LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Bàn về thơ, có ý kiến cho rằng: "Thơ không chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh" Em hiểu nhận định trên như thế nào? Hãy phân tích bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy để làm rõ nhận định trên

2 trả lời
Hỏi chi tiết
8.272
11
24
Hoa Từ Vũ
26/11/2017 14:59:09
Chế Lan Viên từng nhiều lần phát biểu quan niệm thơ của mình, trong đó ông nhấn mạnh: "Thơ không chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh, không chỉ ở hời mà còn đập bàn, quát tháo, lo toan" (Nghĩ về nghề, nghĩ về thơ, nghĩ...). Tư duy thơ của Chế Lan Viên có cách tiếp cận riêng với đời sống. Không dừng lại ở xúc cảm, ở bề ngoài của sự vật hiện tượng cái nhìn nghệ thuật của nhà thơ muốn khám phá sự vật "ở cái bề sâu, ở cái bề sau, ở cái bề xa". Trí tuệ của nhà thơ hướng tới nắm bắt cái ý nghĩa triết lí hàm ẩn trong mỗi hiện tượng, và bằng tưởng tượng, liên tưởng, mà liên kết các sự vật, hiện tượng trong nhiều mối tương quan từ đó làm nảy lên những ý nghĩa sâu sắc. Cuộc sống hiện ra trong thơ Chế Lan Viên, vì thế, không chỉ như nhà thơ xúc cảm về nó, mà còn - và điều này quan trọng hơn - như nhà thơ suy nghĩ về nó. Cuộc sống đi vào trong thơ vì thế mà có thể ít đi phần nào cái cụ thể, chi tiết, sinh động, cái "non tơ" tươi tắn của nó, nhưng lại được làm giàu thêm ở một phía khác ở sức khái quát triết lý, ở sự hư ảo biến hóa, ở sự đa diện và đa dạng của các điểm nhìn, của các quan hệ...
Tuy nhiên, cũng dễ nhận ra rằng khi nào trí tuệ chưa đi liền với xúc cảm, hoặc những suy nghĩ chưa bắt dễ sâu vào trong thực tiễn sống động của đời sống mà nặng màu sắc tư biện trừu tượng thì câu thơ, đoạn thơ dễ rơi vào khô khan hoặc cầu kì, xa lạ.
Nhà thơ đã huy động vào trong công việc sáng tạo nghệ thuật nhiều năng lực và thao tác tư duy như phân tích, so sánh, khái quát hóa, triết lý và một vốn văn hóa, tri thức phong phú, nhiều mặt. Do cách nhìn ấy, thơ Chế Lan Viên không thiên về cảm xúc, cảm giác mà thâm nhập vào bề sâu và các bình diện của mỗi sự vật, hiện tượng, đặt nó trong nhiều mối tương quan để phát hiện những ý nghĩa tiềm ẩn mới mẻ, gây hứng thú và gợi suy nghĩ cho người đọc. Mỗi ý thơ, mỗi hình tượng thường được tác giả lật đi lật lại, để xem xét các mặt của nó, được đẩy tới tận cùng bằng cách đào sâu, mở rộng, đối sánh với các sự vật và hiện tượng khác. Vì thế thường bắt gặp trong thơ Chế Lan Viên những cách khai triển tú thơ như:
"Em đi như chiều đi
Gọi chim vườn bay hết
Em về tựa mai về
Rừng non xanh lộc biếc
Em ở, trời trưa ở
Nắng sáng màu xanh tre"
(Tình ca ban mai)
"Không ai có thể ngủ yên trong đời chật
Buổi thủy triều vẫy gọi những vầng trăng
Mỗi gié lúa đều muốn thêm nhiều hạt,
Gỗ trăm cây đều muốn hóa nên trầm
Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt,
Mỗi con sông đều muốn hóa Bạch Đằng..."
(Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?)
Năng lực khái quát đi liền với thiên hướng triết lý là một phương diện cơ bản làm nên sức hấp dẫn trí tuệ của thơ Chế Lan Viên. Triết lý ở thơ Chế Lan Viên vừa dựa vào kinh nghiệm, trải nghiệm, vừa dựa vào trí tuệ sắc sảo, thông minh, và vốn tri thức văn hóa phong phú. Cố nhiên, những triết lý trong thơ chỉ có thể đạt được hiệu quả tối đa khi nó là kết quả tổng hợp của cả trí tuệ và trải nghiệm cả suy nghĩ và cảm xúc. Chế Lan Viên cũng không hiếm trường hợp đạt đến sự thành công như vậy.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Thơ Nguyễn Thị
06/11 16:06:35

Cắt nghĩa

- Thơ: là hình thức nghệ thuật dùng ngôn ngữ giàu hình ảnh, có nhịp điệu, vần điệu để thể hiện nội dung một cách hàm súc.

- đưa ru: là nói đến sự vỗ về, vừa là nhịp, vừa là những lời êm ái, ru ngủ con người. Nói rộng ra là cảm xúc, tình cảm là nhịp điệu và nhạc điệu của thơ. Đó chính là đặc trưng cơ bản nhất, là cái gốc của thơ ca

- thức tỉnh: là làm cho con người ta “tỉnh ra, nhận ra lẽ phải và thoát khỏi tình trạng mê muội, sai lầm”, là “gợi ra, làm trỗi dậy cái tiềm tàng trong mỗi con người” là tác động vào nhận thức, trí tuệ, suy tưởng, triết lí, tính tư tưởng của thơ ca.

=> Về nội dung, thực chất ý kiến của Chế Lan Viên bàn về chức năng của thơ ca; sự gắn kết của cảm xúc và tư tưởng trong thơ: Thơ không chỉ lay động cảm xúc con người mà còn thức tỉnh lí trí, giúp con người nhận thức về cuộc sống, về con người và chính mình.

Bàn luận 

-Vì sao thơ không chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh?

+ Thơ là thể loại trữ tình nghiêng về biểu hiện tâm hồn, tình cảm của người nghệ sỹ bằng hệ thống ngôn từ có cảm xúc, gợi hình, biểu cảm và giàu tính nhạc. Thơ có khả năng lay động trái tim, rung động tâm hồ người đọc, thơ đưa ta vào không gian của những tâm tình tha thiết để ta đắm chìm trong cảm xúc của nhà thơ, để ta có cảm giác như được vỗ êm ái như lời ru ngọt ngào của mẹ. Không chỉ thế giá trị của thơ còn thể hiện ở giá trị tư tưởng,” nhà thơ đồng thời cũng là nhà tư tưởng” tư tưởng thơ còn có khả năng thức tỉnh trí tuệ, lay động nhận thức người đọc, đưa ta đến với chiều sâu tư tưởng, khám phá những quy luật sâu sắc, mới mẻ của cuộc sống con người., Vì vậy chức năng của thơ không chỉ “đưa ru”làm lay động cảm xúc mà còn “thức tỉnh”nhận thức, tư tưởng người đọc 

+ Xuất phát từ quy luật tiếp nhận:  thơ là sự đồng điệu của tâm hồn; xuất phát từ mong muốn của bạn đọc đến với thơ, không chỉ rung động trái tim mà còn tìm thấy những điều mới mẻ trong nhận thức mang đến những khoái cảm về trí tuệ. 

- Mối quan hệ giữa chức năng “đưa ru” và chức năng “thức tỉnh”: Ở những bài thơ xuất sắc thường có sự thống nhất hài hoà giữa cảm xúc và trí tuệ, cảm xúc gắn với suy tưởng triết lí. Nếu chỉ có cảm xúc, chỉ “đưa ru” thì thơ có thể rơi vào tình trạng hời hợt, nông cạn. Ngược lại, nếu chỉ có trí tuệ, chỉ “thức tỉnh” thì thơ có thể sẽ dễ trở nên khô khan. Vì vậy, dẫu có nhấn mạnh vai trò của nhận thức, của trí tuệ, thì cũng không thể xa rời đặc trưng cơ bản nhất của thơ ca là tình cảm, cảm xúc, là những rung động tâm hồn. Thơ tác động, thức tỉnh theo cách riêng: bằng cách khiến ta xúc động, thông qua ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhạc tính, giàu sức biểu cảm. 

- Đây là một quan niệm thơ đúng đắn, sâu sắc của Chế Lan Viên. Đây cũng là khuynh hướng phát triển của mọi nền thơ hiện đại.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư