LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh là những lời dãi bày của một tâm hồn phụ nữ đang yêu

Bài thơ (sóng) xuân quỳnh là nhưng lời giãi bày của một tâm hồn phụ nữ đang yêu lời giãi bày nào của nhà thơ khiến anh/chị thấy ấn tượng hơn cả hãy chọn và phân tích một đoạn thơ (từ 8 dòng chở lên thể hiện lời giãi bày ấy.
3 trả lời
Hỏi chi tiết
3.856
7
4
mỹ hoa
11/06/2018 17:07:52

“Sóng” được in trong tập “Hoa dọc chiến hào”, xuất bản năm 1968 của nữ nhà thơ tình nổi tiếng Xuân Quỳnh. Bài thơ nói về tâm trạng, tình yêu mãnh liệt của người con gái khi yêu. Hãy đến với bài thơ bằng nhạc điệu, bài thơ là âm điệu của một cõi lòng bị sóng khuấy động, đang rung lên đồng điệu đồng nhịp với sóng biển. Rạo rực đến xôn xao, khát khao đến khắc khoải, có một hình tượng sóng được vẽ lên bằng âm điệu, một âm điệu dập dồn, chìm nổi, miên man như hơi thở chạy suốt cả bài.

Sắc điệu trữ tình của bài thơ được gợi lên từ hình tượng sóng. Cả bài thơ là những con sóng tâm tình xôn xao trong lòng người con gái đang yêu khi đứng trước biển ngắm nhìn những con sóng vô hồi, bất tận. Sóng là một hình tượng ẩn dụ, đó là sự hóa thân của cái tôi trữ tình của nữ sĩ, lúc thì hòa nhập, lúc sự phân thân của “em” - người con gái đang yêu một cách say đắm. Sóng đã khơi gợi một hồn thơ phong phú, hồn nhiên, sôi nổi. Thông qua hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã có một cách nói rất hay để diễn tả tâm trạng của người con gái.

Thật tự nhiên và thơ mộng, con sóng nhớ bờ nên ngày đêm sóng vỗ, sóng thao thức với thời gian và đại dương. Cũng giống như bên đợi thuyền, thuyền nhớ bến, lúc nào lòng người con gái cũng bồi hồi nhớ thương:

“Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức”

“Còn thức” tức là lúc nào em cũng nhìn thấy rõ hình bóng anh, ánh mắt anh ... Một tình yêu cuồng nhiệt, say mê. Con sóng khao khát được đến bờ để được vỗ về, ve vuốt:

“Hôn thật khẽ thật êm

Hôn êm đềm mãi mãi”

(Xuân Diệu)

Cũng như “em” muốn được gần bên anh, được hòa nhịp vào trong tình yêu với anh. Tình yêu của người con gái thật mãnh liệt, nồng nàn. Sóng xa vời cách trở vẫn tìm được tới bờ, cũng như anh và em sẽ vượt qua mọi khó khăn để đến với nhau, để sống trong hạnh phúc trọn vẹn của lứa đôi.

“Ở ngoài kia đại dương

Trăm ngàn con sóng nhỏ

Con nào cũng tới bờ

Dù muôn vời cách trở”

Người con gái đã bày tỏ lòng mình một cách chân thành, say đắm, thắm thiết. Chân thật và thủy chung là đặc tính của tình yêu:

“Dẫu xuôi về phương Bắc...

Hướng về anh một phương”.

Sóng đã bày tỏ nỗi lòng của người con gái, khát vọng được sống hết mình trong một tình yêu đẹp, sắt son thủy chung. Người ta thường nói xuôi vào Nam, ngược ra Bắc; nhưng ở đây, trong nỗi nhớ chất đầy nhà thơ lại dùng ngược lại. Từ đó nhà thơ đã nói đến nỗi nhớ bất chấp vạn vật, khoảng cách, tình yêu là sự gặp gỡ giữa hai tâm hồn không có giới hạn.

Cuối cùng sóng đã nói hộ nhà thơ nỗi khát vọng được sống trọn vẹn trong tình yêu. Tình yêu lứa đôi đẹp đẽ, nồng nàn như trăm ngàn con sóng nhỏ giữa đại dương mênh mông, muốn được hoà nhịp vào biển lớn của tình yêu cộng đồng:

“Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ”

Cả bài thơ, nếu kể đến nhan đề, thì tác giả đã mười một lần nhắc đến từ “sóng”. Sóng vỗ như tâm tình xôn xao. Sóng cho ta nhiều ấn tượng về âm điệu của sóng, cũng như giọng điệu tâm tình, nhịp điệu của bài thơ. Thơ hồn nhiên, liền mạch về cảm xúc, trong sáng trong cách diễn đạt của tác giả. Sóng vỗ trên đại dương mênh mông cũng chính là sóng vỗ trong lòng người con gái.

Từ hình tượng “sóng” Xuân Quỳnh cho ta thấy rõ vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu. Với tình yêu chân thành, thắm thiết, người phụ nữ muốn sống hết mình, sống trọn vẹn trong tình yêu đẹp. Yêu là nhớ ngày mong đêm, người phụ nữ khát khao được hòa nhập gần gũi trong tình yêu ấy. Họ yêu thật nồng nàn, say đắm, thủy chung.

Xuân Quỳnh viết bài thơ này vào những năm 1967, khi cuộc kháng chiến của nhân dân miền Nam ở vào giai đoạn ác liệt, khi thanh niên trai gái ào ào ra trận “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, khi sân ga, bến nước, gốc đa, sân trường diễn ra những cuộc chia ly màu đỏ. Cho nên có đặt bài thơ vào trong hoàn cảnh ấy ta mới càng thấy rõ nỗi khát khao của người con gái trong tình yêu.

“Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được”

Đọc xong bài thơ Sóng ta càng ngưỡng mộ hơn những con người phụ nữ Việt Nam, những con người luôn thủy chung, luôn sống hết mình vì một tình yêu. Xuân Quỳnh xứng đáng là một nhà thơ nữ của tình yêu lứa đôi, bà đã làm phong phú hơn cho nền thơ nước nhà.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
5
3
mỹ hoa
11/06/2018 17:10:52

“Làm sao sống được mà không yêu, không nhớ một kẻ nào” (Xuân Diệu). Sinh ra ở đời ai chả một lần yêu mã đã yêu thi rơi vào trạng thái nhung nhớ. Một trái tim đang yêu là một tâm hồn đang nhớ. Nhớ thương là nguồn cảm xúc thi vị không bao giờ vơi vạn trong thơ ca nghệ thuật. Có biết bao áng thơ thương nhớ từng làm xao xuyến hồn người. Riêng nữ si Xuân Quỳnh cũng có vần thơ tha thiết về tình yêu, về nỗi nhớ như: Tự hát, Thơ tình cuối đầu mùa thu, nhưng hiếm có thi phẩm nào nỗi nhớ được biểu đạt một cách dung dị, trong sáng mà ám ảnh như “Sóng”. Khi gián tiếp gửi nỗi nhớ thương vào sóng, khi trực tiếp giãi bày niềm yêu thương da diết trong trái tim mình. Ý thơ tiếp nỗi, ngân vâng đan quyện vào nhau. Mở đầu khổ thơ là hình ảnh con sóng nhớ bờ cồn cào da diết. Đâu chỉ vì “không gặp nhau” sóng mới “bạc đầu thương nhớ”. Nhớ bờ là nỗi niềm thường trực, khôn nguôi trong trái tim của sóng. Bất kể dưới lòng đại dương thăm thẳm hay trên mặt nước mênh mông, bất kể ngày hay đêm thâu, sóng vẫn chăn chở, thao thức nhớ bờ. Nỗi nhớ phủ kín mọt không gian, thời gian. Mà nỗi nhớ da diết làm sao, nhớ đến không ngủ được. Đọc câu thơ của Xuân Quỳnh ta gặp lại tứ cao dao xưa với nỗi nhớ khắc khoải khôn nguôi:

Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ

Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai

Hay

Khăn thương nhớ ai

Khăn rơi nước mắt

Khăn thương nhớ ai

Khăn vắt lên vai

Khăn thương ai nhớ ai

Khăn chùi nước mắt

Đền thương nhớ ai

Mà đèn không tắt

Mắt thuong nhớ ai

Mắt ngủ không yên.

hay

Đêm nằm lưng chẳng tới giường

Mong trời chóng sáng ra đường gặp anh

Gửi tình yêu vào sóng chưa đủ, chưa thỏa, Xuân Quỳnh còn trực tiếp bộc bạch, giãi bày bao cung bậc nhớ thương của trái tim yêu. Nữ sĩ đã để trái tim yêu, cỗi lòng tư lên tiếng. Nỗi nhớ bật thành lời: Lòng em nhớ đến anh – Cả trong mơ còn thức. Hai câu thơ hằn lên một nỗi nhớ duyên dáng, đằm thắm rẩt nữ tính, rẩ con gái mà vô cùng mãnh liệt và rất đỗi đặc biệt, kì lạ. Những tưởng nhớ đến không ngủ được đã là đỉnh điểm của nhớ. Nào ngờ, nỗi nhớ còn đẩy lên một cung bậc cao hơn, rất lạ lùng: Cả trong mơ còn thức. Chìm vào giấc nru, dắm vào giấc mo. Toàn bộ cơ thể đi vào trạng thái nghỉ ngơi. Chỉ có trái tim yêu vẫn không chịu ngủ yên, nó cứ khắc khoải, thổn thức, nhớ thương. Mở là khi con người chim vào giấc ngủ say nồng. Khi ất, ta chẳng còn gì phải suy nghĩ. Nhưng chính cả trong những giây phút ấy, trái tim em vẫn thức, vẫn cứ nhớ về anh, Vậy là nỗi nhớ của lòng em không chỉ phủ kín không gian mênh mông trải dài thời gian đằng đẵng, xam chiếm phần ý thức mà còn len lỏi, đi sâu vào trong tiềm thức, cả trong những giấc mơ. Đã không ngủ được trong cõi thực lại thao thức cả trong cõi mơ. Những câu thơ “Lòng em nhớ đến canh – Cả trong mơ còn thức” đã diễn tả thật tài tình tâm trạng lạ lùng của người con gái khi yêu. Chẳng phải khi yêu, người ta muốn tận hưởng đến từng khoảnh khắc của hạnh phúc. Phải cố thức cả trong cõi thực lẫn cõi mơ để nâng niu chắt chiu từng khoảnh khắc của hạnh phúc. Chẳng phải khi yêu, người ta vẫn thường phấp phỏng, lo âu hay sao? Cứ nghĩ rằng, chỉ cần chợp mắt một chút thì biết đâu vì một lí do nào đó, người minh yêu bỗng biến mất, hạnh phúc tuột khỏi tầm tay. Thế nên cả trong mơ còn thức. Có nỗi nhớ nào da diết, cháy bỏng hơn thế, có tình yêu cộn cào, cuộn xoáy hơn thế. “Cả trong mơ còn thức” Sự thao thức trong giấc mơ là điều vô cùng phi lí nhưng ngẫm ra lại rất có lí với trái tim Xuân Quỳnh bởi trái tim nữ sĩ rất đặc biệt. Trái tim ấy lúc nào cũng cồn cào, đắm đuối si mê:

Trái tim nhỏ nằm trong lồng ngực

Giây phút nào chẳng đập vì anh

Trái tim ấy còn bât chấp cả quy luật sống chết nghiệt ngã để mãi mãi yêu và được yêu”

Em trở vể đúng nghĩa trái tim em

Là máu thịt đời thường ai chẳng có

Vẫn ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa

Biết yêu anh cả khi chết đi rồi

Trái tim không ngủ yên, nỗi nhớ cồn cào cuộn xoáy mãnh liệt, xô đy, phá vỡ cấu trúc khuôn mẫu khổ thơ. Khổ thơ bỗng kéo dài thêm hai câu, Có phải chăng, phải kéo dài ra như thể để nói cho thỏa cho hết cá ngút ngàn, miên man của nỗi nhớ. Nghệ thuật đối kết hợp với điệp từ, điệp ngữ, liệt kê, điệp cấu trúc khiến khúc thơ mang âm hưởng của tiếng sóng. Sóng biển và sóng lòng, ào ạt, náo nức, hăm hở. Tất cả ngân vang tạo nên bản tình ca, thắm thiết, đắm sau.

3
2
Quỳnh Anh Đỗ
12/06/2018 06:54:37
Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ nữ nổi tiếng, xuất hiện trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, cũng là gương mặt đáng chú ý của nền thơ Việt Nam hiện đại. Bản sắc thơ Xuân Quỳnh tươi tắn, hồn hậu và nồng nhiệt. Nó là tiếng lòng của một tâm hồn gắn bó thiết tha với cuộc đời, con người, khao khát tình yêu và hạnh phúc bình dị đời thường. Vì thế, thơ tình yêu là một mảng đặc sắc của Xuân Quỳnh. Sinh thời Xuân Quỳnh đã có một số bài thơ tình xuất sắc như: Thơ tình cuối mùa thu, Tự hát, Thuyền và biển... Trong đó, bài thơ “Sóng” được xem là nổi bật hơn cả. Bài thơ này là tiếng thơ bày tỏ trực tiếp những khát khao sôi nổi, mãnh liệt mà chân thành, tự nhiên của một trái tim phụ nữ trong tình yêu. Hình tượng “sóng” trong bài thơ đã thể hiện thật sinh động và hấp dẫn tâm trạng của người con gái đang yêu, bộc lộ vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu: Tình yêu sôi nổi nồng nhiệt của trái tim người phụ nữ cũng lại là một tình yêu chân thành, trong sáng, một tình yêu hết mình và đòi hỏi sự duy nhất tuyệt đối, sự gắn bó thủy chung:
“Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương”
Hình như thể hiện tình yêu bằng nỗi nhớ vẫn chưa yên tâm, mà phải diễn đạt sao đây cho đủ, cho đến tận cùng, vì thế khổ thơ này xuất hiện. Những cặp từ trái nghĩa “Dẫu xuôi”, “dẫu ngược”, “phương Bắc”, “phương Nam” là những từ cụ thể nói lên độ dài và những cách trở trong tình yêu. Dân gian hay nói: “ xuôi nam ngược bắc”, Xuân Quỳnh đã diễn đạt ngược lại để khẳng định: dù cuộc đời, trời đất có thay đổi, có quay cuồng, đảo lộn, thay phương đổi hướng thì tình yêu của em cũng chỉ dành cho một người là anh mà thôi. Hướng về anh thì có thể thay đổi nhưng với lời khẳng định chắc nịch “một phương” thì nơi em hướng về là bất di bất dịch. Đến đây trong lời thơ không còn em và sóng, chỉ còn em và anh – với tình yêu:
“Chỉ còn em và anh
Cùng tình yêu ở lại”
(Thơ tình cuối mùa thu)
Câu thơ giống như một lời thề. Thề rằng dù em phải ngược xuôi vất vả gian truân, lên thác xuống ghềnh cũng chỉ có anh là người duy nhất. Anh đã dành “hệ qui chiếu” của đời em. Câu thơ giản dị mà sâu sắc hơn tất cả mọi lời vàng đá. Không gian thì có bốn phương tám hướng, nhưng tình yêu chỉ chấp nhận một phương. Có lẽ đây cũng là quan niệm về tình yêu của nữ sĩ Xuân Quỳnh: tình yêu phải gắn với lòng chung thủy. Tình yêu không đơn thuần là tình yêu mà tình yêu đi liền với cái tốt, cái đẹp, cái cao cả là nỗi nhớ mãnh liệt, lòng thủy chung tuyệt đối. Khổ thơ toát lên vẻ đẹp của tình yêu đầy nữ tính kín đáo, dịu dàng, táo bạo, mãnh liệt bởi nhiều khát khao và đam mê nhưng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống của người phụ nữ phương Đông và người phụ nữ Việt Nam yêu tha thiết, chân thành và luôn hướng tới hôn nhân. Những câu thơ như được vắt ra từ chính cuộc đời Xuân Quỳnh đầy đau thương, mất mát, hụt hẫng về tình cảm. Cảm thông cho cuộc đời Xuân Quỳnh, ta càng hiểu thêm tình cảm của nữ sĩ.
Khổ thơ 5 và 6 là hình tượng sóng và em sóng đôi, hòa làm một, soi chiếu vào nhau cộng hưởng. Sóng chính là nỗi lòng của em và em là hiện thân của sóng. Sóng và em đồng hiện tạo nên chiều sâu nhận thức độc đáo. Xuân Quỳnh viết bài thơ này vào những năm 1967, khi cuộc kháng chiến của nhân dân miền Nam ở vào giai đoạn ác liệt, khi thanh niên trai gái ào ào ra trận “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, khi sân ga, bến nước, gốc đa, sân trường diễn ra những cuộc chia ly màu đỏ. Cho nên có đặt bài thơ vào trong hoàn cảnh ấy ta mới càng thấy rõ nỗi khát khao của người con gái trong tình yêu: “Ôi con sóng nhớ bờ/ Ngày đêm không ngủ được”. Đọc xong bài thơ “Sóng” ta càng ngưỡng mộ hơn những con người phụ nữ Việt Nam, những con người luôn thuỷ chung, luôn sống hết mình vì một tình yêu. Xuân Quỳnh xứng đáng là một nhà thơ nữ của tình yêu lứa đôi, bà đã làm phong phú hơn cho nền thơ nước nhà.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư