Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong bài thơ Qua đèo ngang (viết thành 1 đoạn văn)

Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong bài thơ Qua đèo ngang ( viết thành 1 đoạn văn)
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
3.020
1
0
Hải
30/12/2021 21:12:43
+5đ tặng

Trong hai câu thơ:

“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”

Bà huyện Thanh Quan đã sử dụng thành công nhiều biện pháp tu từ: chơi chữ đồng âm - đồng nghĩa, nhân hóa, đối và đảo ngữ.Hai câu thơ trên nằm trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” của tác giả. Đèo Ngang xưa kia vốn là ranh giới ngăn cách đất nước ta trong một thời gian dài tạo ra hai khu vực riêng biệt Đàng Trong - Đàng Ngoài. Khi làm bài thơ này, Bà Huyện Thanh Quan đã từ giã quê nhà là thành Thăng Long để lên đường vào Huế. Rời Đèo Ngang đây là bà rời Đàng Ngoài xưa để bước vào nơi Đàng Trong. Nỗi buồn sầu phải rời xa quê hương cùng với lịch sử xa xứa của Đèo Ngang đã khiến tâm hồn đa cảm của nữ sĩ đã khiến bà viết nên hai câu thơ thật buồn.Nơi Đèo Ngang heo hút, sự sống con người vắng vẻ và xơ xác. Nhiều hơn là sự hòang dã của cỏ cây muông thú. Tiếng chim cuốc và chim đa đa vang lên khiến bà chạnh lòng nghĩ đến nỗi buồn riêng. Tiếng kêu của hai loài chim dược liên tưởng đồng âm với hai danh từ “quốc” và “gia” nên thành loài chim “quốc quốc” và “gia gia”. Mặt khác, “quốc” có nghĩa là “hước” và “gia” có nghĩa là “nhà” vậy nên có sự tương ứng giữa nỗi buồn đau được nhân hóa của mỗi loài vật với tên gọi và tiếng kêu của chúng: con quốc đau lòng nhớ nước, con gia gia mỏi miệng thương nhà. Phép chơi chữ độc đáo ấy tạo nên nét riêng rất đặc sắc cho hai câu thơ.Chẳng những vậy, hai câu thơ còn sử dụng phép đảo ngữ và phép đốì. Theo cách viết thông thường, hai câu thơ trên sẽ được viết là: con quốc quốc nhớ nước đau lòng, cái gia gia thương nhà mỏi miệng (kêu). Nhưng nay, những động từ thể hiện tâm trạng nhân vật trữ tình đều được đảo lên phía đầu câu thơ đồng thời hai câu thơ có đối nhau rất nhịp nhàng: “Nhớ nước” - “Thương nhà”, “đau lòng” - “mỏi miệng”, “con quốc quốc” - “cái gia gia”. Điều đó góp phần quan trọng nhấn mạnh, tâm trạng của chủ thể trữ tình trong hai câu thơ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
2
ai đấy nhỉ
30/12/2021 21:13:45
+4đ tặng

Bước qua đèo Ngang bóng xế tà,

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. => Điệp ngữ

Lom khom dưới núi tiều vài chú, => Đảo ngữ

Lác đác bên sông rợ mấy nhà. => Đảo ngữ

Nhớ nước, đau lòng con cuốc cuốc, => Chơi chữ

Thương nhà, mỏi miệng cái da da. => Chơi chữ

Dừng chân đứng lại: trời, non, nước, => Liệt kê

Một mảnh tình riêng, ta với ta. => Điệp ngữ
 

“Có nơi đâu đẹp tuyệt vời
Như sông như núi, như người Việt Nam”

Câu thơ thể hiện niềm kiêu hãnh, tự hào về non sông đất trời Việt Nam. Thiên nhiên trên quê hương ta có vẻ đẹp mộng mơ, chan hòa sức sống. Chính vì vậy, thiên nhiên luôn là đề tài bất tận của thi ca. Lúc thì lung linh, huyền diệu như trong mộng, lúc lại rực rỡ, kiêu sa tựa ánh mặt trời. Bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan là một trong số đó.

“Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước, đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.”

Câu thơ mở đầu gợi mở về không gian, thời gian. Cụm từ “bóng xế tà” gợi ra thời điểm chiều tà đã bao trùm lên không gian đèo Ngang. Tiếp đến nhà thơ sử dụng điệp từ “chen” cùng cách gieo vần lưng “lá, đá” đã tạo nên sự cô đơn, tĩnh mịch. Từ tà như diễn tả một khái niệm sắp tàn lụa, biến mất. Yếu tố thời gian làm cho câu thơ thêm phần buồn bã. Ca dao cũng đã có câu:

“Vẳng nghe chim vịt kêu chiều
Bâng khuâng nhớ mẹ, chín chiều ruột đau”

Thế mới biết, những tình cảm cao quý của mỗi người dường như gặp nhau ở một điểm. Đó chính là thời gian. Mà quãng thời gian thích hợp nhất để bộc lộ sự nhớ nhung khắc khoải chính là lúc chiều về. Ở bài thơ “Qua đèo Ngang”, tác giả bỗng dâng lên cảm xúc man mác khi bà bắt gặp ánh hoàng hôn bao phủ cảnh vật.

Không chỉ là thiên nhiên, mà con người cũng xuất hiện trong bức tranh nơi đèo Ngang:

“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà”

Câu thơ gợi cho tả hình dung trong ánh hoàng hôn lạnh lẽo, mấy người tiều phu đang đốn củi, mấy quán chợ xiêu xiêu trong gió. Đảo ngữ đưa hai từ láy lom khom, lác đác lên đầu câu đã được tác giả sử dụng như nhấn mạnh thêm sự u hoài ở đây. Nhà thơ đi tìm một sự sống nhưng sự sống đó lại làm cho cảnh vật héo hắt, buồn bã hơn, xa vắng hơn.

Sự đối lập vốn có của hai câu thực khiến cho cảnh trên sông, dưới núi thêm rời rạc, thưa thớt. Từ “vài, mấy” như càng nói rõ thêm sự vắng vẻ ở nơi này. Trong sự hiu quạnh đó, bỗng nhiên vẳng lên tiếng kêu đều đều, man mác của loài chim quốc quốc, chim gia gia trong bóng hoàng hôn đang buông xuống.

Từ ghép “đau lòng, mỏi miệng” khiến cho ta có cảm giác tha thiết, ray rứt. Từ “nhớ nước, thương nhà” là nỗi niềm của con chim quốc, chim gia gia do tác giả cảm nhận được hay chính là nghệ thuật ẩn dụ để nói lên tâm sự từ trong sâu thẳm tâm hồn của nữ sĩ? Nghệ thuật chơi chữ quốc quốc gia giá phải chăng là Tổ quốc và gia đình của Bà Huyện Thanh Quan hồi đó?

Sự song song về ý, về lời của hai câu thơ trong phần luận của bài thơ này nhằm nhấn mạnh tình cảm của bà Huyện Thanh Quan đối với Tổ quốc, gia đình trước cảnh thật là khéo léo và tài tình. Từ thực tại của xã hội đương đời mà bà đang sống cho đến cảnh thực của đèo Ngang đã khiến cho tác giả sực nhớ đến mình và tâm sự:

“Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.”

Câu kết của bài, ta cảm thấy nhà thơ có tâm sự u hoài về quá khứ. Dừng lại và quan sát bà chỉ thấy: trời, non, nước. Vũ trụ thật rộng lớn, xung quanh bà là cả một bầu trời với núi, với sông khiến cho con người cảm thấy mình bé nhỏ lại, đơn độc, trống vắng, ở đây, chỉ có một mình bà ta với ta, lại thêm mảnh tình riêng cho nước, cho nhà trong huyết quản đã làm cho cõi lòng nhà thơ như tê tái.

Bài thơ “Qua Đèo Ngang” đã khắc họa khung cảnh thiên nhiên Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng sự sống con người nhưng vẫn còn hoang sơ. Đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà.

ai đấy nhỉ
chấm điểm cho mình nha, đừng chấm 0 điểm

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×