Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Nguyễn Trãi là một tài năng lỗi lạc về chính trị, quân sự, ngoại giao…Cuộc đời Nguyễn Trãi là một cuộc đời kì lạ, phi thường, mà chất anh hùng và chất bi kịch đều đến mức tột đỉnh. Trong lĩnh vực văn chương, ông là một trong những tác giả lớn nhất của vặn học trung đại VN với những tác phẫm trữ tình, chính luận viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm như Quân trung từ mệnh tập, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập…Hội đồng Hoà bình thế giới đã công nhận Nguyễn Trãi là danh nhân văn hóa của toàn nhân loại.
Nguyễn Trãi có vai trò rất lớn trong cuộc khởi nghĩa chống quân Minh. Từ Đông Quan tìm vào đất Lam Sơn để tham gia khởi nghĩa, Nguyễn Trãi đã dâng lên chủ tướng Lê Lợi Bình Ngô sách với chiến lược tâm công ( đánh vào lòng ng ) là chủ yếu. Suốt 10 nãm kháng chiến, ông thừa lệnh Lê Lợi soạn thảo nhiều văn bản, thư từ quan trọng và cùng các tướng lĩnh bàn bạc chiến lược, chiến thuật đánh giặc.
Năm 1428, đất nước ta sạch bóng quân thù. Trong không khí hào hùng của ngày vui đại thắng, Nguyễn Trãi thay lời nhà vua viết lên bài Bình Ngô đại cáo, tuyên bố cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã hoàn toàn thắng lợi và kỉ nguyên phục hưng dân tộc bắt đầu. Với giá trị nội dung tư tưởng lớn lao và giá trị nghệ thuật độc đáo, Bình Ngô Đại cáo xứng đáng là một ánh thiên cổ hùng văn trong nền văn học nước nhà.
Nội dung bài cáo gồm 4 phần, giống như kết cấu chung của thể cáo. Phần đầu nêu luận đề chính nghĩa. Phần thứ hai là bản cáo trạng tội ác giặc Minh. Phần thứ ba phản ánh quá trình phát triển của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ ngày đầu gian khổ cho đến khi kết thúc. Phần cuối là lời tuyên bố chấm dứt chiến tranh, khẳng định nền độc lập vững chắc, đất nước Đại Việt mở ra kỉ nguyên mới hòa bình, xây dựng.
Có thể nói Bình Ngô đại cáo là bản anh hùng ca về lòng yêu nước. Tính chất hùng tráng thể hiện rõ trong từng câu, từng chữ gây xúc động mạnh mẽ, thấm thiết. Sau Thơ Thần của Lý Thường Kiệt thì Bình Ngô đại cáo của NguyễnTrãi được koi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc VN.
Đoạn trích nước Đại Việt Ta có ý nghĩa như một lời tuyên bố hùng hồn về chủ quyền đôc lập. Đại Việt là quốc gia có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có truyền thống kịch sử chống xâm lăng đã mấy ngàn năm. Lũ giặc cướp nước xâm phạm đến nước ta, chúng nhất định sẽ chuốt lấy bại vong. Hai nội dung chính của đoạn trích là đạo lí nhân nghĩa và chân lí về chủ quyền dân tộc thiêng liêng của dân tộc Đại Việt . Hai câu: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo có thể coi là cốt lõi tư tưởng của Nguyễn Trãi nói riêng và của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nói chung.
Nhân là quan niệm đạo đức có từ lâu đời mà ý nghĩa ban đầu của nó chỉ bó hẹptrong sự tương thân, tương ái giữa ng vs ng. Chữ nhân trong chính sách cai trị của vua biểu hiện ở khuynh hướng trọng dân, lấy dân làm gốc: Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh. Nhân nghĩa trong đạo lí được mở rộng thành lòng thương ng và những việc tốt đẹp nên làm.
Nguyên lí nhân nghĩa là nền tảng cơ bản để Nguyễn Trãi triển khai nội dung bài Bình Ngô đại cáo. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn trãi biểu hiện cụ thể qua hành động yên dân, trừ bạo. Yên dân là vỗ về, an ủi, làm cho dân chúng đc hưởng cuộc sống ấm no, thái bình. Muốn yên dân thì phải trừ bạo, tức là tiêu diệt mọi thế lực bạo tàn làm khổ dân.
Đặt trong hoàn cảnh lịch sử Nguyễn Trãi viết Bình Ngô Đại cáo thì dân mà tác giả nói tới ( dân đen, dân đỏ ) là ng dân Đại Việt đang phải chịu cảnh đau thương, tan tóc dưới ách thống trị dã mang của quân xâm lược ; còn kẻ bạo tàn chính là giặc Minh mà tác giả gọi một cách khinh bỉ là quân cuồng Minh.
Với nguyễn Trãi , việc nhân nghĩa gắn liền với hành động cứu nước, cứu dân. Nội dung nhân nghĩa không còn bó hẹp trong phạm vi quan hê giữa ng vs ng mà nó liên quan đến sự sống còn của cả dân tộc. Đây là sự phát triển cao độ của tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi.
Trong cuộc kháng chiến chống xâm lăng thì hành động chiến đấu để bảo vệ nền độc lập của đất nước chính là việc nhân nghĩa cụ thể nhất, thiết thực nhất phải làm ngay. Vả chăng có giữ đc nước thì mới thực hiện đc mục đích cao cả là yên dân. Chính vì vậy nên sau khi nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã khẳng định chân lí bất di, bất dịch về chủ quyền độc lập của quốc gia Đại Việt. Tám câu tiếp theo chứng minh hùng hồn cho chân lí ấy:
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sôg bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương,
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào chẳng có.
Tác giả đưa ra những yếu tố căn bản để xác định chủ quyền độc lập của dân tộc Đại Việt. Đó là nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ rõ ràng, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ chính trị riêng. Văn hiến nghĩa gốc dùng để chỉ sách vỡ và người hiền tài; nghĩa khái quát là nền văn hóa, văn minh của một quốc gia, dân tộc. Dựa trên những yếu tố này, Nguyễn Trãi đã nêu lên một quan niệm đầy đủ, đc ng đời sau đánh giá là kết tinh học thuyết về quốc gia, dân tộc. So với thời Lí, học thiết đó phát triển cao hơn bởi tính toàn diện và sâu sắc của nó. Quan niệm về quốc gia trong Nam quốc sơn hà được xác định chủ yếu dựa trên hai yếu tố: lãnh thổ và chủ quyền. Đến Bình Ngô đại cáo, thêm ba yếu tố nữa được bổ sung: văn hiến, phong tục tập quán và lịch sử. Nguyễn Trãi cho rằng truyền thống văn hiến là yếu tố quan trọng nhất. Ông khẳng định mạnh mẽ điều mà kẻ xâm lược phương Bắc luôn tìm cách phủ định là nước Nam không có nền văn hiến.
Trong bài Nam Quốc Sơn Hà, Lí thường Kiệt đã thể hiện tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc qua cách gôi vua Đại Việt là Nam đến, nâng vị thế vua ta lên ngang hàng với các triều vua của phong kiến Trung Hoa, đến Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi tiếp tục phát huy tinh thần đó.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Để tăng sức thuyết phục cho bài cáo, tác giả sử dụng hàng loạt từ ngữ thể hiện của chủ quyền độc lập của nước ta: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác, bao đời, xưng đế…
Bên cạnh đó, tác giả đặt Đại Việt ngang hàng với Trung Quốc về mọi mặt: thể chế chính trị, tổ chức chế độ, quản lí quốc gia… ( Các triều đại Triệu, Đinh, Lí, Trần của ta song song tồn tại với các triều đại Hán, Đường, Tống, Nguyên của Trung Quốc ).
Thực tế đã khẳng định Đại Việt là một quốc gia có truyêb2 thống căn hiến lâu đời, có bờ cõi riêng và chủ quyền độc lập hẳn hoi chứ không phải là một quận huyện, hay một chư hầu của phong kiến phương Bắc. Nguyễn Trãi đã nhắc lại những chiến công vang dội trong lịch sử để làm cơ sở vững chắc cho điều mình khẳng định ở trên:
Vậy nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong,
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.
Việc xưa xem xet
Chứng cớ còn ghi.
Trong bài Nam quốc sơn hà. Lí thường kiệt khẳng định sức mạnh của chính nghĩa: lũ giặc bạo ngược ( nghịch lỗ ) làm trái đạo nhân nghĩa, phạm vào sách trời (thiên thư ) tức là đi ngược chân lí khách quan, thì nhất định chúng sẽ chuốt lấy bại vong ( thủ bại hư ). Còn Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã đưa ra những dẫn chứng hùng hồn về sức mạnh của chân lí, sức mạnh của chính nghĩa. Tướng giặc kẻ bị giết, ng bị bắt: Lưu Cung… thất bại, Triệu Tiết… tiêu vong, bắt sống Toa Đô, giết tươi Ô Mã… Những chứng cớ còn ghi rõ ràng trong lịch sử chống xâm lăng của nước Đại Việt đã chứng minh niềm tự hào to lớn của dân tộc là có cơ sở.
Đoạn văn mở đầu bài Bình Ngô đại cáo không dài, tuy vậy, nó vẫn là điểm tựa, là nền móng lí luận cho toàn bài. Đoạn văn có sức khái quát cao, giàu chứng cớ lịch sử, tràn đầy cảm súc tự hào. Bề nổi của bài văn là sự nghiêm khắc răn dạy, còn chiều sâu thắm thía tư tưởng nhân nghĩa cốt lõi của đạo làm người.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |