Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

03/01/2022 20:07:44

Kết bài Cảnh khuya - ấn tượng chung về bài thơ?

kết bài cảnh khuya 
-ấn tượng chung về bài thơ?
 
6 trả lời
Hỏi chi tiết
613
1
1
Huy
03/01/2022 20:08:26
+5đ tặng

Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta mà còn là danh nhân văn hóa thế giới. Người không chỉ giúp nhân dân ta giành lại độc lập mà còn để lại cho nền văn học dân tộc rất nhiều tác phẩm có giá trị. Tiêu biểu trong số đó là bài thơ "Cảnh khuya" được sáng tác năm 1947. Bài thơ đã miêu tả khung cảnh đêm khuya nơi chiến khu Việt Bắc, đồng thời thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm và tình yêu nước sâu nặng của Bác Hồ.

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"

Mở đầu bài thơ, qua vài nét vẽ đơn sơ, Người đã tái hiện trước mắt người đọc bức tranh thiên nhiên nơi núi rừng tuyệt đẹp:

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa"

Đêm khuya thanh tĩnh, dường như mọi vật đều rơi vào lặng yên. Chỉ có tiếng suối róc rách chảy, len lỏi trong từng hơi thở của núi rừng. Tiếng suối ấy trong trẻo, du dương, ngân nga như tiếng hát ai đó từ xa vọng lại. Không gian vốn yên tĩnh nay càng yên tĩnh hơn. Song, hình ảnh so sánh âm thanh của thiên nhiên với âm thanh của con người lại khiến bức tranh đêm rừng thêm gần gũi, sống động. Hình ảnh ấy cũng phá bỏ bút pháp ước lệ tượng trưng trong văn học trung đại, đánh dấu sự cách tân mới mẻ trong thơ của Người.

Cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp không chỉ có âm thanh mà còn có cả hình ảnh và màu sắc. Ánh trăng phủ khắp không gian, luồn lách trên từng nhánh cây, ngọn cỏ. Ánh trăng chiếu vào sương trên lá, long lanh lấp lánh. Bóng trăng quấn quýt với bóng cây, lồng vào từng khóm hoa rồi in mình lên mặt đất. Từ "lồng" được nhắc đi nhắc lại 2 lần trong câu thơ, nhấn mạnh vẻ đẹp của vầng trăng. Trăng dịu dàng ấp ôm, chở che vạn vật như người mẹ hiền.

Khung cảnh thiên nhiên có gần có xa. Màu sắc hòa cùng âm thanh và hình khối, tạo nên bức tranh núi rừng Việt Bắc tuyệt đẹp. Tâm hồn nhạy cảm và tình yêu thiên nhiên tha thiết đã giúp người chiến sĩ Cách mạng cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh vật vào thời điểm khốc liệt của cuộc chiến. Song, lại không làm vơi đi nỗi âu lo về thời cuộc.

"Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"

Nếu như hai câu thơ trước khắc họa hình ảnh thiên nhiên, gửi gắm tình yêu thiên nhiên, thể hiện tư thế ung dung, tự tại. Thì hai câu thơ sau lại khắc họa hình ảnh con người với những suy tư, tâm trạng. Đêm đã khuya rồi, vì sao Người còn chưa ngủ? Phải chăng do cảnh thiên nhiên kia quá đẹp? Đẹp như tranh vẽ, làm rung động tâm hồn nhạy cảm của Người, khiến người xao xuyến không thể chợp mắt. Hay còn lí do nào khó lòng giãi bày?

"Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Đó là điều thực sự khiến Người thao thức. Vận mệnh đất nước còn đặt trên vai, dân tộc chưa được độc lập, nhân dân còn lầm than cơ cực, là người lãnh tụ, Người làm sao có thể ngủ ngon giấc? Trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng, bất cứ hoàn cảnh nào, thời điểm nào, Bác cũng luôn canh cánh trong lòng nỗi lo cho dân, cho nước. Dù say lòng trước cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, Bác vẫn không quên hướng về nhân dân, hướng về Tổ Quốc. Bác lo lắng làm thế nào để giải phóng dân tộc, Bác băn khoăn làm thế nào nhân dân mới có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Cảnh thiên nhiên đẹp đẽ không làm Người tạm quên đi nỗi lo thời cuộc mà ngược lại càng khơi dậy quyết tâm cứu nước cứu dân. Đất nước đẹp đẽ nhường này không thể để quân thù giày xéo. Tình yêu thiên nhiên hòa quyện cùng tình yêu đất nước tạo nên cảm hứng tuyệt vời trong toàn bộ bài thơ. Tâm hồn thi sĩ hòa cùng tấm lòng người chiến sĩ, tạo nên nhân cách tuyệt đẹp mang tên Hồ Chí Minh.

Có thể nói, chỉ với 4 câu thơ ngắn gọn nhưng "Cảnh khuya" đã đem đến cho độc giả nhiều cảm nhận sâu sắc. Trong bài thơ, Bác đã sử dụng thành công nhiều từ ngữ gợi tả, hình ảnh so sánh độc đáo. Đặc biệt, thể thơ thất ngôn tứ tuyệt được vận dụng sáng tạo và những hình ảnh thơ vừa mang màu sắc cổ điển vừa bình dị, gần gũi. Tính truyền thống và hiện đại, cảm hứng lãng mạn và hiện thực được kết hợp hài hòa. Từ đó thể hiện tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, tình yêu thiên nhiên tha thiết, tình yêu nước sâu nặng và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác. Đồng thời đưa "Cảnh khuya" trở thành tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh.

Với những giá trị về nội dung và nghệ thuật ấy, "Cảnh khuya" xứng đáng là tác phẩm tiêu biểu cho văn học giai đoạn kháng chiến. Để rồi bao năm tháng đã trôi đi, bài thơ vẫn âm vang mãi trong lòng bao thế hệ độc giả, nhắc nhở chúng ta về tâm hồn của vị lãnh tụ vĩ đại - Hồ Chí Minh.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Trung Sơn
03/01/2022 20:08:33
+4đ tặng

III. Kết bài: nêu ý kiến của em về bài thơ Cảnh khuya

Ví dụ:

Qua bài thơ ta có thể thấy được tâm hồn yêu thiên nhiên và lòng yêu nước sâu sắc của Bác được thể hiện rõ nét qua bài thơ. Qua đó ta cũng thấy được một tinh thần bất khuất, quật cường của một người chiến sĩ.

siro
sai sai chổ nào nhỉ
0
0
Trần Trung
03/01/2022 20:08:48
+3đ tặng

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa"

Đêm khuya thanh tĩnh, dường như mọi vật đều rơi vào lặng yên. Chỉ có tiếng suối róc rách chảy, len lỏi trong từng hơi thở của núi rừng. Tiếng suối ấy trong trẻo, du dương, ngân nga như tiếng hát ai đó từ xa vọng lại. Không gian vốn yên tĩnh nay càng yên tĩnh hơn. Song, hình ảnh so sánh âm thanh của thiên nhiên với âm thanh của con người lại khiến bức tranh đêm rừng thêm gần gũi, sống động. Hình ảnh ấy cũng phá bỏ bút pháp ước lệ tượng trưng trong văn học trung đại, đánh dấu sự cách tân mới mẻ trong thơ của Người.

Cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp không chỉ có âm thanh mà còn có cả hình ảnh và màu sắc. Ánh trăng phủ khắp không gian, luồn lách trên từng nhánh cây, ngọn cỏ. Ánh trăng chiếu vào sương trên lá, long lanh lấp lánh. Bóng trăng quấn quýt với bóng cây, lồng vào từng khóm hoa rồi in mình lên mặt đất. Từ "lồng" được nhắc đi nhắc lại 2 lần trong câu thơ, nhấn mạnh vẻ đẹp của vầng trăng. Trăng dịu dàng ấp ôm, chở che vạn vật như người mẹ hiền.

Khung cảnh thiên nhiên có gần có xa. Màu sắc hòa cùng âm thanh và hình khối, tạo nên bức tranh núi rừng Việt Bắc tuyệt đẹp. Tâm hồn nhạy cảm và tình yêu thiên nhiên tha thiết đã giúp người chiến sĩ Cách mạng cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh vật vào thời điểm khốc liệt của cuộc chiến. Song, lại không làm vơi đi nỗi âu lo về thời cuộc.

"Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"

Nếu như hai câu thơ trước khắc họa hình ảnh thiên nhiên, gửi gắm tình yêu thiên nhiên, thể hiện tư thế ung dung, tự tại. Thì hai câu thơ sau lại khắc họa hình ảnh con người với những suy tư, tâm trạng. Đêm đã khuya rồi, vì sao Người còn chưa ngủ? Phải chăng do cảnh thiên nhiên kia quá đẹp? Đẹp như tranh vẽ, làm rung động tâm hồn nhạy cảm của Người, khiến người xao xuyến không thể chợp mắt. Hay còn lí do nào khó lòng giãi bày?

"Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Đó là điều thực sự khiến Người thao thức. Vận mệnh đất nước còn đặt trên vai, dân tộc chưa được độc lập, nhân dân còn lầm than cơ cực, là người lãnh tụ, Người làm sao có thể ngủ ngon giấc? Trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng, bất cứ hoàn cảnh nào, thời điểm nào, Bác cũng luôn canh cánh trong lòng nỗi lo cho dân, cho nước. Dù say lòng trước cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, Bác vẫn không quên hướng về nhân dân, hướng về Tổ Quốc. Bác lo lắng làm thế nào để giải phóng dân tộc, Bác băn khoăn làm thế nào nhân dân mới có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Cảnh thiên nhiên đẹp đẽ không làm Người tạm quên đi nỗi lo thời cuộc mà ngược lại càng khơi dậy quyết tâm cứu nước cứu dân. Đất nước đẹp đẽ nhường này không thể để quân thù giày xéo. Tình yêu thiên nhiên hòa quyện cùng tình yêu đất nước tạo nên cảm hứng tuyệt vời trong toàn bộ bài thơ. Tâm hồn thi sĩ hòa cùng tấm lòng người chiến sĩ, tạo nên nhân cách tuyệt đẹp mang tên Hồ Chí Minh.

Có thể nói, chỉ với 4 câu thơ ngắn gọn nhưng "Cảnh khuya" đã đem đến cho độc giả nhiều cảm nhận sâu sắc. Trong bài thơ, Bác đã sử dụng thành công nhiều từ ngữ gợi tả, hình ảnh so sánh độc đáo. Đặc biệt, thể thơ thất ngôn tứ tuyệt được vận dụng sáng tạo và những hình ảnh thơ vừa mang màu sắc cổ điển vừa bình dị, gần gũi. Tính truyền thống và hiện đại, cảm hứng lãng mạn và hiện thực được kết hợp hài hòa. Từ đó thể hiện tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, tình yêu thiên nhiên tha thiết, tình yêu nước sâu nặng và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác. Đồng thời đưa "Cảnh khuya" trở thành tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh.

Với những giá trị về nội dung và nghệ thuật ấy, "Cảnh khuya" xứng đáng là tác phẩm tiêu biểu cho văn học giai đoạn kháng chiến. Để rồi bao năm tháng đã trôi đi, bài thơ vẫn âm vang mãi trong lòng bao thế hệ độc giả, nhắc nhở chúng ta về tâm hồn của vị lãnh tụ vĩ đại - Hồ Chí Minh.

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa"

Đêm khuya thanh tĩnh, dường như mọi vật đều rơi vào lặng yên. Chỉ có tiếng suối róc rách chảy, len lỏi trong từng hơi thở của núi rừng. Tiếng suối ấy trong trẻo, du dương, ngân nga như tiếng hát ai đó từ xa vọng lại. Không gian vốn yên tĩnh nay càng yên tĩnh hơn. Song, hình ảnh so sánh âm thanh của thiên nhiên với âm thanh của con người lại khiến bức tranh đêm rừng thêm gần gũi, sống động. Hình ảnh ấy cũng phá bỏ bút pháp ước lệ tượng trưng trong văn học trung đại, đánh dấu sự cách tân mới mẻ trong thơ của Người.

Cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp không chỉ có âm thanh mà còn có cả hình ảnh và màu sắc. Ánh trăng phủ khắp không gian, luồn lách trên từng nhánh cây, ngọn cỏ. Ánh trăng chiếu vào sương trên lá, long lanh lấp lánh. Bóng trăng quấn quýt với bóng cây, lồng vào từng khóm hoa rồi in mình lên mặt đất. Từ "lồng" được nhắc đi nhắc lại 2 lần trong câu thơ, nhấn mạnh vẻ đẹp của vầng trăng. Trăng dịu dàng ấp ôm, chở che vạn vật như người mẹ hiền.

Khung cảnh thiên nhiên có gần có xa. Màu sắc hòa cùng âm thanh và hình khối, tạo nên bức tranh núi rừng Việt Bắc tuyệt đẹp. Tâm hồn nhạy cảm và tình yêu thiên nhiên tha thiết đã giúp người chiến sĩ Cách mạng cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh vật vào thời điểm khốc liệt của cuộc chiến. Song, lại không làm vơi đi nỗi âu lo về thời cuộc.

"Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"

Nếu như hai câu thơ trước khắc họa hình ảnh thiên nhiên, gửi gắm tình yêu thiên nhiên, thể hiện tư thế ung dung, tự tại. Thì hai câu thơ sau lại khắc họa hình ảnh con người với những suy tư, tâm trạng. Đêm đã khuya rồi, vì sao Người còn chưa ngủ? Phải chăng do cảnh thiên nhiên kia quá đẹp? Đẹp như tranh vẽ, làm rung động tâm hồn nhạy cảm của Người, khiến người xao xuyến không thể chợp mắt. Hay còn lí do nào khó lòng giãi bày?

"Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Đó là điều thực sự khiến Người thao thức. Vận mệnh đất nước còn đặt trên vai, dân tộc chưa được độc lập, nhân dân còn lầm than cơ cực, là người lãnh tụ, Người làm sao có thể ngủ ngon giấc? Trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng, bất cứ hoàn cảnh nào, thời điểm nào, Bác cũng luôn canh cánh trong lòng nỗi lo cho dân, cho nước. Dù say lòng trước cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, Bác vẫn không quên hướng về nhân dân, hướng về Tổ Quốc. Bác lo lắng làm thế nào để giải phóng dân tộc, Bác băn khoăn làm thế nào nhân dân mới có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Cảnh thiên nhiên đẹp đẽ không làm Người tạm quên đi nỗi lo thời cuộc mà ngược lại càng khơi dậy quyết tâm cứu nước cứu dân. Đất nước đẹp đẽ nhường này không thể để quân thù giày xéo. Tình yêu thiên nhiên hòa quyện cùng tình yêu đất nước tạo nên cảm hứng tuyệt vời trong toàn bộ bài thơ. Tâm hồn thi sĩ hòa cùng tấm lòng người chiến sĩ, tạo nên nhân cách tuyệt đẹp mang tên Hồ Chí Minh.

Có thể nói, chỉ với 4 câu thơ ngắn gọn nhưng "Cảnh khuya" đã đem đến cho độc giả nhiều cảm nhận sâu sắc. Trong bài thơ, Bác đã sử dụng thành công nhiều từ ngữ gợi tả, hình ảnh so sánh độc đáo. Đặc biệt, thể thơ thất ngôn tứ tuyệt được vận dụng sáng tạo và những hình ảnh thơ vừa mang màu sắc cổ điển vừa bình dị, gần gũi. Tính truyền thống và hiện đại, cảm hứng lãng mạn và hiện thực được kết hợp hài hòa. Từ đó thể hiện tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, tình yêu thiên nhiên tha thiết, tình yêu nước sâu nặng và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác. Đồng thời đưa "Cảnh khuya" trở thành tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh.

Với những giá trị về nội dung và nghệ thuật ấy, "Cảnh khuya" xứng đáng là tác phẩm tiêu biểu cho văn học giai đoạn kháng chiến. Để rồi bao năm tháng đã trôi đi, bài thơ vẫn âm vang mãi trong lòng bao thế hệ độc giả, nhắc nhở chúng ta về tâm hồn của vị lãnh tụ vĩ đại - Hồ Chí Minh.

1
0
Bủh Xinh Đẹp
03/01/2022 20:09:01
+2đ tặng
“Cảnh khuya” bài thơ tứ tuyệt làm đẹp nền thơ ca kháng chiến. Câu thơ giàu hình tượng và truyền cảm. Cảnh và tình hòa hợp, vừa cổ kính, vừa hiện đại. Tình yêu nước thiết tha, tình yêu thiên nhiên trong sáng là cốt cách vẻ đẹp của bài thơ. Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cảnh tuyệt với của người nghệ sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh.
0
0
ngominhchi
03/01/2022 20:10:39
+1đ tặng

Bài thơ Cảnh khuya của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đem đến cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Hai câu thơ đầu trong bài thơ tả cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc. Trăng càng về đêm càng sáng. Ánh trăng lan toả bao phủ khắp mặt đất. Cùng với đó là tiếng suối chảy êm đềm nghe rất trong rì rầm từ xa vọng đến. Cảm nhận của Bác thật tinh tế, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước. Nguyễn Trãi cũng đã từng có những câu thơ tả so sánh tiếng suối:

“Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”

Sau tiếng suối nghe như tiếng hát xa kia là trăng chiến khu. Ánh trăng chiến khu sao mà sáng và đẹp thế. Tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa - hoa rừng. Cả núi rừng Việt Bắc đang tràn ngập dưới ánh trăng.

Giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, thi sĩ lại “không ngủ được”. Nước nhà đang bị giặc xâm lăng giày xéo, biết bao đồng chí đang bị gông cùm xiềng xích. Cuộc đời còn lầm than cơ cực, bao năm Bác bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ lầm than. Nay nước nhà còn đang chìm trong khói lửa đạn bom lòng Bác sao có thể ngủ yên giấc được. Chưa ngủ không hẳn chỉ vì cảnh đẹp đêm nay mà chưa ngủ vì nỗi nước nhà.

Bài thơ “Cảnh khuya” giúp người đọc hiểu hơn về Chủ tịch Hồ Chí Minh - một tâm hồn cao đẹp, luôn vì nước vì dân.

Phát biểu cảm nghĩ về bài Cảnh khuya - Mẫu 9

Hồ Chí Minh là một nhà thơ lớn của dân tộc. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của Người là “Cảnh khuya”. Bài thơ đã để lại cho bạn đọc nhiều ấn tượng sâu sắc.

Ánh trăng là một đề tài quen thuộc trong thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”

(Ngắm trăng)

“Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng
Sau đây Bác viết mấy dòng
Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ nhung…”

(Thư trung thu 1951)

Đến với cảnh khuya, ánh trăng cũng xuất hiện:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Hình ảnh so sánh “tiếng suối trong như tiếng hát” gợi ra cảm nhận về âm thanh trong trẻo, ngọt ngào. Và rồi ánh trăng xuất hiện: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Câu thơ có hai cách hiểu khác nhau. Đầu tiên ánh trăng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây, chiếu xuống cả những bông hoa rừng. Không gian tràn ngập ánh trăng sáng. Tiếp đến, trăng sáng chiếu xuống mặt đất xuyên qua những tán cây chiếu xuống mặt đất giống như những bông hoa. Hình ảnh ánh trăng trong thơ Bác thật độc đáng, sáng tạo.

Trong nền thiên nhiên đó, con người đã xuất hiện với những nỗi niềm tâm trạng:

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì nỗi lo nước nhà”

Người “chưa ngủ” phải chăng là vì bức tranh thiên nhiên quá đỗi thơ mộng khiến người thi sĩ phải thao thức? Hay “người chưa ngủ” là vì đang lo lắng cho nhân dân, đất nước? Có thể thấy rằng, “người chưa ngủ” chính là vì lo cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, nhân dân. Từ “chưa ngủ” được lặp lại hai lần nhằm nhấn mạnh tâm trạng lo âu, sự trăn trở của nhà thơ đối với cuộc sống nhân dân, sự nghiệp cách mạng của đất nước trong hoàn cảnh đất nước ta đang bị xâm lược bởi thực dân Pháp. Chúng ta thêm cảm phục cho tấm lòng của Bác.

Như vậy, Cảnh khuya đã đem đến cho người đọc thật nhiều cảm xúc. Chúng ta cũng thấu hiểu hơn được nỗi lòng của Chủ tịch Hồ Chí Minh - vĩ lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam.

0
0
Hân
03/01/2022 20:34:57

- Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển (hình thức) và tính hiện đại (nội dung).

- Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cách tuyệt vời của người nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Mua sắm thỏa thích với Temu +150K
×
Gia sư Lazi Gia sư