc bỏ buông; mặc áo năm thân thường buộc thắt vào nhau, làm cho dải thắt lưng thiên lí hiện ra lấp ló. Các cụ bà lên chùa lễ Phật vào ngày mồng một, ngày rằm thì mặc áo dài tứ thân màu nâu, màu đà bằng vải hay lụa tơ tằm. Ngày xưa, con gái Kinh Bắc đi hội chùa Dâu, đi hát Quan họ hay mặc áo dài tứ thân màu thẫm.

Dần dần chiếc áo dài được cách tân, cải tiến dần trở thành những chiếc áo dài tân thời như ngày nay. Áo tứ thân được cải tiến, ống tay thon, cổ áo hoặc được dựng cao, hoặc ôm tròn viền quanh cổ người mặc được cách điệu. Có nhiều cúc bấm chạy chéo nghiêng theo hai vạt áo phía trước. Lưng áo được may thắt lại tạo nên ‘eo”, làm hiện lên vẻ đẹp trẻ trung, yêu kiều của thiếu nữ. Tà áo xẻ dài từ hông xuống tạo nên nét duyên dáng, thướt tha của người con gái Việt. Áo dài tân thời được may bằng lụa đủ màu sắc: trắng, hồng, xanh lơ, tím,... lụa điểm hoa, điểm một số loài chim đủ màu sắc rực rỡ, lộng lẫy tôn thêm vẻ đẹp cho chiếc áo. Chiếc áo dài khi mặc thường được được đi kèm với chiếc nón lá đội đầu càng tôn vẻ dịu dàng nữ tính của người phụ nữ Việt Nam. Chiếc áo dài là trang phục truyền thống đi vào trong thơ ca trở thành những áng thơ hay, cảm hứng sáng tác cho nhiều nhà thơ:

"Áo trắng đơn sơ mộng trắng trong
Hôm xưa em đến mắt như lòng
Nở bừng ánh sáng em đi đến
Gót ngọc dồn hương bước tỏa hồng"

Áo dài được dùng rộng rãi và rất phổ biến. Xưa, áo dài được người phụ nữ sử dụng phổ biến khi đi đồng, khi làm việc,… trở thành một trang phục thường ngày bởi sự tiện lợi ngay cả khi làm lụng trên đồng. Ngày nay cũng thế, chiếc áo dài không chỉ là trang phục lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn văn hóa dân tộc, là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam mà chiếc áo dài đã trở thành trang phục công sở như các ngành nghề: Tiếp viên hàng không, nữ giáo viên, nữ nhân viên ngân hàng, học sinh,... Ngoài ra ta có thể diện áo dài để đi dự tiệc, dạo phố vừa kín đáo, duyên dáng nhưng cũng không kém phần thời trang, thanh lịch.

Dù hiện nay có nhiều mẫu thời trang ra đời rất đẹp và hiện đại nhưng vẫn không có mẫu trang phục nào thay thế được chiếc áo dài – trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam ta: Dịu dàng, duyên dáng nhưng cũng rất hợp mốt, hợp thời.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
gơ lụy tỳnk
29/12/2021 13:13:08

         THUYẾT MINH VỀ CHIẾC ÁO DÀI VIỆT NAM

I-MB

 C1 : Áo dài là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam. Áo dài mang lại nét đẹp duyên dáng, đằm thắm làm say lòng người của người phụ nữ Việt. Bởi vậy đã có biết bao nhà thơ, nhà văn hết lời ca ngợi:

"Em mãi tỏa rực sao Nước Việt

Người thẫn thờ dệt viết thành thơ

Tặng trao tà áo dại khờ

Đượm tình thắm mãi ước mơ áo dài"

C2: Trong bài hát “Một thoáng quê hương” của nhạc sĩ Từ Huy có câu hát rất nổi tiếng: “Tà áo em bay, bay, bay, bay trong gió nhẹ nhàng, dù ở đâu Paris, Luân Đôn hay ở những miền xa, thoáng thấy áo dài bay trên đường phố, sẽ tìm thấy hồn quê hương ở đó, em ơi.” Áo dài mang trong mình tâm hồn của người Việt, khiến mỗi người con xa quê khi nhìn thấy đều không khỏi thổn thức nhớ về. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, chiếc áo dài vẫn luôn là niềm tự hào của hàng triệu người con đất Việt, trở thành nét đẹp duyên dáng, biểu tượng của người con gái Việt.

 

II – TB

*Nguồn gốc:

Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử, đấu tranh dựng nước và giữ nước, đố cũng chính là khoảng thời gian tàn phá đi những giá trị văn hóa của dân tộc. Chính bởi vậy mà không ai biết rõ chiếc áo dài nguyên thủy có từ bao giờ và hình dáng của nó ra sao. Khi đọc đến cuốn “ Kể chuyện chín Chúa mười ba vua thời Nguyễn” của Tôn Thất Bình, người ta đã tìm thấy lịch sử ra đời của chiếc áo dài là vào khoảng thế kỉ thứ 18. Ban đầu chiếc áo dài còn thô sơ nhưng nó rất kín đáo, là sản phẩm có tính chất dung hòa của hai miền Bắc- Nam. Từ đó đến nay chiếc áo dài không ngừng được hoàn thiện và trở thành thứ y phục dân tộc mang tính thẩm mĩ cao.

*Cấu tạo :

       Áo dài cấu tạo gồm ba phần: cổ áo, thân áo và tay áo. Cổ áo cổ điển cao khoảng 4 đến 5 cm, khoét hình chữ V trước cổ. Kiểu cổ áo này càng làm tôn lên vẻ đẹp của chiếc cổ cao ba ngấn trắng ngần thanh tú của người phụ nữ. Ngày nay, kiểu cổ áo dài được biến tấu khá đa dạng như kiểu trái tim, cổ tròn, cổ chữ U,… Thân áo được tính từ cổ xuống phần eo. Thân áo dài được may vừa vặn, ôm sát thân của người mặc, ở phần eo được chít ben (hai ben ở thân sau và hai ben ở thân trước). Cúc áo dài thường là cúc bấm,  từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông. Ngày mới ra đời áo dài có năm khuy ở năm vị trí cố định vừa giữ cho thân áo ngay ngắn vừa tượng trưng cho năm đạo làm người: nhân, nghĩa, lễ,  trí, tín. Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông. Áo dài có hai tà: tà trước và tà sau và bắt buộc dài qua gối. Tay áo được tính từ vai, may ôm sát cánh tay, không có cầu vai, may liền, dài đến qua khỏi cổ tay một tí. Chiếc áo dài được mặc với quần thay cho chiếc váy đen ngày xưa. Quần áo dài được may chấm gót chân, ống quần rộng. Quần áo dài thường được may với vải mềm, rũ. Màu sắc thông dụng nhất là màu đen. Nhưng xu thế thời trang hiện nay thì chiếc quần áo dài có màu đi tông với màu của áo.

 *Phân loại :

        Có nhiều loại vải dùng để may áo dài như lụa tơ tằm, lụa tổng hợp, gấm, nhung…nhưng tính chất chung là phải mỏng, nhẹ thì áo mới đẹp. Các bà và các chị ở độ tuổi trung niên thích may áo dài bằng nhung, gấm cho sang trọng để mặc trong những dịp cưới hỏi, lễ tết. Còn thanh nữ và thiếu nữ lại thích những chất liệu nhẹ nhàng hơn và màu sắc tươi mát hơn. Chiếc áo dài đi đôi với chiếc quần lụa hay sa tanh, tạo nên vẻ đẹp quyến rũ, sang trọng.

*Công dụng :

Tà áo dài hiện diện khắp mọi nơi trong đời sống cộng đồng. Kết quả của các cuộc thi hoa hậu, nữ sinh thanh lịch duyên dáng . . . không thể thiếu chiếc áo dài. Và người vinh dự nhận giải cũng vô cùng duyên dáng thêm bội phần khi mặc trang phục ấy. Trong các lễ cưới, áo dài cũng được xuất hiện với vai trò như một trang phục cưới truyền thống với màu đỏ tươi tượng trưng cho tình yêu mãnh liệt, sắc son của đôi uyên ương sắp nên duyên vợ chồng, hay màu hồng thắm dành cho các cô phù dâu bưng quả tượng trưng cho sự mưu cầu hạnh phúc lứa đôi, góp phần làm nên sự trang trọng, trọn vẹn cho lễ cưới.

Tà áo dài cũng mang ý nghĩa đạo lý sâu xa. Hai tà áo tượng trưng cho cha mẹ, một vạt ngắn hoặc chéo phía trước giống như cái yếm che ngực nằm trong hai vạt lớn tượng trưng cho người mẹ ôm ấp con vào lòng. Khuy cài cân xứng trên năm vị trí cố định giữ cho chiếc áo ngay thẳng, kín đáo tượng trưng cho đạo làm người: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín.

*Lợi ích :

       Áo dài là hiện thân của dân tộc Việt, một vẻ đẹp mỹ miều nhưng đằm thắm, là một phần tất yếu trong mỗi phụ nữ Việt, là đặc trưng cho một quốc gia có người phụ nữ chịu thương chịu khó, luôn hy sinh, đứng phía sau để cổ động tinh thần cho nước nhà, cùng nhau hòa nhịp và phát triển. Trải qua từng thời kì, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quá trình lịch sử Việt Nam, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian, vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống mang đậm tính lịch sử lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến.

*Cách bảo quản :

Do được may bằng chất liệu vải mềm nên áo dài cần được bảo quản cẩn thận. Chỉ nên giặt áo dài bằng tay, giũ cho áo ráo nước và phơi ngoài nắng nhẹ, tránh nắng gắt vì áo dễ bạc màu. Dùng bàn ủi ủi với nhiệt độ thích hợp tránh nóng quá làm cháy áo. Luôn cất áo vào tủ cẩn thận giúp áo bền, đẹp và mới lâu. Nên giặt áo ngay sau khi mặc, treo bằng móc áo, nếu gấp phải gấp cẩn thận tránh làm gãy cổ áo.

III – KB

    Ngày nay có nhiều kiểu áo thời trang của nước ngoài du nhập vào nước ta, nhưng trang phục truyền thống, chiếc áo dài dân tộc vẫn là một biểu tượng đẹp của người phụ nữ Việt Nam . Chiếc áo dài đã trở thành quốc phục. Đó là tâm hồn, cốt cách của người Việt gửi vào vẻ tha thướt, quyến rũ của chiếc áo.
cũng có kham khảo

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư