Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận diễn dịch làm rõ tình đồng chí, đồng đội của những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn qua đoạn thơ trên, trong đoạn có sử dụng ít nhất 1 câu ghép và 1 cụm tính từ

Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận diễn dịch làm rõ tình đồng chí, đồng đội của những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn qua đoạn thơ trên, trong đoạn có sử dụng ít nhất 1 câu ghép và 1 cụm tính từ
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
1 trả lời
Hỏi chi tiết
910
0
0
Nguyễn
28/12/2021 16:48:44
+5đ tặng
Trong khổ thơ,  câu  “Những chiếc xe từ trong bom rơi” gợi về cuộc chiến thật ác liệt.  Người chiến sĩ lái xe phải đối diện với mưa bom, lửa đạn, với cả thần chết ở bất cứ lúc nào. Vượt qua tuyến lửa, bom rơi, những chiếc xe bỗng tụ nhau thành tiểu đội thật kỳ khôi, thú vị.. “Đã về đây họp thành tiểu đội",  Chữ “họp” gợi sự đoàn tụ, sự bảo toàn.  Ta thấy ở họ sáng ngời lên một tình cảm đẹp, tình đồng đội! Tình cảm ấy tạo ra sức mạnh để chiến đấu, chiến thắng.Những con người đã qua thử thách trên con đường đi tới bỗng trở thành bạn bè và cái “bắt tay qua cửa kính vỡ rồi “ mới thật tự hào, sảng khoái biết bao! Hình như, chính ô cửa vỡ ấy khiến họ gần nhau thêm, khiến cái bắt tay của họ thêm chặt hơn và tình đồng đội lại càng thêm thắm thiết. Cái bắt tay qua ô cửa kính vỡ như là sự chia sẽ, cảm thông lẫn nhau của người lính Trường Sơn.Họ - những con người từ nhiều phương trời, nhiều miền quê, nhưng trong thử thách, họ gắn với nhau thành ruột thịt.Chữ “bếp”, hình ảnh “bát đũa”,”chiếc võng”…đều là những gì thân thiết trong ngôi nhà của ông bà, cha mẹ ở hậu phương, làm cho hai chữ “gia đình” ấm cả khổ thơ tiền tuyến. Chất thơ nghịch ngợm đầy ý vị đã mở ra từ những hình ảnh chân chất đời lính đã ấm lên tình đồng ngũ, nghĩa anh em. Chữ “chông chênh” vừa nói cái không chắc của thế mắc võng, vừa toát lên cái thi vị, tinh nghịch pha chút mạo hiểm rất quen thuộc của kẻ đưa võng.Sức sống thơ cũng chính là ở đây và câu thơ đó đã cất cánh bay cao :” Lại đi, lại đi, trời xanh thêm”. Hai chữ “lại đi” được lặp lại biểu hiện đoàn xe không ngừng tiến tới, không một sức mạnh bạo tàn nào của giặc Mỹ có thể ngăn nổi. Câu thơ gợi ra sự liên tưởng trong lòng người đọc, ta có cảm giác rằng mỗi đoạn đường xe đi qua như mở thêm một khoảng trời hạnh phúc, bình yên.Như vậy, với người lính lái xe , chân dung tâm hồn của họ được gợi ra  chính từ hình ảnh những chiếc xe không có kính thật đẹp đẽ, tinh nghịch và lạc quan

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư