1. Cảnh trên đường ra khơi:
Bài thơ mở đầu với một bức tranh tuyệt đẹp và cảnh biển lúc hoàng hôn.
'''Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa'''
Đoàn thuyền ra khơi vào lúc mặt trời đang dần xuống biển 'như hòn lửa' . Cách so sánh khéo léo của tác giả đã tạo nên cảnh biển rực rỡ. Trong cảnh hoàng hôn đó, 'sóng' và 'biển' lại kề cận theo dõi hoạt động của con người: 'Sóng đã cài then đêm sập cửa' phép nhân hóa thật tinh tế. Gán hành dông cài then cho sóng, gắn cử chỉ sập cửa cho đêm. Tất cả tạo nên sự chuyển hóa thiên nhiên về đêm một cách sinh động tài tình.
Đêm không phải sóng dữ mà đêm hiền hòa, bao la , chứa đựng sự hoạt động của con người một cách thầm lặng. Đêm ! cũng như bao đêm khác, người dân chài cũng gắn chặt với biển khơi. Trong cảnh màn đêm buông xuống ấy, đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi trong tư thế căng buồm cùng gió khơi, trong tiếng hát rộng rã. Ta nhận thấy được sự tương phản của thiên nhiên và hoạt động của con người. Đó là cảnh yên tỉnh của thiên nhiên và cảnh rộn ràng của đoàn thuyền. Nhà thơ Huy Cận đã làm nổi bật tinh thần hăng say lao động của đoàn thuyền, đây là công việc quen thuộc ngàn đời của người dân biển. Họ yêu biển bởi biển gắn liền với đời sống kinh tế và tinh thần của họ, họ yêu luồn gió mát và yêu luôn cả những luồng sóng dữ. Biển luôn rình rập họ nhưng họ không sợ hãi. Tác giải đã có một tưởng tượng phong phú giàu chất thơ, nhà thơ không dùng 'gió căng buồm mà là ' câu hát căng buồm' đây là nét đặc sắc, lãng mạn của thơ ca, làm tăng tinh thần lạc quan của người trên biển.
Trở lại với nhà thơ Tế Hanh, ông tập trung ở sự hăng hái của con thuyền giống như con tuấn mã trong 'quê hương, đó là biểu trưng cho sức mạnh của dân chài. Còn Huy Cận lại dùng câu hát để căng buồm thể hiện sức mạnh dân chài trên biển.... Tất cả đều thể hiện tinh thần lạc quan yêu biển, yêu nghề truyền đời của ông cha.Từ bao đời nay họ đã sống liền với biển khơi ,sống trong cát và học sẵn sàng chết vùi trong cát.