Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ai cho mình xin đề kiểm tra môn vật lí với

3 trả lời
Hỏi chi tiết
791
1
0
luis Tuấn
21/12/2017 20:35:54
Câu 1: Chuyển động cơ học là:
A. Sự thay đổi khoảng cách của vật so với vật khác
B. Sự thay đổi phương chiều của vật.
C. Sự thay đổi vị trí của vật so với vật khác.
D. Sự thay đổi hình dạng của vật so với vật khác.
Câu 2: Công thức tính vận tốc là:
A. v = t/s B. v = s/t C. v = s.t D. v = m/s
Câu 3: Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào có thể được xem là chuyển động đều?
A. Chuyển động của đầu kim đồng hồ đang hoạt động bình thường.
B. Nam đi học bằng xe đạp từ nhà đến trường.
C. Một quả bóng đang lăn trên sân cỏ.
D. Chuyển động của đoàn tàu hỏa khi rời ga.
Câu 4: Một ô tô đang chuyển động trên mặt đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là:
A. Lực ma sát lăn.
B. Lực ma sát nghỉ.
C. Lực ma sát trượt.
D. Lực quán tính.
Câu 5: Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng sang phải, chứng tỏ xe:
A. Đột ngột giảm vận tốc
B. Đột ngột tăng vận tốc.
C. Đột ngột rẽ sang phải
D. Đột ngột rẽ sang trái.
Câu 6: Một vật chuyển động thẳng đều với tốc độ 5m/s. Thời gian để vật chuyển động hết quãng đường 200m là
A. 50s
B. 25s
C. 10s
D. 40s
Câu 7: Một vật đang chuyển động thẳng đều chịu tác dụng của hai lực cân bằng, thì vận tốc của vật sẽ như thế nào?
A. Không thay đổi. C. Chỉ có thể tăng.
B. Chỉ có thể giảm. D. Có thể tăng dần hoặc giảm dần.
Câu 8: Đơn vị tính vận tốc là:
A. N. B. m/s C. m3/s D. Cả A và B đều đúng.
II. Tự luận: (6,0 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm) Một học sinh chạy xe đạp với tốc độ trung bình 4m/s. Biết nhà cách trường học 1,2km.
a. Hỏi chuyển động của học sinh từ nhà đến trường là chuyển động đều hay chuyển động không đều? Tại sao?
b. Tính thời gian học sinh đó đi từ nhà đến trường.
Câu 2 (3,0 điểm)
Một xe máy chạy xuống một cái dốc dài 37,5m hết 3s. Khi hết dốc, xe chạy tiếp một quãng đường nằm ngang dài 75m trong 10s.
a) Tính vận tốc trung bình của xe máy trên đoạn đường thứ nhất? (1,0 điểm)
b) Tính vận tốc trung bình của xe máy trên đoạn đường thứ hai? (1,0 điểm)
c) Tính vận tốc trung bình của xe máy trên cả hai đoạn đường? (1,0 điểm)
Câu 3. (2 điểm)
Tại sao người ta thường khuyên những người lái xe ôtô phải rất thận trọng khi cần hãm phanh xe trên những đoạn đường trơn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Học tốt là số 1
21/12/2017 20:37:54
Đây là đề của học sinh lớp 7 A8 Nguyễn Trường Tộ bọn mình. Có thể bạn sẽ cần tham khảo ??
1. Trắc nhiệm
Câu 1: Khi nào mắt ta nhìn thây một vật
Câu 2: Khi nào có nguyệt thực xảy ra
Cau 3: Phát biểu nào dưới đây là sai ?
A. Trong thực tế có ttonf tại 1 tia sáng riêng lẻ
B. Trong thực tế không bao giờ nhìn thấy một tia sáng riêng lẻ.
C. Ánh sáng được phát ra duối đang một chùm sáng.
Đ. Ta chỉ nhìn thấy chùm sáng gồm rất nhiều tia sáng hợp thành.
Câu 4: Chiếu một tia sáng tới len gương phẳng, biết góc phản xạ bằng 30 độ. Hãy tìm giá trị góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ.
Câu 6 Tại sao người ta lại dùng gương cầu lồi làm gương chiếu hậu của ô tô
Câu 7: Chiếu một chùm sáng hẹp vuông góc với một tấm bìa cứng thì hiện tượng gì sẽ xảy ra
Câu 8: chiếu chùm tia tới hợp với mặt gương 1 góc 30 độ. Vậy số đo góc phản xạ là
0
0
Học tốt là số 1
21/12/2017 20:39:18
2. Tự luận
Câu 1: Phát biểu nội dung định luật phản xạ ánh sáng
Cho hình vẽ biết SI là tia tới, IR là tia phản xạ. Hãy vẽ tiếp tia tới hoặc tia phản xạ trong trường hợp sau và cho biết góc tới bằng bao nhiêu độ. ( Tia phản xạ cách mặt gương 1 góc 50 độ)
Giữ nguyên tia tới, xoay gương để được tia phản xạ là tia nằm ngang hướng từ trái sang phải. Vẽ hình và tính xem gương sẽ quay bao nhiêu độ.
Cau 2: Tại sao khi bật đèn thì ta nhìn thấy các vật ở trong phòng ? Tại sao ta không thấy các vật ở sau lưng mặc dù vẫn có ánh sáng chiếu vào vật đó.
Câu 3: (Vẽ hình) Bằng cách vận dụng tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng, hãy vẽ ảnh của vật trong các hình sau.
Câu 4: Một người lần lượt đứng trước một gương phẳng và gương cầu lồi có cùng kích thước để soi ảnh mình. Hãy cho biết hai ảnh ở trong hai gương có đặc điểm gì ?
Câu 5: Hãy giải thích tại sao pha đèn pin, ô to hay xe máy lại dùng gương cầu lõm chứ không dùng gương cầu lõm hay gương phẳng.
Câu 6: (NC) Vễ tia sáng đi từ S đến gương và phản xạ qua R. Nêu cách vẽ ( Bài này chỉ cho mặt gương, không cho pháp tuyêtn hay bất kỳ tia nào)
x

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Vật lý Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo