Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Chiếc lược ngà là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết về đề tài chiến tranh. Tác phẩm gây ấn tượng sâu sắc với bạn đọc về một câu chuyện mang tên tình cha con trong thời kì chiến tranh. Bé Thu – nhân vật chính truyện đã phải vượt qua rất nhiều khó khăn để nói được lời yêu thương với cha mình
Tác phẩm được sáng tác vào năm 1966, thuộc những năm tháng khắc nghiệt nhất của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta, của dân tộc ta. Câu chuyện được dẫn dắt bởi điểm nhìn của nhân vật anh Ba, người đồng đội của ông Sáu và cũng là người chứng kiến toàn bộ cuộc đoàn tụ gặp gỡ của hai cha con ông Sáu
Bé Thu trong câu chuyện, cũng như bao cô bé miền Nam khác đều thiếu thốn tình cha từ nhỏ do cuộc chiến tranh. Khi anh Sáu ra đi, em chưa đầy một tuổi, tám năm trời, cha con em chỉ biết nhau qua hai tấm ảnh. Chiến tranh đã làm bé Thu phải xa cha từ nhỏ. Nhiều năm xa cách, ngày cha về thăm nhà, bé Thu không thể nhận cha ngay vì gương mặt cha đã bị thương tích làm thay đổi. Lần về phép ba ngày của anh Sáu là cơ hội hiếm hoi để ba con Thu gặp gỡ nhau, bày tỏ tình phụ tử. Nhưng vì xa ba quá lâu, Thu không còn nhận ra ba mình nữa và bởi vậy, Thu không chịu nhận anh Sáu là ba, đến lúc nhận ra thì cũng là giây phút ba em lên đường tập kết. Và lần gặp mặt ấy, là lần gặp mặt đầu tiên, duy nhất, cuối cùng của cha con em.
Ông Sáu – cha bé Thu, cũng chỉ vì hoàn cảnh chiến tranh mà 8 năm đằng đẵng ông phải ở chiến trường, muốn về thăm gia đình cũng qua khó khăn. Tám năm với bao nhiêu đổi thay, ông cũng già đi rất nhiều, hơn nữa lại có vết thẹo trên khuôn mặt khiến bé Thu thấy ông không giống tấm hình nó có, cũng không giống với những gì nó vẫn suy nghĩ, mường tượng về cha mình, đó là lý do mà nó kiên quyết dứt khoát chối bỏ người cha hiện tại mà em cho là không phải cha mình để dành trọn vẹn tình thương yêu cho người cha mà em hằng mong nhớ …Thu hốt hoảng, mặt tái đi, rồi vụt chạy, kêu thét lên khi mới gặp ông Sáu; chỉ nói trống không, kiên quyết không gọi ba, đặc biệt là không chịu nhờ vả khi gặp khó khăn, dứt khoát không nhận sự chăm sóc, bỏ sang nhà ngoại đêm trước ngày ông Sáu lên đường…Khi người cha chuẩn bị lên đường: một tình thương yêu cha mãnh liệt được bộc lộ gây xúc động khác thường.
Trước lúc ông Sáu lên đường, thái độ và hành động của bé Thu đã đột ngột thay đổi hoàn toàn. Khi được ngoại giảng giải, nó trằn trọc thở dài suốt đêm như hối hận, dằn vặt vì thấy có lỗi; trở về nhà, lẳng lặng đứng quan sát và chờ đợi cha; phút chót cất tiếng gọi ba “tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người…”, “chạy thót lên, và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó…”, “nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”, “Hai tay nó xiết chặt lấy cổ…nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó…”. Có thể nói, trong giây phút nhận ra cha, mọi cảm xúc dồn nén trong bé vỡ òa làm xúc động lòng người về một tình phụ tử sâu sắc. Xuyên suốt đoạn trích, trong hai hoàn cảnh và hai cách ứng xử hoàn toàn khác nhau, nhưng thực chất chỉ là một tấm lòng yêu cha sắt son của bé Thu – một em bé mới chỉ tám tuổi, tuy gan góc bên ngoài nhưng trái tim bên trong lại cực kì ấm áp. Ấn tượng mà nhân vật để lại sâu sắc là vì thế. Đó là một nhân vật trẻ em có tính cách cứng cỏi, mạnh mẽ, dứt khoát nhưng cũng hết sức hồn nhiên, đáng yêu, ngoan ngoãn.
Một cô bé tám tuổi bướng bỉnh nhưng dễ thương và đặc biệt có tình yêu ba sâu sắc, mãnh liệt. Tình yêu ấy được thể hiện trong hai hoàn cảnh trái ngược nhau, trước và sau khi nhận ra ba. Đoạn trích kết thúc trong ánh mắt thiết tha của anh Sáu trước lúc hy sinh nhờ bác Ba trao cây lược ngà cho Thu. Với bé Thu, cây lược nhỏ mang dòng chữ đầy yêu thương “yêu nhớ tặng Thu con của ba” là kỉ vật chứa đựng tình thương, nỗi nhớ, hình bóng, tấm lòng người cha. Chiếc lược ngà đã động viên em vững vàng trong cuộc chiến đấu. Khi bác Ba tình cờ gặp lại Thu và trao cây lược, thì cô bé bướng bỉnh cá tính ngày nào đã trở thành cô giao liên dũng cảm. Và nguồn sức mạnh tiếp thêm cho Thu là tình yêu ba, tình yêu đất nước.
Bé Thu là một cô bé có cá tính rất mạnh mẽ, Thu yêu cha vô cùng. Lúc mới đầu Thu không chịu nhận cha chỉ vì Thu nghĩ ông Sáu là giả mạo, không phải người ba thât của cô bé, không như những gì cô bé vẫn thường mường tượng. Thu yêu cha vô cùng, nhưng đối với Thu, tình yêu với Thu là với ba thật của mình, chỉ một người và duy nhất. Chiến tranh quá khắc nghiệt với cuộc sống của con người, với Thu và cả ba Thu nữa, nó khiến người ta phải thấy tủi hờn vì phải rời xa những người thân quý nhất cuộc đời.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |