Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đai cao cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở miền Nam lên cao hơn so với miền Bắc chủ yếu vì

Câu 21: Đai cao cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở miền Nam lên cao hơn so với miền Bắc chủ yếu vì

A. có nền nhiệt độ thấp hơn.                                        B. có nền nhiệt độ cao hơn.

C. có nền địa hình thấp hơn.                                        D. có nền địa hình cao hơn.

Câu 22: Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu của phần phía Nam nước ta?

A. Khí hậu nóng quanh năm.                                       B. Không có tháng nào dưới 200C.

C. Có 2 mùa mưa và khô rõ rệt.                                   D. Có mưa phùn vào mùa đông.

Câu 23: Đặc điểm nào sau đây không đúng với thiên nhiên vùng biển và thềm lục địa nước ta?

A. Vùng biển lớn gấp 3 lần diện tích phần đất liền.

B. Thềm lục địa phía Bắc và phía Nam nông, rộng.

C. Đường bờ biển vùng Nam Trung Bộ bằng phẳng.

D. Thềm lục địa Trung Bộ thu hẹp, giáp vùng biển sâu.

Câu 24: Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc khác Tây Bắc ở đặc điểm nào sau đây?

A. mùa đông bớt lạnh nhưng khô hơn.                        B. mùa hạ đến sớm, đôi khi có gió Tây.

C. mùa đông lạnh đến sớm hơn ở vùng núi thấp.        D. khí hậu lạnh chủ yếu do độ cao của địa hình.

Câu 25: Những động vật nào sau đây không tiêu biểu cho phần lãnh thổ phía Nam?

A. Thú lớn (voi, hổ, báo...).                                          B. Thú có lông dày (gấu, chồn...)

C. Thú có móng vuốt.                                                  D. Trăn, rắn, cá sấu...

Câu 26: Sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm từ Bắc vào Nam nước ta như thế nào?

A. Nhiệt độ trung bình tăng dần.                                 B. Nhiệt độ trung bình giảm dần.

C. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh càng giảm.             D. Nhiệt độ trung bình tháng nóng càng giảm.

Câu 27: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có các loài thực vật ôn đới chủ yếu là do

A. ảnh hưởng mạnh gió mùa Đông Bắc.                      B. có nhiều núi và cao nguyên đồ sộ.

C. có địa hình núi cao từ 2600m trở lên.                      D. có mạng lưới sông ngòi dày đặc.

Câu 28: Hệ sinh thái nào sau đây không thuộc đai nhiệt đới gió mùa chân núi?

A. rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.                  B. rừng nhiệt đới gió mùa nửa rụng lá.

C. rừng cận nhiệt đới trên đất feralit có mùn.              D. rừng nhiệt đới thường xanh trên đá vôi.

Câu 29: Sự phân hoá khí hậu theo độ cao đã tạo khả năng cho vùng nào ở nước ta trồng được nhiều loại cây từ nhiệt đới, cận nhiệt đới và cả ôn đới?

A. Tây Bắc.                        B. ĐB sông Hồng.             C. Tây Nguyên.                 D. Bắc Trung Bộ.

Câu 30: Biểu hiện nào sau đây không phải của cảnh quan thiên nhiên cận xích đạo gió mùa?

A. Phần lớn là loài vùng xích đạo và nhiệt đới.           B. Xuất hiện nhiều loài cây chịu hạn, cây họ dầu.

C. Động vật tiêu biểu là các loài thú to lớn.                D. Xuất hiện các loài thú có lông dày và lớn.

Câu 31: Đặc điểm nào sau đây không thuộc khí hậu phần lãnh thổ phía Nam?

A. Nhiệt độ trung bình năm trên 250C.                        B. Biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ.

C. Biên độ nhiệt trung bình năm lớn.                           D. Phân chia thành hai mùa mưa và khô

Câu 32: Phần lãnh thổ phía Bắc không phổ biến thành phần loài nào sau đây?

A. Nhiệt đới.                      B. Ôn đới.                          C. Xích đạo.                       D. Cận nhiệt đới.

Câu 33: Đặc điểm không phải của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là

A. khí hậu cận xích đạo.                                               B. hai mùa mưa và khô.

C. sông Cửu Long có giá trị thủy điện lớn.                 D. Ít loại khoáng sản, nhiều dầu khí, bôxit.

Câu 34: Thiên nhiên nước ta có sự khác nhau giữa miền Bắc và Nam, không phải do sự khác nhau về

A. Lượng bức xạ.              B. Số giờ nắng.                  C. Lượng mưa               .D. Nhiệt độ trung bình.

Câu 35: Khí hậu và thiên nhiên giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc có sự khác nhau chủ yếu là do

A. hướng núi và độ cao địa hình.                                 B. hướng gió và độ cao địa hình.

C. độ cao địa hình và hướng nghiêng.                         D. hướng nghiêng và hướng gió.

Câu 36: Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đồi núi thấp là kiểu cảnh quan chiếm ưu thế của nước ta vì

A. đồi núi thấp chiếm chủ yếu diện tích lãnh thổ.        B. Nước ta nằm trong khu vực gió mùa.

C. nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.   D. Nước ta nằm tiếp giáp với Biển Đông.

Câu 37: Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến sự phân hóa thiên nhiên theo Đ-T ở vùng đồi núi nước ta?

A. độ cao phân thành các bậc địa hình khác nhau.

B. tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi.

C. độ dốc địa hình theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.

D. tác động của con người và sự biến đổi khí hậu.

Câu 38: Nhân tố nào sau đây là chủ yếu tạo ra sự phân hóa thiên nhiên theo vĩ độ ở nước ta?

A. Địa hình.                       B. Khí hậu.                        C. Đất đai.                         D. Sinh vật

Câu 39: Lợi thế nào sau đây là do sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao mang lại?

A. Khoáng sản.                  B. Lâm sản.                        C. Cư trú.                           D. Du lịch.

Câu 40: Nhân tố chủ yếu nào sau đây tạo nên sự phân hoá thiên nhiên theo Bắc - Nam ở nước ta?

A. Chênh lệch về vĩ độ địa lí.                                       B. Hoạt động của gió mùa.

C. Sự phân bậc của địa hình.                                        D. Tác động của Biển Đông.

Câu 41: Vùng nào sau đây có đầy đủ 3 đai cao?

A. Đông Bắc.                     B. Tây Bắc.                        C. Trường Sơn Bắc.          D. Trường Sơn Nam.

Câu 42: Nước ta có sự đa dạng về cơ cấu cây trồng, vật nuôi chủ yếu là do

A. có nguồn nhiệt ẩm dồi dào.                                     B. mạng lưới sông ngòi dày đặc.

C. có nhiều đồng bằng phì nhiêu.                                 D. khí hậu phân hóa đa dạng.

2 trả lời
Hỏi chi tiết
1.252
2
0
Bủh Xinh Đẹp
01/01/2022 10:58:23
+5đ tặng
Ở nước ta, đai cao cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở miền Nam cao hơn so với miền Bắc vì miền Nam có nền nhiệt độ cao hơn (do không chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa đông). Miền Nam có nền nhiệt cao nên cần độ cao cao hơn để đạt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới gió mùa trên núi.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Phúc Huy
01/01/2022 10:58:39
+4đ tặng

Câu 21: Đai cao cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở miền Nam lên cao hơn so với miền Bắc chủ yếu vì

A. có nền nhiệt độ thấp hơn.                                        B. có nền nhiệt độ cao hơn.

C. có nền địa hình thấp hơn.                                        D. có nền địa hình cao hơn.

Câu 22: Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu của phần phía Nam nước ta?

A. Khí hậu nóng quanh năm.                                       B. Không có tháng nào dưới 200C.

C. Có 2 mùa mưa và khô rõ rệt.                                   D. Có mưa phùn vào mùa đông.

Câu 23: Đặc điểm nào sau đây không đúng với thiên nhiên vùng biển và thềm lục địa nước ta?

A. Vùng biển lớn gấp 3 lần diện tích phần đất liền.

B. Thềm lục địa phía Bắc và phía Nam nông, rộng.

C. Đường bờ biển vùng Nam Trung Bộ bằng phẳng.

D. Thềm lục địa Trung Bộ thu hẹp, giáp vùng biển sâu.

Câu 24: Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc khác Tây Bắc ở đặc điểm nào sau đây?

A. mùa đông bớt lạnh nhưng khô hơn.                        B. mùa hạ đến sớm, đôi khi có gió Tây.

C. mùa đông lạnh đến sớm hơn ở vùng núi thấp.        D. khí hậu lạnh chủ yếu do độ cao của địa hình.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Địa lý Lớp 12 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo