Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận nhân vật ông Sáu trong đoạn trích

Cảm nhận nhân vật ông Sáu trong đoạn trích“ Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm ấy...nhắm mắt đi xuôi” bài văn tối thiểu 3 trang giúp mik với mình cần gấp
1 trả lời
Hỏi chi tiết
376
1
0
Nguyễn Nguyễn
27/12/2021 21:08:10
+5đ tặng
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng được biết đến là một nhà văn gắn bó với chiến trường Nam Bộ. Đến với đoạn trích “Chiếc lược ngà”, ta bắt gặp một tình huống truyện bất ngờ mà lại tự nhiên, hợp lý, thể hiện được sâu sắc tính cách nhân vật. Trong đoạn trích, nhân vật ông Sáu đã được khắc họa rõ nét tính cách thông qua những lời nói và hành động, thể hiện được một tình cảm thiêng liêng, đáng quý của người cha đối với con.

Câu chuyện kể về tình cảm cha con sâu sắc giữa nhân vật ông Sáu và nhân vật bé Thu. Sau 8 năm xa cách, ông Sáu mới được một lần về thăm gia đình, thăm con. Gặp lại con, ông tưởng sẽ được con ôm chầm lấy vào lòng, nhưng ông lại phải chịu sự xa lánh của đứa con gái đầu lòng cũng là đứa con duy nhất. Trong mấy ngày nghỉ phép, ông Sáu muốn dành hết tình cảm cho con gái, nhưng con bé lại càng cố gạt ra. Trong một lần không nén nổi tức giận, ông Sáu đã quơ đũa đánh con, sau đó ông cũng đã rất hối hận về hành động của mình. Đến khi phải lên đường, thì bé Thu mới nhận ông là ba, ông vẫn phải ra đi, mang trong mình lời hứa mua cho con một cây lược, Khi bị thương nặng, ông vẫn dùng ánh mắt khẩn thiết của mình để nhờ bác Ba có ngày trao tận tay hộ ông chiếc lược ngà.

Ông Sáu là một người cha hết mực yêu thương con. Xa cách con từ những ngày đầu, ông Sáu luôn canh cánh trong lòng nỗi nhớ thương con. Điều đó thể hiện rõ qua lần gặp đầu tiên của ông Sáu đối với bé Thu. Ngay cả khi xuồng chưa cập bến, ông Sáu đã rất nôn nóng được ôm chầm lấy con, và ông xúc động vô cùng vào giây phút ấy, vết thẹo trên má ông bắt đầu giật giật. Và tình cảm cho con cháy bỏng bao nhiêu, ông lại thất vọng và hụt hẫng bấy nhiêu khi bé Thu nhìn ông với ánh mắt ngạc nhiên và chạy đi. Sự hụt hẫng khi biết bao khi tình cảm, mong chờ của mình không được con gái đáp lại thể hiện qua cái buông thõng tay của ông Sáu.

Trong những ngày nghỉ phép, ông Sáu luôn muốn dành tình cảm cho con, nhưng con bé lại càng lúc càng muốn đẩy ra. Ông mong chờ ở bé Thu một tiếng gọi ba nhưng càng lúc càng vô vọng, con bé bướng bỉnh và nhất quyết không gọi. Đối với những người cha khác, được nghe tiếng con gái gọi “ba” là một điều dễ dàng, nhưng đối với ông Sáu lại là một khát khao cháy bỏng. Ông dành tình yêu thương cho con nên khi con bé bị đẩy vào tình huống khó xử lúc cơm sôi ông cũng chưa giúp, chỉ mong con bé vào thế bí mà gọi ông bằng “ba”, nhưng cũng không được. Ông chỉ biết cười trừ, mà nụ cười ấy chất chứa đầy đắng cay, bất lực. Đó là sự bất lực khi tình yêu con dạt dào mà không được con chấp nhận. Đến bữa cơm, ông cũng dành cho con miếng trứng cá to và ngon nhất, nhưng con bé lại hất văng cái trứng cá ra. Quá bất lực, sự mong ngóng con chấp nhận ba hàng ngày đã dồn nén thành nỗi đau đớn, hóa thành tức giận nhất thời mà ông Sáu đã đánh con. Cái đánh con ấy, cũng khởi nguồn từ tình yêu con quá sâu nặng, sự mong ngóng được hồi đáp tình cảm từ con quá mãnh liệt. Sau khi đánh con, ông Sáu cũng đã rất ân hận, vì sao lúc đó lại đánh con, ông cũng rất thương con của mình.

Đặc biệt, tình yêu thương con mãnh liệt của ông Sáu được thể hiện rõ qua khung cảnh chia tay. Lúc bé Thu nhận ba, gọi tiếng “ba” xé gan xé ruột, ông Sáu như vỡ òa trong niềm hạnh phúc. Ông khóc, những giọt nước mắt của sự chờ đợi tình cảm dồn nén qua bao nhiêu năm, được giải tỏa bởi vì con đã chịu nhận ba. Tình cảm dành cho con sâu nặng đã được đền đáp, ông Sáu đã vô cùng mãn nguyên. Tuy nhiên, ông vẫn phải lên đường làm nhiệm vụ. Ông thương con, nhớ con, giữ lời hứa mang về cho con một cây lược. Hình ảnh “chiếc lược ngà” được làm tỉ mỉ, chính là thể hiện sâu sắc nhất tình cảm của ông Sáu với bé Thu, minh chứng cho một tình cha mãnh liệt, sâu nặng.

Ông Sáu còn là một người chiến sĩ Cách mạng tận tâm, kỉ luật, trách nhiệm. Ông là người chồng, người cha giàu tình yêu thương như thế, nhưng khi làm một người lính, được nghỉ phép ông mới về thăm nhà, mặc dù quãng thời gian xa gia đình xa con ông luôn canh cánh nỗi nhớ. Và kể cả khi thời gian về thăm gia đình rất ít, phải đến giây phút chia tay con mới nhận cha, được người đồng đội là bác Ba gợi ý hay là ở lại nhà một vài hôm, ông Sáu cũng không đồng ý, ông vẫn quyết lên đường làm nhiệm vụ. Ta có thể thấy ở đây, ông Sáu khi mang trên mình trách nhiệm đối với đất nước, ông luôn làm nhiệm vụ một cách trách nhiệm, kỉ luật.

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã tái hiện và khắc họa tính cách nhân vật ông Sáu điển hình, với cách phân tích diễn biến tâm lý nhân vật tinh tế. Qua đó, tác giả đã làm nổi bật hình ảnh ông Sáu bên cạnh là một người cha hết mực thương con, còn là một người chiến sĩ kỉ luật, trách nhiệm, giàu tình yêu quê hương, đất nước.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo