Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu một số nền văn hóa đặc trưng của các nước trên thế giới (4 thành tựu)? Nêu những thành tựu văn hóa của Việt Nam đã góp phần vào nền văn hóa thế giới?

Nêu một số nền văn hóa đặc trưng của các nước trên thế giới (4 thành tựu)

Nêu những thành tựu văn hóa của Việt Nam đã góp phần vào nền văn hóa thế giới?

< Mình cảm mơn vì đã trả lời ạ >

2 trả lời
Hỏi chi tiết
205
0
0
nguyenngoc mai
01/01/2022 15:52:40
+5đ tặng

Nông nghiệp - nền tảng văn hóa Đông Nam Á

Văn hóa nông nghiệp là một trong những yếu tố gốc của văn hóa Đông Nam Á. Do Sinh sống trong khu vực bị chi phối bởi hệ thống khí hậu nhiệt đới, gió mùa, các cư dân Đông Nam Á đã  sáng tạo nên những nền văn hoá tộc người và địa phương đa dạng, phong phú trên cơ tầng chung của văn hoá nông nghiệp. Người dân khu vực sống chủ yếu bằng lúa gạo với 02 hình thức canh tác: ruộng nước và nương rẫy, người dân thuần dưỡng trâu bò lấy sức kéo, chế tạo công cụ lao động và xây dựng hệ thống thủy lợi. Do làm nông nghiệp nên cư dân tập trung sinh sống tại các khu vực có nguồn nước, tạo nên đặc điểm quần cư thành những làng xóm. Giá trị gia đình, tinh thần kính trọng người già được đề cao, tổ tiên được coi trọng; truyền thống cộng đồng làng/bản bền chặt.

 Nông nghiệp buổi sơ khai phụ thuộc vào tự nhiên nên quan điểm vạn vật hữu linh và tín ngưỡng thờ các vị thần tự nhiên là tính ngưỡng phổ biến trong khu vực. Lễ hội thường xuyên được tổ chức vào thời điểm đầu mùa vụ mới hoặc sau các vụ thu hoạch trước hết để tế lễ thần linh phù hộ cho các mùa vụ bội thu, sau đó là để người dân vui chơi sau những ngày lao động vất vả. Đây là khu vực đa dạng các hình thức trình diễn dân gian như rối bóng, rối nước; âm nhạc truyền thống và các loại nhạc cụ rất gần gũi với thiên nhiên; văn hóa ẩm thực đa dạng và độc đáo.

Nền văn hóa uyển chuyển, thích nghi với những thay đổi

Tìm hiểu văn hóa của các nước Đông Nam Á sẽ thấy nhiều nét tương đồng với văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc, ví dụ như ảnh hưởng của Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo, đạo Hindu,… Những ảnh hưởng này được thể hiện trong cả hệ tư tưởng, lối sinh hoạt, các phong tục thờ cúng, kiến trúc và diễn xướng dân gian,… Ngoài ra khu vực Đông Nam Á còn chịu tác động mạnh từ văn hóa Ả rập, văn hóa Âu, Mỹ.

Mặc dù khu vực đã có nền tảng văn hóa vững chắc song vẫn chịu nhiều ảnh hưởng của các nền văn hóa khác là do đây là khu vực có vị trí gần với các quốc gia có nền văn hóa lớn, thuận lợi giao thương, lịch sử các nước trải qua nhiều giai đoạn bị xâm chiếm, đô hộ bởi các cường quốc. Tiến trình tiếp biến văn hóa diễn ra một cách chủ động (thông qua hoạt động trao đổi, buôn bán, học hỏi của cư dân Đông Nam Á với cư dân các nền văn hóa khác) và bị động (qua quá trình bị đô hộ).

Quá trình tiếp biến xảy ra mạnh mẽ song nền văn hóa các nước Đông Nam Á có sự tiếp thu chọn lọc, kết hợp hài hòa giữa văn hóa bản địa và văn hóa du nhập, tạo nên những bản sắc riêng. Do đó chúng ta dễ dàng nhận thấy sự khác biệt giữa Phật giáo ở Thái Lan, Myanmar, Lào với Phật giáo Ấn Độ; Nho giáo của Việt Nam khác với Nho giáo của Trung Quốc,…Nhờ sự giao lưu này, văn hóa Đông Nam Á đã đạt được những thành tựu mới mẻ trong quá trình phát triển của mình.
 

Một khu vực văn hóa thống nhất trong đa dạng

 

Từ nền tảng văn hóa và sự tiếp biến văn hóa đã tạo nên tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa khu vực.

Tính thống nhất của văn hóa khu vực Đông Nam Á trước hết được thể hiện ở chủ thể của văn hóa Đông Nam Á. Đông Nam Á là một trong những cái nôi của loài người, đây là địa bàn hình thành của đại chủng phương Nam (Australoid) với nước da ngăm đen, tóc quăn dợn sóng, nhỏ, thấp. Từ đặc điểm chủng tộc tạo nên sự thống nhất cao độ của khu vực văn hóa Đông Nam Á.

Dù tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á hết sức đa dạng nhưng vẫn thuộc về ba loại chính: Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ cúng người đã mất. Cái chung đó xuất phát từ thuyết vạn vật hữu linh, tức thuyết mọi vật đều có hồn.

Các quốc gia Đông Nam Á hiện tồn tại hàng chục, hàng trăm ngôn ngữ khác nhau. Như ở Indonesia có đến 200 ngôn ngữ dân tộc cùng tồn tại; ở Philippin củng có tới 80 ngôn ngữ dân tộc...Tuy nhiên, các ngôn ngữ này thuộc về một trong số 4 ngữ hệ: Nam Á, Nam Đảo, Thái, Hán – Tạng. Và xa hơn nữa, chúng đều bắt nguồn từ một nguồn gốc chung là ngôn ngữ Đông Nam Á tiền sử. Về chữ viết, từ đầu công nguyên, dân tộc Đông Nam Á đã vay mượn chữ Hán (như ở Việt Nam) và chữ Pali – Sanskrit (ở các nước khác) để xây dựng chữ viết riêng cho dân tộc mình. Từ thế kỷ XIII, các quốc gia Nam Đảo Malaysia, Indonesia chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chữ viết Ả Rập. Từ thế kỷ XVI, do ảnh hưởng của phương Tây, chữ viết của các quốc gia Đông Nam Á được chuyển đổi theo hướng La tinh hóa (chữ viết Brunei, Malaysia, Indonesia, Philippin và Việt Nam) được sử dụng ngày nay.

Về phong tục tập quán: Cũng như chữ viết, khu vực Đông Nam Á có hàng trăm dân tộc khác nhau, nên phong tục, tập quán đa dạng, đặc sắc. Tuy nhiên, những phong tục lại có nét gần gũi, tương đồng nhau, có sự quy tụ, giao thoa trên nền tảng văn hóa bản địa Đông Nam Á. Đó là điểm tương đồng trong trang phục truyền thống (váy, khố, vòng đeo tai, vòng đeo cổ); mô hình bữa ăn (thức ăn chính là cơm, rau, cá và hoa quả); tục ăn hỏi trước khi tổ chức đám cưới linh đình; nghi lễ đám tang (chôn vật dụng theo người chết); tục nhuộm răng, ăn trầu; trò chơi dân gian (thả diều, thi chọi gà, bơi thuyền…). Trong cách ăn ở, ngôi nhà chung của các dân tộc Đông Nam Á là nhà sàn “cao cẳng” thích hợp với mọi địa hình của khu vực và phù hợp với khí hậu nóng ẩm của khu vực Đông Nam Á.

 Đông Nam Á có một bản sắc văn hóa riêng, thường xuyên tiếp nhận có chọn lọc những tinh hoa văn hóa khác để làm phong phú văn hóa khu vực. Cùng với sự phát triển kinh tế của khu vực, những giá trị văn hóa truyền thống tiến bộ của các nước Đông Nam Á càng được chú trọng, phát huy, trở thành một động lực quan trọng cho sự phát triển của mỗi quốc gia và của các khu vực.
 

Ngày nay, Việt Nam có quan hệ kinh tế - thương mại với hơn 230 quốc gia và vùng lãnh thổ ở cả 5 châu lục, trong đó có 30 nước là đối tác chiến lược, đối tác toàn diện; trở thành nước duy nhất tại khu vực Đông Nam Á xây dựng khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược và đối tác toàn diện với tất cả 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và các nước lớn. Việt Nam là nước có nền văn hiến lâu đời, đặc sắc, đóng vai trò ngày càng quan trọng và có nhiều đóng góp trong các mối quan hệ ở bình diện quốc tế.

Sau khi đất nước được thống nhất và sau hơn 35 năm đổi mới, đặc biệt từ khi Chính phủ ban hành chiến lược, chính sách thúc đẩy sự phát triển của văn hóa, hoạt động giao lưu văn hóa đã đạt được một số kết quả nổi bật. Việc mở rộng, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại đã tạo điều kiện thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa nước ta với các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với những quy mô, tầm mức khác nhau. Nhiều hoạt động, như ngày/tuần/tháng văn hóa Việt Nam, biểu diễn nghệ thuật, lễ hội văn hóa - du lịch, chiếu phim, triển lãm sách, ảnh, sản phẩm văn hóa - nghệ thuật, hội thảo, xúc tiến, quảng bá du lịch... nhằm giới thiệu hình ảnh đất nước, con người Việt Nam liên tục được tổ chức ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Các hoạt động giao lưu văn hóa, văn hóa đối ngoại được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành, địa phương liên quan, các cơ quan truyền thông đại chúng, các tổ chức đối ngoại nhân dân, các đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài tổ chức đã đem lại sự thấu hiểu, cảm mến, thân thiện, để lại ấn tượng đẹp đối với cộng đồng quốc tế, tạo tiền đề, điều kiện để nhiều quốc gia, tổ chức trên thế giới mong muốn, tích cực đẩy mạnh giao lưu, hợp tác với nước ta. Tại các tổ chức, như Tổ chức Du lịch thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO), Quỹ Văn hóa dân gian quốc tế (IGF), Tổ chức Triển lãm thế giới (BIE), Tổ chức Sở hữu trí tuệ quốc tế (WIPO), Tổ chức Văn hóa - Giáo dục và Khoa học của Liên hợp quốc (UNESCO), Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP)…, đại diện Việt Nam đã thể hiện được sự năng động, tinh thần trách nhiệm, đóng góp một số sáng kiến được ghi nhận, góp phần nâng cao vị thế đất nước.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Trần Việt Toàn
01/01/2022 15:53:14
+4đ tặng

+ Chữ viết: chữ Hán của người Trung Quốc, chữ Phạn của người Ấn Độ;

+ Trung Quốc có công trình tiêu biểu: Vạn Lý Trường Thành;

+ Ai Cập có Kim Tự Tháp;

+ Campuchia có Ăng Co Vát, Ăng Co Thom...
Đặc điểm trên của văn hóa Việt Nam không chỉ thể hiện trong quá khứ xa xôi, mà cả trong giai đoạn cận và hiện đại, khi mà sự giao lưu và tiếp xúc văn hóa trên thế giới diễn ra mạnh mẽ, sâu rộng, phức tạp hơn. Đó là giai đoạn gặp nhau, tác động lẫn nhau, vừa như là sự "đối chọi" lại vừa như là sự "hấp dẫn" lẫn nhau giữa văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây. Trong tình hình đó, ở Việt Nam đã diễn ra một quá trình rất phong phú, tinh tế để cách tân văn hóa, từng bước hiện đại hóa nền văn hóa truyền thống thông qua tiếp nhận, chọn lọc những giá trị hoàn toàn mới của phương Tây và nỗ lực không mệt mỏi phát huy, giữ gìn những giá trị tốt đẹp, bền vững, phù hợp với sự phát triển của văn hóa dân tộc

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Giáo dục Công dân Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo