Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thiên tai là gì? Nêu hậu quả của thiên tai.- Nêu các biện pháp phòng tránh thiên tai.- Giải thích tại sao các hoạt động trong hình 14.3 giúp ta ứng phó với biến đổi khí hậu

- Thiên tai là gì? Nêu hậu quả của thiên tai.

- Nêu các biện pháp phòng tránh thiên tai.

- Giải thích tại sao các hoạt động trong hình 14.3 giúp ta ứng phó với biến đổi khí hậu?

2 trả lời
Hỏi chi tiết
569
0
0
Nguyễn Ngọc Huyền
27/12/2021 07:30:01
+5đ tặng
1, Thiên tai (còn được gọi là thảm hoạ thiên nhiên) là hiệu ứng của một tai biến tự nhiên (ví dụ lũ lụt, bão, phun trào núi lửa, động đất, sóng thần hay lở đất) có thể ảnh hưởng tới môi trường, và dẫn tới những thiệt hại về tài chính, môi trường và/hay con người.
Tác hại của thiên tai:
 
Là tác nhân trực tiếp cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội.
Gây ô nhiễm môi trường, phát sinh dịch bệnh, tác động xấu đến sản xuất và đời sống cộng đồng.
Gây hậu quả đối với quốc phòng - an ninh, làm suy giảm nguồn dự trữ quốc gia, là tác nhân gây ra sự mất ổn định đời sống và trật tự xã hội. 
2, Một số biện pháp phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai:
 
Chấp hành nghiêm các văn bản pháp luật về công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
Tích cực tham gia các chương trình phát triển kinh tế - xã hội có liên quan đến phòng chống lụt, bão và giảm nhẹ thiên tai như chương trình trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng ngập mặn…
Nghiên cưú và ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
Hợp tác quốc tế về cảnh báo, dự báo thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn.
Đẩy mạnh công tác cứu hộ cứu nạn
Công tác cứu trợ khắc phục hậu quả kịp thời.
Nâng cao công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai…
3, Những hoạt động trong hình 14.3 sẽ giúp chúng ta ứng phó với biến đổi khí hậu vì:
 
+ Trợ giúp nạn nhân thiên tai là một trong những biện pháp cần thiết sau khi thiên tai xảy ra.
 
+ Sử dụng năng lượng sạch (gió) thay thế năng lượng hóa thạch làm giảm ô nhiễm môi trường.
 
+ Sử dụng phương tiện công cộng làm giảm ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm không khí.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Pingg
27/12/2021 07:31:04
+4đ tặng

* Một số loại thiên tai:

- Bão : là một trong những thiên tai chủ yếu và nguy hiểm ở Việt Nam; thường gặp lúc triều cường, nước biển dâng cao, kèm theo mưa lớn kéo dài gây lũ lụt.

- Lũ quét : thường xảy ra ở vùng đồi núi, nơi có độ dốc lớn, cường độ mưa lớn mà đường thoát nước bất lợi. Cũng có thể xảy ra do vỡ hồ chứa nhỏ, sạt lở đất lấp dòng chảy. Lũ quét gây thiệt hai nặng về người và của.

- Lũ bùn đá : là một loại hình lũ quét sườn đặc biệt với dòng nước có lượng vật chất đậm đặc bùn đá và động năng lớn. Lũ bùn đá phát sinh từ thượng nguồn các suối nhỏ, nơi đất đá bị trượt lở mạnh và tuôn chảy ra các cửa suối. Theo phân loại truyền thống, chỉ khi mật độ đất đá trong dòng nước lớn hơn 60%, mới gọi là lũ bùn đá.

* Tác hại của thiên tai

- Cản trở sự phát triển kinh tế – xã hội.

-  Gây hậu quả về môi trường, tác động xấu đến sản xuất và đời sống.

- Gây hậu quả đối với quốc phòng – an ninh; phá hủy các công trình, làm suy giảm nguồn dự trữ quốc gia, gây mất ổn định đời sống nhân dân và trật tự xã hội.

Một số biện pháp phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai:

  • Chấp hành nghiêm các văn bản pháp luật về công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
  • Tích cực tham gia các chương trình phát triển kinh tế - xã hội có liên quan đến phòng chống lụt, bão và giảm nhẹ thiên tai như chương trình trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng ngập mặn…
  • Nghiên cưú và ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
  • Hợp tác quốc tế về cảnh báo, dự báo thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn.
  • Đẩy mạnh công tác cứu hộ cứu nạn
  • Công tác cứu trợ khắc phục hậu quả kịp thời.
  • Nâng cao công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai…

- Bản thân em có thể thực hiện biện pháp thiên tai: trồng cây gây rừng, khi xảy ra thiên tai hạn chế di chuyển, sử dụng nước và thực phẩm tiết kiệm, theo dõi thông tin thiên tai, khắc phục sự cố, vệ sinh nơi ở môi trường, giúp đỡ người khác,...

- Những hoạt động trong hình là những giải pháp có thể góp phần làm giảm lượng khí thải nhà kính, sử dụng nặng lượng tái tạo thay cho những năng lượng khai thác tự nhiên,... giúp đỡ, khắc phục sự cố sau thiên tai.
HT ^^

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư