Trong suốt quãng thời gian cắp sách, mỗi học sinh chúng ta đều tung tăng đến trường với những người bạn vô cùng quen thuộc và thân thiết: Hộp bút, thước kẻ, bút bi. Trong số những dụng cụ học tập đầy hữu ích đó, người học sinh không thể không nhớ đến những chiếc bút chì đáng yêu, xinh đẹp ngày ngày vẫn cùng chúng ta đến trường, đến lớp để bay trong biển trời tri thức bao la.
Tôi cứ luôn nghĩ rằng bút chì mới được người ta phát minh ra cách đây không lâu, nhưng đến khi tìm hiểu thật kĩ lưỡng cho bài viết văn trên lớp, tôi mới “sáng mắt ra”.
Thời cổ La Mã, các học giả tôn giáo chuyên nghiệp viết trên giấy papyrus với một thanh kim loại có tên là stylus. Sau đó những cây stylus được làm bằng chì. Ngày nay ta gọi là bút "chì" cũng từ cây stylus bằng chì này. Vào năm 1564, Borrowdale Anh quốc có một người tình cờ thấy ở rễ một cây bị nằm tróc gốc có than graphite. Sau khi khai thác mỏ than chì này, việc dùng graphite (than chì) được phổ biến sâu rộng. Graphite để lại dấu đậm hơn nhưng quá mềm và dễ gãy nên nó cần phải có vật để giữ. Đầu tiên những cây graphite được bao bằng dây. Sau đó graphite được đút trong thanh gỗ và khi dùng thì đẩy thanh graphite ra bằng tay. Bút chì được ra đời.
Bước vào năm học mới, các nhà sản xuất bút bi như Bến Nghé, Hồng Hà, Thiên Long, … đã lần lượt cho ra đời hàng loạt mẫu mã từ đơn giản cho đến cầu kỳ như bút bấm, bút xoay … đủ chủng loại khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu người sử dụng. Các cậu nam sinh thì chỉ cần giắt bút lên túi áo đến trường nhưng nhiều bạn gái lại thích “trang điểm” cho bút các hình vẽ, hình dáng xinh xắn lên thân hay đầu bút còn được đính thêm con thú đáng yêu. Thế là những chiếc bút bi lại theo chân trò nhỏ đến trường, giúp các cô, cậu lưu giữ những thông tin, kiến thức vô giá được thầy cô truyền đạt lại với cả tấm lòng!
Con người thường ít nghĩ đến những gì quen thuộc, thân hữu bên mình. Họ cố công tính toán xem trung bình một đời người đi được bao nhiêu km hay một người có thể nhịn thở tối đa bao nhiêu phút nhưng chắc chưa có thống kê nào về số lượng bút họ dùng trong đời! Một cây bút cũng giống như cơ thể con người vậy, ruột bút là phần bên trong cơ thể, đầu bi chính là trái tim. Còn vỏ bút giống như đầu, mình, tứ chi vậy chúng phải cứng cáp thì bút mới bền, hoạt động tốt cũng như tạo cho người sử dụng cảm giác thoải mái. Màu sắc và hình dáng bên ngoài giống như quần áo, làm tăng thêm vẽ đẹp cho bút. Các chi tiết của bút dù quan trọng hay thứ yếu đều góp phần tạo nên một cây bút. Như một kiếp tằm rút ruột nhả tơ, âm thầm giúp ích cho đời để rồi khi không còn cần thiết nữa, chúng bị vứt bỏ một cách lạnh lùng. Mấy ai nhớ đến công lao của chúng!
Cùng với sách, vở bút chì là dụng cụ học tập quan trọng của người học sinh, vì vậy chúng ta cần phải bảo quản bút cho tốt. Dùng xong cần phải cất cẩn thận vào hộp để tránh thất lạc. Đặc biệt là đối với những chiếc bút chì bấm, ta cần hết sức lưu ý để ngòi không bị gãy, không bị ảnh hưởng đến bộ phận quan trọng nhất của bút.
Thời gian cứ thế mà lặng lẽ trôi, không chờ ai một ai cả. Các cô cậu học trò đã lớn dần theo năm tháng, chỉ còn mỗi bút chì là vẫn thế. Nó vẫn mải miết, vẫn miệt mài vẫn luôn đồng hành cùng các tà áo trắng. Bút chì đối với mỗi chúng ta vẫn luôn là người bạn bé nhỏ, thân thiết, gắn bó, đáng yêu, đáng quý. Không ai là không trải qua quãng đời học trò mà không có cậu bút chì tung tăng, gần gũi bên cạnh. Vì vậy, bút chì luôn luôn có trong kí ức và tâm hồn mỗi người mỗi khi nhắc đến thời hoa nắng. Hãy luôn trân trọng và gìn giữ người bạn nhỏ đáng yêu của mỗi chúng ta, các bạn nhé.
10. Thuyết minh về chiếc nồi cơm điện
Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, cuộc sống của con người cũng ngày càng hiện đại hơn. Với sự bao phủ của các thiết bị điện tử thông minh, đời sống được cải thiện bởi những phát minh mới. Một trong những phát minh hữu ích cho đời sống sinh hoạt là chiếc nồi cơm điện.
Nồi cơm điện đến với loài người từ đất nước công nghệ phát triển vượt bậc - Nhật Bản. Ý tưởng về việc dùng điện để nấu cơm xuất hiện lần đầu tiên vào những năm giữa thập niên 1920. Khoảng 20 năm sau, một công ty điện tử cho ra đời thành công loại nồi cơm điện làm chín cơm nhờ chuyển năng lượng điện thành năng lượng hơi. Tuy nhiên, chiếc nồi này yêu cầu người dùng phải chú ý theo dõi từ khi bật công tắc nấu cho đến lúc cơm được nấu xong, khá bất tiện. Năm 1956, công ty Toshiba (Nhật Bản) cải tiến và khắc phục nhược điểm đó, cho ra đời một chiếc nồi thuận tiện sử dụng hơn. Theo đó, hơn 700 chiếc nồi cơm điện được đưa ra thị trường và có mặt trong nhà bếp của các bà nội trợ trên toàn thế giới.
Nồi cơm điện bao gồm dây dẫn nguồn nhiệt, vỏ chứa, ruột nồi nấu và thiết bị cảm ứng nhiệt. Dây dẫn dùng để dẫn điện từ nguồn vào nồi. Vỏ nồi cơm điện thường làm bằng nhựa chịu sức nóng tốt, thường có nắp để đậy lại. Trên nắp nồi có một lỗ nhỏ để thoát hơi ra ngoài. Ruột nồi nằm bên trong, thường làm từ kim loại bền, chống dính cao. Trên ruột có các mức nước được kẻ thành vạch, dựa vào đó mà chọn lượng nước phù hợp với gạo để cơm ngon hơn. Thiết bị cảm ứng là thiết bị điện tử, đo nhiệt độ của nồi và kiểm soát nhiệt lượng, báo hiệu tình trạng nồi cơm. Một chiếc nồi hoàn chỉnh sẽ có thêm nhiều phụ kiện khác.
Theo sự phát triển và nhu cầu của từng thời đại mà nồi cơm điện lại được thiết kế theo kiểu mã, chức năng khác nhau. Hiện nay, nhiều loại nồi cơm điện phức tạp được phát minh có nhiều cảm biến hơn và đa chức năng hơn. Những chiếc nồi đơn giản thì có nút bật, chỉ để nấu cơm. Hiện đại hơn, sẽ có cả bảng chức năng cảm ứng, muốn dùng chức năng nào thì chọn nút đó.
Nguyên lý hoạt động của nồi cơm điện khá đơn giản. Để nấu cơm, cho gạo và nước sạch vào ruột nồi trước, chọn nấc cảm ứng nhiệt về vị trí nấu. Trong thời gian nấu, nước và gạo được làm nóng với toàn bộ công suất nhờ một dây dẫn điện tạo ra. Khi đạt đến nhiệt độ 100 °C, nước sẽ chuyển từ lỏng sang dạng hơi, thoát ra theo lỗ thông của vỏ nồi. Nhiệt độ cao tạo ra sẽ nấu chín gạo, đèn báo chuyển chế độ thì kết thúc nấu. Thông thường, sau đó nồi cơm điện sẽ chuyển sang chế độ "hâm nóng" để tiết kiệm năng lượng, giữ cơm đã chín ở nhiệt độ an toàn, tự động ngắt nguồn điện.
Nồi cơm điện đã trở thành vật dụng quen thuộc không thế thiếu trong mỗi gia đình. Nó giúp chúng ta tiết kiệm thời gian đun nấu mà lại có những bát cơm dẻo ngon. Không những thế, nồi cơm điện còn có nhiều chức năng như hấp, nấu cháo, làm bánh, hầm. Chỉ với một chiếc nồi, chúng ta có thể làm bất cứ món gì mình muốn. Nó giống như cầu nối gắn kết cả gia đình với những bữa cơm đầm ấm sum họp.
Trong quá trình sử dụng, cần biết cách để giữ cho nồi bền. Ngay khi đi chọn mua, bạn nên cắm điện thử ngay tại nơi bán, kiểm tra các nút nấu có hoạt động chính xác hay không. Kiểm tra cả trong lẫn ngoài đảm báo nồi không bị trầy xước bên ngoài và ruột men bên trong tráng chống dính không bị bong tróc. Trước khi cho ruột vào nấu, nên lau khô mặt ngoài của ruột nồi. Thường xuyên lau chùi, giữ cho lỗ thông hơi trên vỏ sạch sẽ, thoáng. Không mở nắp quá nhiều khi nồi đang nấu để tiết kiệm điện. Ngoài ra, không nên để cơm chín quá 12 giờ mà không dùng, không rút điện gây hại cho nguồn điện. Thường xuyên lau chùi vỏ nồi và vệ sinh ruột nồi đúng cách để bảo vệ lớp men chống dính. Sử dụng đúng chức năng có ở nồi. Nếu nồi chỉ dùng để nấu cơm, không xào nấu để giữ tuổi thọ của nồi. Chiếc nồi cơm điện có sử dụng tốt được lâu hay không là nhờ vào cách bảo quản của người dùng.
Với sự phát triển tốc độ của kỹ thuật số, giống như nhiều thiết bị, vật dụng khác, nồi cơm điện cũng được cải tiến từng ngày. Nồi cơm điện đi vào đời sống sinh hoạt, có mặt ở khắp thế giới và trở thành một phần trong cuộc sống của con người.
11. Thuyết minh về chiếc xe đạp
Cuộc sống ngày càng hiện đại hơn. Những cuộc cách mạng khoa học đã từng bước nâng đời sống con người lên tầm cao mới. Một trong những phát minh vĩ đại không thể không nhắc tới của toàn nhân loại là xe đạp. Đó là phương tiện quen thuộc trong giao thông.
Chiếc xe đạp đầu tiên ra mắt năm 1817 bởi Baron von. Chiếc xe này phải dùng đến lực của hai bàn chân chứ không có bánh như ngày nay. Bánh xe ở đằng trước rất to có tác dụng giúp việc dừng lại dễ dàng hơn. Đến năm 1879, một người nước Anh đã sáng tạo ra xích để truyền lực cho bánh sau giúp xe lăn bánh. Năm 1885, J.K.Sartley cải tiến hai bánh xe cùng kích cỡ và thêm khung xe thép. Năm 1887 John Boyd Dunlop tiếp tục cải tiến bánh xe bằng cách thêm ống hơi cho cao su vào bánh để xe chạy êm hơn. Sau đó, người ta còn khiến cho bánh xe có thể tháo lắp linh hoạt. Năm 1920 xe đạp sử dụng hợp kim nhẹ, xe nhẹ đi đáng kể. Qua thời gian, người ta dần cải tiến xe đạp và cho ra nhiều chức năng, lợi thế hơn. Hiện nay xe đạp có mặt trên thị trường với đa dạng mẫu mã, mục đích sử dụng và kích thước như: xe thiết kế cho phụ nữ, đàn ông, trẻ con, xe đua, xe leo núi.
Xe đạp được cấu tạo bởi nhiều bộ phận. Quan trọng là hệ thống truyền động, hệ thống điều khiển và hệ thống chuyên chở. Hệ thống truyền động gồm khung xe, bàn đạp, trục giữa, ổ bi giữa, dây xích, đĩa, ổ líp, hai trục, ổ bi và hai bánh trước sau. Khi đi, ta ngồi lên xe, chân đạp bàn đạp làm trục xe chuyển động, đĩa chuyển động theo kéo dây xích làm ổ líp và bánh sau chuyển động, tạo lực đẩy để xe tiến về phía trước. Đĩa răng cưa có đường kính lớn và nhiều răng cưa. Ổ líp chuyển động 2 vòng thì đĩa mới chuyển động một vòng. Bánh xe hình tròn, có nhiều thanh sắt được ghép chụm lại ở tâm bánh gọi là vành. Đường kính bánh xe được thiết kế tùy theo đối tượng, mục đích sử dụng nhưng lớn gấp nhiều lần ổ líp. Ban đầu, bánh xe chỉ làm bằng gỗ, khi chạy xe bị xóc. Dần dần người ta dùng cao su, lốp ở ngoài, săm ở trong, khi bơm đủ hơi, có lực đàn hồi, xe giảm xóc.
Hệ thống điều khiển gồm ghi đông có hai tay cầm xoay đủ 180 độ trái phái, có ổ bi, nhờ vậy xe được lái đi theo ý muốn dễ dàng. Phanh xe gồm tay phanh, dây phanh lắp ở hai đầu tay cầm, điều khiển tốc độ nhanh chậm. Ghi đông vừa là tay lái, vừa giúp người lái giữ thăng bằng.
Hệ thống chuyên chở gồm yên xe và dàn đèo hàng hoặc giỏ đựng. Yên xe lắp ở trên khung xe thường bọc da, là chỗ ngồi của người đi xe. Dàn đèo hàng lắp ở phía sau yên, dựa trên trục bánh xe sau, kích thước đa dạng. Cũng có chiếc xe lắp bộ phận này ở phía trước, dựa trên trục bánh xe trước.
Ngoài các bộ phận chính như trên, xe đạp còn có cái chắn xích và hai chắn bùn, chuông báo ở tay cầm để xin đường, đèn lắp ở bánh xe. Khi trời tối, đạp xe tạo ra nhiệt, nhiệt chuyển hóa thành điện năng làm đèn sáng có tác dụng soi đường. Xe đạp có thể lắp giỏi hoặc không. Giỏ xe được làm bằng nhiều chất liệu, màu sắc phong phú dùng đựng hoặc tăng vẻ đẹp cho xe.
Xe đạp là phương tiện giao thông quen thuộc mà mọi người ưa chuộng. Xe đạp dễ sử dụng , giá thành không đắt đỏ, chỉ cần vài lần tập luyện là có thể điều khiển được. Tốc độ không cao nhưng an toàn, lại sử dụng sức người nên vừa có tác dụng giảm ô nhiễm môi trường vừa giúp con người rèn luyện sức khỏe. Trong thi đấu thể thao, đua xe đạp là bộ môn nhận được đông đảo sự quan tâm. Xe đạp cũng là sự lựa chọn lý tưởng khi đến các công viên, ta có thể vừa cùng nhau đạp xe vừa hít thở không khí trong lành. Đối với Việt Nam, xe đạp còn có ý nghĩa trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Đó là phương tiện vận chuyển vũ khí, lương thực chính của chúng ta, góp phần không nhỏ vào chiến thắng dân tộc. Ngày nay chiếc xe đạp đã trở thành phương tiện thuận lợi cho mọi tầng lớp trong xã hội.
Khoa học kỹ thuật phát triển cho ra đời nhiều phương tiện hiện đại hơn. Nhưng xe đạp vẫn là sự lựa chọn quen thuộc của nhiều người. Đó thực sự là một phát minh vĩ đại trong lịch sử nhân loại.
12. Thuyết minh về chiếc cặp sách
Suốt quãng đời đi học, người học sinh luôn có rất nhiều người bạn đồng hành như sách, vở, bút, thước. Đó là những người bạn tuy nhỏ bé nhưng lại không thể vắng mặt. Trong số những dụng cụ học tập thì chiếc cặp cũng là một vật dụng vô cùng gần gũi, gắn bó với người học sinh trong những năm tháng cắp sách đến trường.
Cặp sách chắc chắn là một trong những phát minh hữu ích nhất của loài người. Nước Mỹ là nước đầu tiên sản xuất ra chiếc cặp sách vào năm 1988. Từ đó, cặp sách đã được sử dụng phổ biến ở Mỹ và lan rộng ra toàn thế giới.
Chiếc cặp sách có cấu tạo rất đơn giản. Phía ngoài chỉ có mặt cặp, nắp mở, quai xách để cầm tay hoặc quai đeo để đeo trên lưng. Phía trong cặp được cấu tạo thành nhiều ngăn to nhỏ khác nhau để đựng sách vở, bút thước. Một số cặp còn có ngăn đựng áo mưa hoặc chai nước.
Để làm ra một chiếc cặp bao gồm những công đoạn chính như: lựa chọn chất liệu, xử lí chất liệu, khâu may, ghép nối. Chất liệu cặp cũng vô cùng phong phú, đa dạng, tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích của người dùng. Cặp có thể làm từ vải nỉ, vải bố hoặc da... Dù làm bằng chất liệu gì thì yêu cầu quan trọng nhất là cặp phải chắc chắn vì nó dùng để chứa nhiều sách vở. Khâu xử lí để tái chế lại chất liệu, bớt mùi nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng của chất liệu đó. Hiện nay, thông thường các xí nghiệp thường sử dụng máy may để may các phần của cặp lại với nhau theo thiết kế. Cuối cùng, các phần được ghép nối lại thành chiếc cặp hoàn chỉnh rồi tung ra thị trường. Các loại cặp hiện nay cũng vô cùng đa dạng với nhiều mẫu mã và giá tiền khác nhau phù hợp với người tiêu dùng. Có cặp táp, cặp da, balô. Một số thương hiệu nổi tiếng như Hồng Hà, Thủ đô vàng, cặp của Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan. Giá một chiếc cặp sách dao động khoảng vài trăm nghìn.
Mỗi đối tượng sẽ có cách sử dụng cặp khác nhau. Đối với học sinh nữ sẽ dùng tay xách cặp hoặc ôm cặp vào người để thể hiện sự dịu dàng, thùy mị, nữ tính. Còn học sinh nam có xu hướng đeo chéo cặp sang một bên trông rất tự tin, năng động. Học sinh tiểu học thì thường đeo cặp trên lưng để dễ chạy nhảy, chơi đùa cùng bạn bè.
Cặp sách dù tốt, dù bền như thế nào cũng sẽ hỏng nếu chúng ta không biết cách bảo quản và sử dụng. Như ông cha ta đã nói: “Của bền tại người”, để chiếc cặp sách được bền lâu, chúng ta cần thường xuyên lau chùi, vệ sinh để giữ độ mới của cặp. Không nên quăng cặp quá mạnh để tránh cặp bị rách. Khi trời mưa cần tránh để cặp không bị dính nước. Nếu để cặp ở những không gian hẹp như hộc tủ, hộc bàn sẽ gây chèn ép, làm cặp bị cong và vênh. Bên cạnh đó, một điểm cần lưu ý khác là không nên đựng khối lượng quá nặng so với sức chứa của cặp.
Một số lời khuyên để sử dụng cặp đúng cách: chiếc cặp khi đeo không nên vượt quá 15% trọng lượng cơ thể. Nên xếp những đồ vật nặng nhất ở phần tiếp giáp với lưng, sách vở và đồ dùng xếp sao cho không bị xô lệch. Để tránh bị cong vẹo người, hai quai nên được đeo một cách ngay ngắn, đối với loại cặp chỉ có một quai thì cần thay đổi vai đeo cho đỡ mỏi.
Chiếc cặp là một vật dụng rất hữu ích và cần thiết trong quá trình học tập và làm việc của con người. Hiện tại hay mai sau, chiếc cặp vẫn sẽ giữ nguyên vai trò và giá trị của nó, trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta.
13. Thuyết minh về chiếc bàn học
Chiếc bàn học là một đồ dùng học tập và sinh hoạt rất thân thiết với mỗi chúng ta thời cắp sách tới trường. Chiếc bàn học là người bạn gần gũi, thân thuộc của mỗi lứa tuổi học sinh lúc ở trường cũng như lúc ở nhà.
Chiếc bàn học xuất hiện từ thời xa xưa, khi con người có kiến thức thì chiếc bàn học được ra đời, theo thời gian qua nhiều giai đoạn nhiều quá trình con người đã thiết kế ra một sản phẩm đa dạng – chiếc bàn học phù hợp với mọi lứa tuổi học sinh để phục vụ nhu cầu học tập, sinh hoạt của con người.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bàn học đa dạng phong phú với nhiều hãng khác nhau, chiếc liệu phù hợp với túi tiền của người mua. Mỗi học sinh ngoài học ở trường ban ngày còn phải tự học ở nhà nên ngày nay, cho ra đời hai loại bàn phổ biến bàn học trên lớp và bàn học ở nhà. Đặc biệt khi viết muốn nét chữ được đẹp, mềm mại, việc học trở nên dễ dàng hơn thì chiếc bàn học nào cũng vậy, phải có mặt bàn phẳng, nhẵn. Nếu mặt bàn gồ ghề thì chắc hẳn mỗi học sinh đều thấy chán nản với việc học của mình, không thích góc học tập của mình. Vật liệu để làm chiếc bàn học thường bằng gỗ, nhưng phần lớn bằng gỗ thường, bàn học thường gồm: mặt bàn, ngăn bàn và chân bàn, thuyết minh về chiếc bàn học của em
Ở trường học hiện nay, chiếc bàn học thường gắn liền với ghế ngồi để tránh những trường hợp ghế bị đổ. Mặt bàn phẳng, hình chữ nhật, có chiều dài độ 110-120 cm, chiều rộng khoảng 50-60 cm. Bốn chân bàn được đóng bằng gỗ chắc chắn, vững chãi. Bàn có ngăn bàn thụt lại, được đóng cố định để đựng sách vở. Ghế cách bàn khoảng 15 cm giúp học sinh giữ đúng tư thế khi ngồi, không bị vẹo cột sống. Một số ghế có lưng tựa giúp học sinh không bị mỏi lưng, giúp cho việc học trở nên thoải mái.
Ở nhà, trong góc học tập của mỗi người học trò đều có một cái bàn. Tùy theo kích thước của phòng học, sở thích của mỗi người mà cái bàn học có dài, rộng, hẹp khác nhau. Đời sống kinh tế ngày càng phát triển nhu cầu của con người càng cao đã khiến cho nhiều hãng sản xuất bàn ghế ra đời. Tuy nhiên, hãng sản xuất bàn ghế có uy tín trên cả nước hiện nay được người dùng tin tưởng là bàn ghế Xuân Hòa, loại bàn được sử dụng rộng rãi thường là loại có mặt bàn bằng gỗ tấm bào nhẵn hoặc gỗ dán phẳng lì được sơn màu bóng nhoáng trông rất đẹp. Tuy vậy loại bàn này rất dễ hỏng. Thông thường, bàn học ở nhà cũng có bốn chân để nâng đỡ mặt bàn để chiếc bàn ở tư thế vững chắc. Tùy theo loại bàn, con người thiết kế chân bàn khác nhau như hình vuông, hình chữ nhật. Để tạo nên vẻ thẩm mĩ, người ta thiết kế chân bàn bằng các con tiện.
Cái bàn nào cũng cần chiếc ngăn kéo vì nó là nơi làm ngăn bàn đựng đồ dùng, sách vở.Góc học của một học sinh, trên chiếc bàn học còn có giá để sách giúp đựng được nhiều sách vở hơn, làm bàn học trở nên ngăn nắp hơn.
Chiếc bàn học là người bạn thân thiết của ta, ta phải biết yêu quý, trân trọng và bảo vệ. Để chiếc bàn học không bị hỏng thì không được xô đẩy bàn ghế, không được trèo lên bàn ghế, không vẽ bậy nên bàn, giữ bàn luôn ngay ngắn. Nên sắp xếp sách vở gọn gàng sau khi học xong. Chỉ nhìn qua những thứ xếp đặt, bày biện trên mặt bàn là có thể hiểu được phần nào đạo đức, nếp sống, nếp sinh hoạt và tinh thần học tập của cô, cậu học trò – chủ nhân của chiếc bàn học ấy. Vì vậy, ta cần có ý thức giữ gìn bàn học ở lớp cũng như ở nhà, nên trang trí học tiết vào bàn học ở nhà để nơi học tập thêm sinh động và đa dạng.