Tự luận
Câu 2 :
Mk gợi ý nha :
- Tầng nghĩa thứ nhất (nghĩa tả thực): là hiện tượng sấm chớp và hình ảnh hàng cây trong mưa. Lúc sang thu, tiếng sấm dữ dội và những cơn mưa giông cũng bớt đi. Hàng cây không còn bị giật mình vì những tiếng sấm bất ngờ nữa. - Tầng nghĩa thứ hai (nghĩa ẩn dụ): Thông qua hình ảnh có tính chất ẩn dụ, nhà thơ thể hiện suy ngẫm của mình về con người và cuộc đời: “Sấm” là những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời ; “hàng cây đứng tuổi” chỉ những con người từng trải. Khi con người đã trưởng thành, đã trải nghiệm trong đường đời thì bản lĩnh càng vững vàng hơn trước những thử thách, những bão giông bất thường. Đó chính là sự khẳng định sức sống mãnh liệt của tâm hồn, dù đã “sang thu” những vẫn rạo rực và nồng nàn. Bài tập 4: Tham khảo bài tập 3. Bài tập 5: I. Mở bài: - Mở bài 1: Mùa thu luôn là đề tài, là cảm hứng quen thuộc lâu đời của thơ ca.Trong kho tàng dân tộc ta đã từng biết đến một mùa thu trong veo trong thơ Nguyễn Khuyến, thu ngơ ngác trong thơ Lưu Trọng Lư, dào dạt và đượm buồn trong thơ Xuân Diệu.Và thật bất ngờ khi ta gặp một Hữu Thỉnh tinh tế, sâu sắc đến vô cùng qua một thoáng “Sang thu”. - Mở bài 2: Mùa thu bước vào thơ ca thật tự nhiên, gần gũi, trở thành một thi đề quen thuộc. Các bài thơ viết về đề tài này đều để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó phai. Nói đến mùa thu, ta không thể không nhắc tới chùm thơ ba bài “Thu điếu”, “Thu vịnh”, “Thu ẩm” của cụ Tam Nguyên Yên Đổ - Nguyễn Khuyến; không thể không xao xuyến với “Tiếng thu” của Lưu Trọng Lư, “Đây mùa xuân tới” của Xuân Diệu,… Là nhà thơ viết hay, viết nhiều về mùa thu với những cảm xúc bâng khuâng, vương vấn trước đất trời trong trẻo đang chuyển biến nhẹ nhàng, Hữu Thỉnh cũng góp vào thơ thu đất nước một “Sang thu” tinh tế mà sâu sắc.