Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Bài thơ: Ánh trăng (Nguyễn Duy - Nguyễn Duy Nhuệ): Thình lình đèn điện tắt, Phòng buyn-đinh tối om, Vội bật tung cửa sổ, Đột ngột vầng trang tròn ... ​Hãy phân tích đoạn thơ trên để thấy được đó là cuộc gặp gỡ có ý nghĩa gợi nhắc cho người đọc đến một thái độ sống, một đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam mà không ai được lãng quên

Đây là đoạn thơ kể lại cuộc gặp gỡ giữa một người lính sau chiến tranh với trăng trong bài thơ Ánh trăng:
Thình lình đèn điện tắt
Phòng buyn-đinh tối om
Vội bật tung cửa sổ
Đột ngột vầng trang tròn

Ngửa mạt lên nhìn mặt
Có cái gì rưng rưng
Như là đồng là bể
Như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình.

Hãy phân tích đoạn thơ trên để thấy được đó là cuộc gặp gỡ có ý nghĩa gợi nhắc cho người đọc đến một thái độ sống, một đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam mà không ai được lãng quên.
4 trả lời
Hỏi chi tiết
2.940
3
0
Hà Thanh
05/01/2018 21:20:29

– Đây là ba khổ thơ cuối cùng của bài thơ.

+ Khổ 1 miêu tả sự kiện, nêu lên hoàn cảnh xuất hiện bất ngờ của vầng trăng tròn – hình ảnh quen thuộc của thiên nhiên trong thời quá khứ khi nhân vật trữ tình còn trong tuổi niên thiếu, khi trưởng thành và gia nhập bộ đội. Và đó là vầng trăng tri kỷ và tình nghĩa.
Nhưng do hoàn cảnh cuộc sống, từ hồi về thành phố quen ánh điện cửa gương, vầng trăng đã rơi vào quên lãng. Trong hoàn cảnh đặc biệt, bất ngờ: đèn điện tắt, phòng buyn- đinh tối om, nhân vật trữ tình đã bất ngờ nhìn thấy “đột ngột vầng trăng tròn”. Lời thơ giản dị, cách ngắt nhịp quen thuộc nhưng gợi được xúc cảm bất ngờ trong lòng nhân vật trữ tình khi nhìn thấy vầng trăng.

+ Khổ 2 vầng trăng trở thành một biểu tượng gợi lại quá khứ tình nghĩa giữa con người và trăng, con người và thiên nhiên trong tư thế mặt người nhìn mặt trăng. Trong phút giây mặt đối mặt, lòng nhân vật trữ tình tràn ngập hình ảnh của quá khứ tình nghĩa thuở sống ở ruộng đồng, sông ngòi và rừng bể… Lời thơ vẫn tiếp tục giản dị nhưng có sức biểu cảm lớn gợi những nỗi niềm rưng rưng xúc động về quá khứ. Từ “như”, từ “là” của phép điệp ngữ kết hợp với những từ ngữ thể hiện không gian sống quen thuộc của thời quá khứ (đồng, bể, sông, rừng) làm cho giọng thơ có sắc thái dồn dập, mạnh mẽ như xúc cảm đầy ắp đang trào dâng trong lòng nhân vật trữ tình.

+ Khổ 3 quá khứ hồn nhiên, tình nghĩa đã thức tỉnh tâm hồn thi nhân đưa nhân vật trữ tình trở về đối diện với chính mình và nhận ra mình là “người vô tình” đã có một thời vì cuộc sống, vì hoàn cảnh ấm êm mà trở thành kẻ quay lưng với quá khứ. Đối diện với vầng trăng bao dung, một vầng trăng “tròn vành vạnh, im phăng phắc”, không lời buộc tội nhưng đủ để cho nhân vật trữ tình “giật mình” thấm thía với lỗi lầm, đã hờ hửng và bội bạc với những kỷ niệm thân thương của mình. Lời thơ vừa gợi hình vừa biểu cảm gợi tả vẻ đẹp của vầng trăng, vẻ đẹp của quá khứ thân thương. Lời thơ giản dị nhưng trữ tình và giàu ý nghĩa triết lí. Nó gợi cho con người đạo lý thủy chung, uống nước nhớ nguồn 

– Ba khổ thơ có sự kết hợp hài hòa, tự nhiên giữa tự sự và trữ tình. Giọng điệu thơ tâm tình của thể thơ năm chữ được thể hiện với một nhịp thơ đặc biệt: khi thì trôi chảy tự nhiên nhịp nhàng theo lời kể, khi ngân nga thiết tha cảm xúc, lúc lại trầm lắng suy tư. Ba khổ thơ có giọng điệu chân thành, truyền cảm, gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Ba khổ thơ chỉ là một phần của bài thơ nhưng là một phần có ý nghĩa, với hình ảnh vầng trăng ngời tỏ trên bầu trời nhưng lại gợi được cả một thời quá khứ đầy cảm động, làm cho tâm hồn thi nhân bừng tỉnh, trở về với chính mình trong suy tư sâu lắng, trong ân hận thiết tha, nhắc nhở đến đạo lý sống thủy chung, tình nghĩa vốn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Bài thơ khép lại nhưng dư ba của cảm xúc và suy nghĩ vẫn còn vương vấn lòng người đọc hôm nay và mai sau.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
0
Nghiêm Xuân Hậu ( ...
05/01/2018 21:22:08
Đây là gợi ý e xem qua nhé! - Cảm nhận cái hay cái đẹp của đoạn thơ : một đoạn thơ hay, giàu chất biểu cảm, chất suy tưởng, mang tính triết lý sâu xa:
+ Trong diễn biến của thời gian, không gian, sự việc bất thường (đèn điện tắt) chính làbước ngoặt để tác giả bộc lộ cảm xúc, thể hiện chủ đề của tác phẩm (chú ý các từ thình lình, vội, đột ngột). Vầng trăng tròn ở ngoài kia, trên kia, đối lập với “phòng buyn - đinh tối om”. Chính sự xuất hiện đột ngột trong bối cảnh ấy, vầng trăng bất ngờ mà tự nhiên gợi ra bao kỷ niệm, nghĩa tình.
+ Vầng trăng là một hình ảnhcủa thiên nhiên hồn nhiên, tươi mát, là người bạn tri kỷ của một thời, trong phút chốc xuất hiện làm dậy lên trong tâm tư nhà thơ bao kỷ niệm của những năm tháng gian lao, bao hình ảnh của thiên nhiên đất nước bình dị, hiền hậu “Như là đồng là bể - Như là sông là rừng” của con người đang sống giữa phồn hoa phố phường hiện đại + Vầng trăng có ý nghĩa biểu tượng cho quá khứ tình nghĩa; hơn thế trăng còn là vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của cuộc sống. “Trăng cứ tròn vành vạnh” như tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên chẳng thể phai mờ. “Ánh trăng im phăng phắc” chính là người bạn - nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc đang nhắc nhở nhà thơ (và mỗi chúng ta). Con người có thể vô tình, có thể lãng quên, nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy bất diệt. + Cái “giật mình” của nhân vật trữ tình ở cuối bài thơ là cái giật mình của lương tri, là lời tự nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm đối với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa, đối với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Từ đó gợi ra ý nghĩa về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, gợi lên đạo lý sống thuỷ chung đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta. - Suy nghĩ của bản thân trước vấn đề mà đoạn thơ đặt ra + Song trong đời sống hiện đại, người ta rất dễ quên những gì gian khổ, vất vả, hi sinh đã qua. Cuộc sống hiện đại có mặt tích cực, nhưng cũng dễ làm tha hoá con người mà tất cả điều đó đều bắt đầu từ sự lãng quên, dửng dưng trước quá khứ. Nếu chúng ta thờ ơ quay lưng hoặc lãng quên quá khứ thì chúng ta có tội với lịch sử và không thể trở thành người tốt được. + Đạo lý “uống nước nhớ nguồn” là đạo lý tốt đẹp đã trở thành truyền thống, nét đẹp nhân bản của người Việt Nam từ xưa đến nay. Người Việt Nam “Ra sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm”. Chính nét đẹp truyền thống đó tạo lên sức mạnh giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn để chiến đấu và chiến thắng, xây dựng và phát triển. + Trong xã hội hiện đại hôm nay, khi chúng ta đang từng bước hội nhập và phát triển, xây dựng một xã hội văn minh, ấm no và hạnh phúc, hành trang mà chúng ta mang theo mình còn có cả một quá khứ hào hùng mà cha ông đã để lại và chúng ta không được phép lãng quên. Đó cũng là ý nghĩa sâu xa mà bài thơ đã đọng lại trong em.
0
1
Nguyễn Khánh Linh
05/01/2018 21:23:50

Trước hết là ánh trăng khi còn chiến tranh, khi ấy nhà thơ coi ánh trang giống như một người tri kỉ vậy chính vì thế mà ánh trăng gắn bó với nhà thơ suốt:

“Hồi nhỏ sống với đồng

với sông rồi với biển

hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỷ

Trần trụi với thiên nhiên

hồn nhiên như cây cỏ

ngỡ không bao giờ quên

cái vầng trăng tình nghĩa”

Từ hồi còn nhỏ cho đến khi chiến tranh ánh trăng luôn là nguồn sáng hiền hòa mà nhà thơ tìm kiếm đến để soi sáng cho tất cả những gì nhà thơ cần nhìn thấy trong đêm tối. Chính cái ánh sáng hiền hòa ấy cũng làm cho tâm hồn của người chiến sĩ trở nên yêu đời hơn. Trong đêm tối ở chiến trường thì ánh trăng chính là người bạn tri kỉ mỗi khi nhà thơ ngẩn ngơ nhớ nhà hay là khi hành quân giết giặc ánh trang ấy trở thành nguồn sáng soi đường cho người chiến sĩ dễ nhìn thấy địch. Ánh trăng ấy khiến cho nhà thơ tưởng chừng sẽ không bao giờ quên vầng trăng tình nghĩa ấy.

Thế nhưng khi về thành phố, cuộc sống thay đổi và những ý nghĩ của con người cũng thay đổi:

“Từ hồi về thành phố

quen ánh điện cửa gương

vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua đường

Thình lình đèn điện tắt

phòng buyn-đinh tối om

vội bật tung cửa sổ

đột ngột vầng trăng tròn”

Thành phố không còn là nơi để trăng khoe ánh sáng của mình nữa, tại sao vậy? vì ánh sáng của điện của gương hay là lòng của người xưa đã quên ánh trăng ấy?. Vầng trăng từ một người tri kỉ khi về thành phố bỗng nhiên lại trở thành một người dưng qua đường, không hề quen biết. Thế rồi một hôm điện cũng phải tắt đi, phòng tối om thì bỗng nhiên người tri kỉ năm xưa xuất hiện. Ánh trăng ấy vẫn ở đó chỉ là người bạn năm xưa không còn thấy sự tồn tại của nó mà thôi. Nó thì vẫn soi sáng còn ánh điện kia có sáng cũng có lúc bị mất đi.

Nhà thơ bỗng nhiên thấy được người bạn năm xưa, ngửa mặt lên nhìn mặt thì biết bao nhiêu kỉ niệm cũ ùa về trong đầu:

“Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình”

Khi nhà thơ ngửa mặt lên thì thấy rưng rưng những gì như là sông là biển,là rừng. bao nhiêu kỉ niệm năm xưa nay lại hiện về trong trí óc. Còn trăng thì cứ tròn vành vạnh như trách móc hờn giận cái sự vô tâm tàn nhẫn lãng quên của người bạn cũ. Ánh trăng không nói gì mà chỉ im phăng phắc đủ cho nhà thơ thấy giật mình về lỗi lầm của mình. Cái sự im lặng mới là cái đáng sơ nhất.

Qua bài thơ Nguyễn Duy muốn gửi đến một thông điệp đó là phải biết yêu thương trân trọng quá khứ không nên lãng quên nó. Càng không nên vì có cái mới mà lãng quên nó. Vì đến khi cái mới mờ nhạt dễ mất đi còn quá khứ thì vẫn còn ở đó.. Một khi ta nhớ ra lại thấy bản thân mình quả thật rất tồi tệ khi đã lãng quên quá khứ lãng quên những người bạn tri kỉ.

2
1
mỹ hoa
05/01/2018 21:24:43

Nguyễn Duy một nhà thơ có biết bao nhiêu tình thương mến. Như chúng ta đã biết thì trong chiến tranh khó khăn gian khổ những người lính luôn tìm cho một tình cảm để bù lấp vào những khó khăn ấy. Nguyễn Duy cũng vậy, ngoài tình đồng chí mà bất kể người lính nào cũng có thì nhà thơ còn có một người bạn tri kỉ riêng đó chính là ánh trăng. Nguyễn Duy đã viết về người bạn tri kỉ ấy trong quá trình từ chiến tranh.

Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy

Trước hết là ánh trăng khi còn chiến tranh, khi ấy nhà thơ coi ánh trang giống như một người tri kỉ vậy chính vì thế mà ánh trăng gắn bó với nhà thơ suốt:

“Hồi nhỏ sống với đồng

với sông rồi với biển

hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỷ

Trần trụi với thiên nhiên

hồn nhiên như cây cỏ

ngỡ không bao giờ quên

cái vầng trăng tình nghĩa”

Từ hồi còn nhỏ cho đến khi chiến tranh ánh trăng luôn là nguồn sáng hiền hòa mà nhà thơ tìm kiếm đến để soi sáng cho tất cả những gì nhà thơ cần nhìn thấy trong đêm tối. Chính cái ánh sáng hiền hòa ấy cũng làm cho tâm hồn của người chiến sĩ trở nên yêu đời hơn. Trong đêm tối ở chiến trường thì ánh trăng chính là người bạn tri kỉ mỗi khi nhà thơ ngẩn ngơ nhớ nhà hay là khi hành quân giết giặc ánh trang ấy trở thành nguồn sáng soi đường cho người chiến sĩ dễ nhìn thấy địch. Ánh trăng ấy khiến cho nhà thơ tưởng chừng sẽ không bao giờ quên vầng trăng tình nghĩa ấy.

Thế nhưng khi về thành phố, cuộc sống thay đổi và những ý nghĩ của con người cũng thay đổi:

“Từ hồi về thành phố

quen ánh điện cửa gương

vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua đường

Thình lình đèn điện tắt

phòng buyn-đinh tối om

vội bật tung cửa sổ

đột ngột vầng trăng tròn”

Thành phố không còn là nơi để trăng khoe ánh sáng của mình nữa, tại sao vậy? vì ánh sáng của điện của gương hay là lòng của người xưa đã quên ánh trăng ấy?. Vầng trăng từ một người tri kỉ khi về thành phố bỗng nhiên lại trở thành một người dưng qua đường, không hề quen biết. Thế rồi một hôm điện cũng phải tắt đi, phòng tối om thì bỗng nhiên người tri kỉ năm xưa xuất hiện. Ánh trăng ấy vẫn ở đó chỉ là người bạn năm xưa không còn thấy sự tồn tại của nó mà thôi. Nó thì vẫn soi sáng còn ánh điện kia có sáng cũng có lúc bị mất đi.

Nhà thơ bỗng nhiên thấy được người bạn năm xưa, ngửa mặt lên nhìn mặt thì biết bao nhiêu kỉ niệm cũ ùa về trong đầu:

“Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình”

Khi nhà thơ ngửa mặt lên thì thấy rưng rưng những gì như là sông là biển,là rừng. bao nhiêu kỉ niệm năm xưa nay lại hiện về trong trí óc. Còn trăng thì cứ tròn vành vạnh như trách móc hờn giận cái sự vô tâm tàn nhẫn lãng quên của người bạn cũ. Ánh trăng không nói gì mà chỉ im phăng phắc đủ cho nhà thơ thấy giật mình về lỗi lầm của mình. Cái sự im lặng mới là cái đáng sơ nhất.

Qua bài thơ Nguyễn Duy muốn gửi đến một thông điệp đó là phải biết yêu thương trân trọng quá khứ không nên lãng quên nó. Càng không nên vì có cái mới mà lãng quên nó. Vì đến khi cái mới mờ nhạt dễ mất đi còn quá khứ thì vẫn còn ở đó.. Một khi ta nhớ ra lại thấy bản thân mình quả thật rất tồi tệ khi đã lãng quên quá khứ lãng quên những người bạn tri kỉ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư