Truyện ngắn "lão Hạc" là một trong những thành công của Nam Cao trong việc xây dựng những hình tượng người nông dân Việt Nam sống dưới ách thống trị nặng nề trong xã hội thực dân nửa phong kiến, những con người phải sống trong cuộc đời đầy đau khổ nhưng vẫn mang một vẻ đẹp tâm hồn cao quý. Nếu là lão Hạc thì hình tượng nhân vật gây xúc động bởi tình phụ tử thiêng liêng và nhân cách cao thượng thì ông giáo cũng là điểm sang về tình thương người, về cách nhìn đầy cảm thông trân trọng đối với người nông dân nghèo đói đương thời.
Trước hết ta thấy nhân vật "tôi" trong tác phẩm chính là một người tri thức nghèo. Nghề giáo trong xã hội ấy thường bị thất nghiệp. mọi ước mơ, lí tưởng, nhiệt tình sôi nổi của tuổi trẻ đành bỏ dở và phai nhạt dần. Kể cả những cuốn sách quý giá ông giáo cũng đành bán đi để chữa bệnh cho con. Ông giáo, do đó, rất cảm thông với nỗi đau xót của lão Hạc. Ông tâm sự như muốn nói với người bạn đồng cảnh ngộ: "lão Hạc ơi Ta có quyền giữ cho ta một tí gì đâu? Lão quý con chó Vàng cảu lão đã thấm vào đâu với tôi quý năm quyển sách của tôi!"
Từ kinh nghiệm, từ nỗi đau của bản thân ông giáo dễ dàng thông cảm với lão Hạc. ông thấy được phẩm chất cao quý của lão Hạc và rất trân tọng lão Hạc. Ông đã nhận xét nếu không hiểu sau tâm hồn phẩm chất của họ, ta chỉ thấy họ ngu dốt, gàn dở, xấu xa! Ngược lại đã hiểu và yêu quý lão ông giáo ngầm giúp đỡ lão đến nỗi vợ của ông còn phàn nàn trách cứ. đó là thời buổi cái khổ và chết choc đang rình rập bất cứ ai! Hiểu nhau ở tinh thần thể hiện bằng hành động giúp đỡ cụ thể điều đó rõ là tình cảm sâu xa, nhân hậu.
Tuy nhiên, cả một xã hội đang bị cảnh chết đói đe dạo, có người còn giữ được đạo đức nhân cách có người phải trộm cắp để mà sống. Vì vậy, thấy lão hạc xin bả chó Binh Tư, ông giáo lầm tưởng lão Hạc cũng từ bỏ nhân cách, đói nghèo đến liều lĩnh rồi. Dù vậy ông giáo cũng suy nghĩ rất nhân hậu: lão Hạc lại nối gót Binh Tư làm nghề trộm chó để sống, lẽ nào một con người hiền lành chất phác ấy mà lại có hành động xấu xa đến thế? Vừa kính nể về nhân cách, vừa thương bì hoàn cảnh túng cùng, ông giáo cảm thấy buồn trước sự suy thoái đạo đức. đến lúc nghe về cái chết bi thảm của lão Hạc ông mới chợt nhận ra: Không! Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo nghĩa khác". Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn vì lão Hạc vẫn là cong người đạo đức, có nhân cách cao quý, lão vẫn xứng đáng với niềm tin cậy cảu ông, chưa mất đi nhân phẩm. ông giáo buồn vì con người mà ông đang yêu thương, quý trọng lại nghèo đến nỗi không có cái ăn để tồn tại trên cõi đời này. Cuộc đời con người lương thiện lạn bi thảm đến thế? Vậy chân lí "hiền lành" liệu còn tồn tại ?
Đối với lão Hạc còn gì quý hơn lời hứa thực hiện điều ông trăn trối: Lão Hạc ơi! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lồng mà nhắm mắt! lão đừng lo gì cho cái vườn của lão.....cái vườn mà lão nhất định không chịu bán đi một sào". Ta như nghe ông giáo đang thề nguyện trước vong linh người đã khuất, ta tin rằng ông sẽ làm tròn trách nhiệm lời hứa của lão Hạc.
Truyện ngắn "lão Hạc" đã cho ta thấy xã hội đương thơi có nhiều cảnh bi thương, dồn con người lương thiện vào đường cùng không giúp được, không cưu mang nổi nhau để cuối cùng phải tự kết liễu đời mình một cách thảm thương. Ý nghĩa tố cáo của truyện thật sâu sắc!
Tóm lại ông giáo là người tri thức, không may mắn trong xã hội đương thơi nhưng vẫn có tấm lòng nhân hậu cao quý, có cái nhìn sâu sắc để cảm thông chia sẻ và quý trọng một người chất phác thật thà như lão Hạc. Biết bao người có tấm lòng nhân hậu mà không giúp nhau vượt qua bi kịch của cuộc sống! Qua ông giáo ta hiểu cái nhìn cảm thông tin tưởng của Nam Cao đối với nhân cách đáng quý: dù có là tri thức hay nông dân họ vẫn là tri kỉ, họ có thể kí thác những điều hệ trọng, thiêng liêng nhất đời mình.
THAM KHẢO NHÉ!