Kính thưa quý vị đại biểu!
Thưa quý thầy cô cùng toàn thể các em học viên thân mến!
Khi nhắc đến ngày nhà giáo việt nam là nhắc đến một ngày trọng đại và ý nghĩa. Làngày để toàn nhân loại hướng về các thầy cô-những người lái đò âm thầm, lặng lẽ, nhữngngười ươm mầm xanh cho đất nước. Đôn-ki-xtôi đã có câu nói nổi tiếng là “Dưới ánh hàoquang của ánh sáng mặt trời, không có nghề nào cao quý bằng nghề dạy học”.
Bác Hồ đã khẳng định: “Không có thầy giáo thì không có giáo dục. Nhiệm vụ của thầy cô giáo là rấtquan trọng và rất vẻ vang”, và cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã nói: “Nghề dạy họclà nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo.Các thầy cô giáo không những dạy chữ mà còn dạy người, họ cứ như cây thông trên sườnnúi, cây quế giữa rừng sâu thầm lặng toả hương dâng hiến trí tuệ, sức lực cho đời.” Quả thật vậy, nghề dạy học là một nghề vô cùng cao quý, đào tạo nên nguồn nhân lựcquyết định tới sự phát triển của đất nước.
Không gì có thể sánh bằng công lao vất vả củanhững người thầy giáo, cô giáo trong sự nghiệp trồng người. Bao nhiêu lứa học sinh đi qua,mái tóc thầy càng trở nên bạc trắng theo năm tháng, nhưng sự tâm huyết muốn đem đến trithức và những bài học quý giá cho các học trò của mình thì mãi sẽ không thay đổi trong mỗingười thầy.
Thế hệ này nối tiếp thế hệ kia, thầy cô như những người lái đò cần mẫn chởnhững người học trò sang sông, gieo mầm tri thức, nâng cánh ước mơ giúp học trò đến đượcnhững bến bờ mới lạ., để sau này, mỗi học sinh sẽ trở thành những công dân có ích cho xãhội. Về vị trí của người thầy trong xã hội, trải qua nhiều thời kỳ của đất nước, nghề dạyhọc luôn được xã hội và nhân dân ta kính trọng. Ngày nay, Đảng và Nhà nước ta xác địnhgiáo dục là quốc sách hàng đầu nên vị trí của người thầy càng được tôn vinh.
Từ lâu, nhân dân đã truyền tụng câu nói: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” hay:“Muốn sang thì bắc cầu KiềuMuốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”.Và tục ngữ cũng đã dạy: Không thầy đố mày làm nên… đủ thấy được lòng trân trọng, kínhyêu của nhân dân ta dành cho nhà giáo- những kỹ sư tâm hồn của mọi thời đại như thế nào.
Chính vì ở một đất nước có truyền thống tôn sư trọng đạo như vậy, Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 có một vị trí thật đặc biệt. Gọi là Ngày Nhà giáo, nhưng nó không đơn thuầnchỉ là ngày lễ hội của một ngành nghề, của riêng các thầy cô giáo mà đã trở thành một ngàyhội của toàn dân, ngày lễ tôn vinh sự học, tôn vinh những người dạy chữ.Trong không khí tưng bừng dào dạt niềm vui của ngày Nhà giáo Việt Nam, là nhàgiáo, chúng tôi thực sự xúc động trước những nghĩa cử, những ân tình mà toàn xã hội đã dành cho chúng tôi.
Phải thừa nhận rằng, với tinh thần “tôn sư trọng đạo” ngàn đời của dântộc ta, các tầng lớp nhân dân đã cho chúng tôi những niềm an ủi và những xúc cảm vô bờ.Đó là những tình cảm quý báu ràng buộc chúng tôi, là lý tưởng để chúng tôi cống hiến toànbộ tri thức của mình cho sự nghiệp giáo dục. Dù nghề giáo ngày nay còn rất nhiều khó khănđòi hỏi người thầy giáo không chỉ có lòng yêu nghề, mến trẻ, mà còn phải sống có lý tưởngvà bản lĩnh mới có thể vững vàng bám trụ trường lớp. Nhưng đối với trọng trách mà toàn xã hội đã giao phó, chúng tôi nhất định sẽ vượt qua, sẽ hoàn thành thiên chức cao quý của nhàgiáo: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm”, hay như nhà thơ Tố Hữa đã nói:“Dạy chữ sáng ngời thời đại mớiTrồng người cao đẹp, đức tài nay…
”Trước niềm tin mà toàn xã hội đã giao phó và quý thầy cô đi trước giao cho chúng tôi– những người đang tiếp tục ươm mầm cho sự nghiệp “trồng người” quyết không phụ lòngkỳ vọng ấy. Truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta từ xưa và mãi mãi sau này chắc chắnsẽ không thay đổi – nhưng những yêu cầu của xã hội đổi mới đối với nhà giáo, cả về phẩmchất và năng lực thì lại tăng lên rất nhiều. Điều đó đòi hỏi bản lĩnh của mỗi nhà giáo, vừa giữ được phẩm chất truyền thống tốt đẹp của nghề nghiệp cao quý này, lại vẫn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về tri thức, về kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm.