Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
-Gồm các tỉnh:Kon Tum,Gia Lai,Đăk Lăk,.Đăk Nông,Lâm Đồng
+Là vùng duy nhất của nước ta không giáp biển.
+Giáp với Duyên hải Nam Trung Bộ ( con đường ra biển của Tây Nguyên) có tiềm năng lớn
+Phía Nam giáp Đông Nam Bộ, vùng có nền kinh tế phát triển nhất nước.
+Phía Tây giáp Lào và Campuchia có vị trí quan trọng về quốc phòng và xây dựng kinh tế.
2- Phát triển cây công nghiệp lâu năm:
a- Điều kiện phát triển:
- Tự nhiên:
+ Đất : các cao nguyên đất đỏ badan, có tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng , phân bố tập trung trên mặt bằng rộng thuận lợi thành lập nông trường và vùng chuyên canh với quy mô lớn.
+ Khí hậu: cận xích đạo với hai mùa : mưa và khô, mùa khô kéo dài 4-5 tháng:
* Mùa khô kéo dài thuận lợi phơi sấy, bảo quản nông phẩm.
* Mùa khô mực nước ngầm hạ thấp, làm thủy lợi khó khăn tốn kém, gây trở ngại cho sản xuất.
Khí hậu còn có sự phân hóa theo độ cao :
* Các cao nguyên cao 400-500m, khí hậu khô nóng thích hợp trồng cây công nghiệp nhiệt đới( cà phê , cao su, hồ tiêu, điều )
* Các cao nguyêncao trên 1000m, khí hậu mát mẻ , thích hợp trồng cây công nghiệp cận nhiệt đới ( chè )
- kinh tế- xã hội:
+ Người lao động có truyền thống và kinh nghiệm trổng cây công ngiệp lâu năm.
+ Được sự quan tâm của nhà nước, cơ sở vật chất đang d8ược đầu tư nâng cấp
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
b-Thực trạng sản xuất và phân bố:
-Cà phê: quan trọng nhất
+Diện tích: 450 nghìn ha (năm 2006), chiếm 4/5 diên tích cả nước, Đăk Lăk có diện tích cà phê lớn nhất (259 nghìn ha)
+Gồm:
*Cà phê chè: trồng trên các cao nguyên cao, khí hậu mát mẻ ở Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng
-Kinh tế:bên cạnh nông trường ,việc phát triển rộng rãi mô hình kinh tế vườn góp phần tăng sản lượng nông phẩm phuc vụ nhu cầu trong nước và tạo hàng xuất khẩu thu ngoại tệ.
-Môi trường:Trồng cây công nghiệp lâu năm thực chất là trồng rừng giúp điều hòa khí hậu, nguồn nước, hạn chế xói mòn đất.
d-Biện pháp:
-Quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp kêt hợp bảo vệ rừng và phát triển thủy lợi.
-Đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp
-Đẩy mạnh công nghiêp chế biến và xuất khẩu
-Nâng cấp mạng lưới đường giao thông (đường 19,25,26,27…), thông tin liên lạc
-Bảo đảm lương thực thực phẩm trong vùng.
-Rừng có nhiều gỗ quý, nhiều chim, thú quý
-Rừng Tây Nguyên có vai trò giữ cân bằng sinh thái , bảo vệ nguồn nước ngầm, chống xói mòn đất, điều hòa khí hậu
-Tài nguyên rừng đang bị suy giảm, sản lượng khai thác giảm chỉ còn 200-300 nghìn m3/năm
-Hậu quả của nạn phá rừng:
+Giảm sút nhanh lớp phủ rừng. giảm sút trữ lượng các loại gỗ quý,đe dọa môi trường sống của các loài động vật quý hiếm
+Làm hạ thấp mực nước ngầm về mùa khô; lũ và rửa trôi,xói mòn đất vào mùa mưa.
-Biện pháp:
+Ngăn chận nạn phá rừng
+Khai thác hợp lí đi đôi với khoanh nuôi và trồng rừng mới
+Đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng
+Hạn chế khi thác và xuất khẩu gỗ tròn
+Đẩy mạnh công nghiệp chế biến gỗ tại chỗ
Tài nguyên nước của hệ thống sông Xê Xan, Xrê Pok, Đồng Nai… đang được sử dụng hiệu quả
-Các nhà máy thủy điện đã được xây dựng trước đây:
+Đa Nhim(160 MW) trên sông Đa Nhim thượng nguồn sông Đồng Nai
+Đrây H’linh (12 MW) trên sông Xrê Pok
-Từ thập 90 của thế kỉ XX đến nay,nhiều công trình thủy điện lớn đã và đang được xây dựng,hình thành các bậc thang thủy điện:
*Đã xây dựng thủy điện Ya Ly (720 MW)
*Tiếp tục xây dựng: Xê Xan 3, Xê Xan 3A, Xê Xan 4 (hạ lưu thủy điện Ya Ly), Plây Krông (thượng lưu thủy điện Ya Ly)
+Trên sông Xrê Pok, quy hoạch 6 bậc thang thủy điện với tổng công suất thiết kế trên 600 MW,Buôn Kuop (280 MW),Buôn Tua Srah (85 MW), Xrê Pok 3(137 MW), Xrê Pok 4 (33 MW),Đức Xuyên (58 MW),Đrây H’linh mở rộng (28 MW)
+Trên sông Đồng Nai đang xây dựng:Đại Ninh (300 MW), Đồng Nai 3 (180 MW), Đồng Nai 4 (340 MW)
-Ý nghĩa:
+ Việc xây dựng các công trình thủy điện tạo điều kiện phát triển công nghiệp của vùng, trong đó khai thác chế biến bột nhôm từ quặng bô xit
+Các hồ thủy điện cung cấp nước tưới vào mùa khô, phát triển du lịch và nuôi thủy sản.
Câu hỏi:
1-Hãy trình bày các điều kiên tự nhiên và kinh tế-xã hội đối với sự phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên. Nêu các khu vực chuyên canh cà phê và các biện pháp để có thể phát triển ổn định cây cà phê ở vùng này?
.2-Tại sao trong khai thác tài nguyên rừng ở Tây Nguyên, cần hết sức chú trọng khai thác đi đôi với tu bổ và bảo vệ vốn rừng ?
3-Hãy chứng minh rằng thế mạnh về thủy điện của Tây Nguyên đang được phát huy và là động lực cho sự phát triển kinh tế- xã hội của vùng?
4- Phân tích những mặt thuận lợi về điều kiện tự nhiên của vùng đối với phát triển cây công nghiệp lâu năm. Ý nghĩa của việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở vùng Tây Nguyên?
************
-Đông Nam Bộ gồm: Tp Hồ Chí Minh, các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu
-Vị trí địa lí:
+Giáp với Đồng bằng sông Cửu Long (vùng lương thực, thực phẩm lớn nhất cả nước); giáp Tây Nguyên (vùng nguyên liệu cây công nghiệp và lâm sản); giáp Duyên hải Nam Trung Bộ (vùng nguyên liệu thủy sản và cây công nghiệp)
+Phía Tây và Tây Bắc giáp Campuchia,phía đông giáp biển Đông với các cảng Sài Gòn, Vũng Tàu, Thị Vải
+Vị trí địa lý của Đông Nam Bộ thuận lợi cho việc phát triển kinh tế mở ,nhờ mạng lưới giao thông vận tải ngày càng hiện đại, cho phép mở rộng giao lưu trong và ngoài nước, mở rộng vùng cung cấp nguyên liệu, năng lượng cũng như vùng tiêu thụ sản phẩm
2-Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu:
-Khái niệm: khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ trên cơ sở đẩy mạnh đầu tư vốn, khoa học công nghệ, nhằm khai thác tốt nhất các nguồn lực tự nhiên và kinh tế-xã hội, đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.
a-Trong công nghiệp:
-Công nghệp chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu công nghiệp cả nước với các ngành công nghệ cao như: luyện kim,chế tạo máy, điện tử, tin học,hóa chất, hóa dược, thực phẩm…
-Việc phát triển công nghiệp có nhu cầu rất lớn về năng lượng,cơ sở năng lượng của vùng được giải quyết từ các nguồn điện và mạng lưới điện:
+Xây dựng các nhà máy thủy điện:
*Trị An trên sông Đồng Nai (400 MW)
*Thác Mơ trên sông Bé (150MW) và dự án Thác Mơ mở rộng (75 MW)
*Cần đơn trên sông Bé
+Xây dựng các nhà máy điện tua bin khí Phú Mỹ I,II,III,IV (tổng công suất thiết kế 4000MW), Bà Rịa, Thủ Đức.
+Xây dựng môt số nhà máy nhiệt điện chạy bằng dầu phục vụ các khu chế xuất
+Đường dây siêu cao áp 500 KV Hòa Bình- Phú Lâm
+Các trạm biến áp 500 KV và 1 số mạch 500 KV được tiếp tục xây dựng như tuyến Phú Mỹ- Nhà Bè, Nhà Bè-Phú Lâm,các công trình 220 KV, các công trình trung và hạ thế xây dựng theo quy hoach.
-Phát triển công nghiệp và mở rộng quan hệ hợp tác đầu tư với nước ngoài nên cần quan tâm bảo vệ môi trường tránh làm tổn hại đến tiềm năng du lịch
-Các ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của vùng,đứng đầu cả nước về tăng trưởng nhanh và phát triển hiệu quả
-Hoàn thiện cơ sở hạ tầng
-Phát triển đa dạng các hoạt động dịch vụ: thương mại, ngân hàng, tín dụng, thông tin,hàng hải, du lịch
-Thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu:
+Đã xây dựng công trình thủy lợi Dầu Tiếng trên thượng lưu sông sài Gòn lớn nhất nước
+Dự án thủy lợi Phước Hòa (Bình Dương-Bình Phước) sẽ giúp chia nước của sông Bé cho sông sài Gòn, cung cấp nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất
+Nhờ giải quyết nước tưới cho các vùng khô hạn về mùa khô và tiêu nước cho các vùng thấp dọc sông Đồng Nai và sông La Ngà làm tăng diện tích đất trồng trọt, tăng hệ số sử dụng đất trồng hằng năm và khả năng bảo đảm lương thực thực phẩm của vùng.
-Thay đổi cơ cấu cây trồng:
+Đưa các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất như thay giống cao su cũ bằng các giống cao su cho năng suất cao và ứng dụng công nghệ trồng mới.
+Mở rộng diện tích các cây cà phê,hồ tiêu, điều.
+ Các cây công nghiệp ngắn ngày chiếm vị trí hàng đầu là mía và đậu tương.
-Bảo vệ, quản lí tốt vốn rừng: rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn,các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển để bảo vệ nước ở các hồ chứa, giữ mạch nước ngầm.
-Khai thác tài nguyên sinh vật biển: phát triển ngành đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và công nghiệp chế biến.
-Khai thác khoáng sản vùng thềm lục địa: dầu khí
+Đẩy mạnh thăm dò, khai thác dầu khí với quy mô ngày càng và hợp tác đầu tư với nhiều nước tác động mạnh đến sự phát triển của vùng nhất là tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
+Việc phát triển công nghiêp lọc dầu, hóa dầu, các ngành dịch vụ khai thác dầu khí thúc đẩy sự thay đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế và sự phân hóa lãnh thổ của vùng
+Cần chú ý giải quyết ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác, vận chuyển và chế biến dầu.
-du lịch biển:Vũng Tàu, Long Hải, Phước Hải …, nước khoáng Bình Châu, khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ.
-Giao thông vận tải biển: Cảng Sài Gòn, Vũng Tàu, Thị Vải,phát triển giao thông,dịch vụ hàng hải, cơ khí sửa chữa và đóng tàu, mở rộng giao lưu trong nước và quốc tế.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |